Không quá hoang mang với bệnh viêm não mô cầu
- Thứ sáu - 26/02/2016 14:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
hạc sĩ An khuyến cáo người dân không quá hoang mang, hãy chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng...
Chưa tới đầu giờ sáng ngày 25-2, Phòng tiêm dịch vụ Safpo đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có hàng chục gia đình đưa con em tới chờ vào tiêm. Hầu hết đều mang tâm trạng lo lắng sau khi nghe thông tin về ca tử vong do viêm màng não mô cầu tại phường Tứ Minh (TP Hải Dương).
Ông Nguyễn Đình Thực, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Lượng người đến tiêm vaccine dịch vụ viêm màng não mô cầu tại Phòng tiêm Safpo 3 ngày nay tăng nhanh. Ngày 23-2 có 26 người tiêm, ngày 24-2 tăng lên 78 người và sáng 25-2 đã có gần 50 người đến tiêm. Cán bộ phụ trách Phòng tiêm Safpo cho biết: số người đến tiêm vaccine phòng bệnh viêm màng não mô cầu chủ yếu là người dân phường Tứ Minh do lo ngại lây bệnh, 70% số người đi tiêm là người lớn. Nhiều gia đình đưa cả nhà đi tiêm, thậm chí còn xin phiếu đăng ký trước để phòng hết vaccine. Chị Nguyễn Thị Thu Hà (30 tuổi, ở phường Tứ Minh) cùng với chồng đã cho 3 con là Vũ Thị Thu Hương, Vũ Thị Phương Anh (cùng 10 tuổi), Vũ Tiến Đạt (4 tuổi) nghỉ học đi từ sớm đến chờ đợi để tiêm. Theo chị Hà, do ở phường có bệnh nhân mắc bệnh và được biết bệnh lây qua đường hô hấp nên đi tiêm cho an tâm.
Thạc sĩ Cao Xuân An, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) cho biết, bệnh viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn não mô cầu gây nên và được xếp ở nhóm B không quá nguy hiểm so với các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Bệnh có thể gây dịch và xuất hiện với các triệu chứng lâm sàng như viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Bệnh có thể lưu hành rải rác ở nhiều địa phương và thường gặp ở mùa đông xuân. Thực tế trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (tức là người lành mang trùng) ở mũi, họng chiếm từ 5-25%, tỷ lệ này cũng cao hơn khu vực có dịch. Thời kỳ lây truyền của bệnh tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng của người nhiễm khuẩn. Đối với người bệnh, khả năng lây truyền có thể từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.
Khác với virus dễ lây bệnh do phát tán trên diện rộng trong không khí, vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mô cầu có đường lây diện nhỏ hơn. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng). Đối với người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, biện pháp dự phòng được ngành y tế sử dụng là uống thuốc kháng sinh đặc hiệu.
Thạc sĩ An khuyến cáo người dân không quá hoang mang, hãy chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước muối và các chất sát khuẩn thông thường; ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập nâng cao thể trạng. Thực hiện tốt việc vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc. Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh tại các cơ sở y tế. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ như sốt cao, đau đầu cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
ĐỨC THÀNH
Ông Nguyễn Đình Thực, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Lượng người đến tiêm vaccine dịch vụ viêm màng não mô cầu tại Phòng tiêm Safpo 3 ngày nay tăng nhanh. Ngày 23-2 có 26 người tiêm, ngày 24-2 tăng lên 78 người và sáng 25-2 đã có gần 50 người đến tiêm. Cán bộ phụ trách Phòng tiêm Safpo cho biết: số người đến tiêm vaccine phòng bệnh viêm màng não mô cầu chủ yếu là người dân phường Tứ Minh do lo ngại lây bệnh, 70% số người đi tiêm là người lớn. Nhiều gia đình đưa cả nhà đi tiêm, thậm chí còn xin phiếu đăng ký trước để phòng hết vaccine. Chị Nguyễn Thị Thu Hà (30 tuổi, ở phường Tứ Minh) cùng với chồng đã cho 3 con là Vũ Thị Thu Hương, Vũ Thị Phương Anh (cùng 10 tuổi), Vũ Tiến Đạt (4 tuổi) nghỉ học đi từ sớm đến chờ đợi để tiêm. Theo chị Hà, do ở phường có bệnh nhân mắc bệnh và được biết bệnh lây qua đường hô hấp nên đi tiêm cho an tâm.
Thạc sĩ Cao Xuân An, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) cho biết, bệnh viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn não mô cầu gây nên và được xếp ở nhóm B không quá nguy hiểm so với các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Bệnh có thể gây dịch và xuất hiện với các triệu chứng lâm sàng như viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Bệnh có thể lưu hành rải rác ở nhiều địa phương và thường gặp ở mùa đông xuân. Thực tế trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (tức là người lành mang trùng) ở mũi, họng chiếm từ 5-25%, tỷ lệ này cũng cao hơn khu vực có dịch. Thời kỳ lây truyền của bệnh tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng của người nhiễm khuẩn. Đối với người bệnh, khả năng lây truyền có thể từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.
Khác với virus dễ lây bệnh do phát tán trên diện rộng trong không khí, vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mô cầu có đường lây diện nhỏ hơn. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng). Đối với người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, biện pháp dự phòng được ngành y tế sử dụng là uống thuốc kháng sinh đặc hiệu.
Thạc sĩ An khuyến cáo người dân không quá hoang mang, hãy chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước muối và các chất sát khuẩn thông thường; ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập nâng cao thể trạng. Thực hiện tốt việc vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc. Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh tại các cơ sở y tế. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ như sốt cao, đau đầu cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
ĐỨC THÀNH