Nơi "có duyên" với Giải thưởng Lương Định Của
- Chủ nhật - 27/03/2016 03:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cả tỉnh có 33 thanh niên được nhận giải thưởng cao quý này thì riêng phường Văn An (Chí Linh) có tới 4 người...
Đến nay, phường Văn An (Chí Linh) là đơn vị cấp xã có nhiều thanh niên được Giải thưởng Lương Định Của (GTLĐC) nhiều nhất tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 33 thanh niên được nhận giải thưởng cao quý này, riêng phường Văn An có 4 người.
Không chỉ là đoàn viên năng nổ, tích cực tham gia phong trào Đoàn, anh Phạm Danh Đạo ở khu dân cư Tường còn là một thanh niên làm kinh tế giỏi. Anh Đạo là một trong những hộ nuôi nhiều gà đồi nhất thị xã Chí Linh. Năm 2013, anh vinh dự được nhận GTLĐC. Đây là nguồn động viên, khích lệ lớn, giúp anh có thêm động lực để làm giàu. Trước khi về quê chăn nuôi, anh Đạo đã có thời gian dài làm việc cho một công ty sản xuất, phân phối thuốc thú y tại Đài Loan. Do phải xa nhà, khó ổn định cuộc sống gia đình nên anh quyết định về nước làm việc cho một công ty dược phẩm tại TP Hồ Chí Minh, sau đó làm quản lý thuốc thú y khu vực miền Bắc cho doanh nghiệp này. Đến năm 2012, anh trở về quê hương làm nghề chăn nuôi. Với kinh nghiệm trong ngành thú y, anh Đạo biết lựa chọn những loại thuốc, thức ăn chăn nuôi tốt. Ban đầu, anh Đạo nuôi hơn 7.000 con gà lai chọi. Anh đầu tư hơn 500 triệu để xây dựng chuồng trại và mở thêm cửa hàng thuốc thú y. Anh Đạo cho biết: “Rủi ro trong chăn nuôi là việc khó tránh khỏi. Gà có thể bị bệnh dịch theo mùa hoặc thời tiết thay đổi nhưng nhờ có nhiều kinh nghiệm nên tôi có thể hạn chế được dịch bệnh. Mỗi năm, tôi nuôi 3 lứa, hầu như lứa nào gà cũng khỏe mạnh, duy trì ổn định được số lượng từ khi mua con giống đến khi xuất chuồng”. Mới đây, anh Đạo đã mở thêm 2 cửa hàng thuốc tại các xã Hoàng Hoa Thám và Lê Lợi.
Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh Đạo còn hướng dẫn người chăn nuôi trên địa bàn phường về sử dụng thuốc thú y, cho vật nuôi ăn đúng liều lượng, tích cực vệ sinh chuồng trại, bảo đảm vệ sinh môi trường. Vì thế, cửa hàng thuốc thú y của anh Đạo có nhiều khách đến mua. Bình quân mỗi năm anh Đạo thu lãi từ 250-300 triệu đồng từ sản xuất, kinh doanh.
Anh Ngô Quang Trưởng ở khu dân cư Trại Sen là người đầu tiên của phường Văn An được nhận GTLĐC năm 2010. Sau khi đi nghĩa vụ quân sự về, anh Trưởng luôn khao khát làm giàu. Thấy nhiều người làm ăn xa cũng không thành công, anh Trưởng quyết tâm làm VAC. Tuy đã có 2 dãy chuồng nuôi hơn 200 con lợn thịt và một ao cá, anh Trưởng còn sản xuất gạch không nung, tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng. Bình quân, gia đình anh Trưởng thu lãi từ 200-250 triệu đồng/năm. Khi chúng tôi hỏi về dự định thời gian tới, anh Trưởng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại để chăn nuôi.
Đến nay, phường Văn An có 4 cá nhân được nhận GTLĐC gồm: Ngô Quang Trưởng, Phạm Danh Đạo, Nguyễn Văn Đương và Nguyễn Văn Quân. Theo anh Nguyễn Như Độ, Bí thư Đoàn phường Văn An, 5 năm trở lại đây phường Văn An không có thanh niên chậm tiến. Khi phát động các phong trào đoàn đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, tích cực từ đoàn viên thanh niên trong xã. Toàn xã có 300 thanh niên trong tuổi đoàn, trong đó có hơn 100 thanh niên làm kinh tế tại địa phương, chủ yếu là chăn nuôi, làm mộc, nhôm kính. Những nghề này đều mang lại thu nhập khá. Hoạt động đoàn địa phương hiệu quả đã góp phần giúp nhiều thanh niên làm giàu, được nhận GTLĐC. Anh Độ cũng mong muốn Trung ương Đoàn tiếp tục hỗ trợ cho thanh niên vay vốn lập nghiệp, để có nhiều gương thanh niên được trao GTLĐC hơn nữa.
Không chỉ là đoàn viên năng nổ, tích cực tham gia phong trào Đoàn, anh Phạm Danh Đạo ở khu dân cư Tường còn là một thanh niên làm kinh tế giỏi. Anh Đạo là một trong những hộ nuôi nhiều gà đồi nhất thị xã Chí Linh. Năm 2013, anh vinh dự được nhận GTLĐC. Đây là nguồn động viên, khích lệ lớn, giúp anh có thêm động lực để làm giàu. Trước khi về quê chăn nuôi, anh Đạo đã có thời gian dài làm việc cho một công ty sản xuất, phân phối thuốc thú y tại Đài Loan. Do phải xa nhà, khó ổn định cuộc sống gia đình nên anh quyết định về nước làm việc cho một công ty dược phẩm tại TP Hồ Chí Minh, sau đó làm quản lý thuốc thú y khu vực miền Bắc cho doanh nghiệp này. Đến năm 2012, anh trở về quê hương làm nghề chăn nuôi. Với kinh nghiệm trong ngành thú y, anh Đạo biết lựa chọn những loại thuốc, thức ăn chăn nuôi tốt. Ban đầu, anh Đạo nuôi hơn 7.000 con gà lai chọi. Anh đầu tư hơn 500 triệu để xây dựng chuồng trại và mở thêm cửa hàng thuốc thú y. Anh Đạo cho biết: “Rủi ro trong chăn nuôi là việc khó tránh khỏi. Gà có thể bị bệnh dịch theo mùa hoặc thời tiết thay đổi nhưng nhờ có nhiều kinh nghiệm nên tôi có thể hạn chế được dịch bệnh. Mỗi năm, tôi nuôi 3 lứa, hầu như lứa nào gà cũng khỏe mạnh, duy trì ổn định được số lượng từ khi mua con giống đến khi xuất chuồng”. Mới đây, anh Đạo đã mở thêm 2 cửa hàng thuốc tại các xã Hoàng Hoa Thám và Lê Lợi.
Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh Đạo còn hướng dẫn người chăn nuôi trên địa bàn phường về sử dụng thuốc thú y, cho vật nuôi ăn đúng liều lượng, tích cực vệ sinh chuồng trại, bảo đảm vệ sinh môi trường. Vì thế, cửa hàng thuốc thú y của anh Đạo có nhiều khách đến mua. Bình quân mỗi năm anh Đạo thu lãi từ 250-300 triệu đồng từ sản xuất, kinh doanh.
Anh Ngô Quang Trưởng ở khu dân cư Trại Sen là người đầu tiên của phường Văn An được nhận GTLĐC năm 2010. Sau khi đi nghĩa vụ quân sự về, anh Trưởng luôn khao khát làm giàu. Thấy nhiều người làm ăn xa cũng không thành công, anh Trưởng quyết tâm làm VAC. Tuy đã có 2 dãy chuồng nuôi hơn 200 con lợn thịt và một ao cá, anh Trưởng còn sản xuất gạch không nung, tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng. Bình quân, gia đình anh Trưởng thu lãi từ 200-250 triệu đồng/năm. Khi chúng tôi hỏi về dự định thời gian tới, anh Trưởng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại để chăn nuôi.
Đến nay, phường Văn An có 4 cá nhân được nhận GTLĐC gồm: Ngô Quang Trưởng, Phạm Danh Đạo, Nguyễn Văn Đương và Nguyễn Văn Quân. Theo anh Nguyễn Như Độ, Bí thư Đoàn phường Văn An, 5 năm trở lại đây phường Văn An không có thanh niên chậm tiến. Khi phát động các phong trào đoàn đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, tích cực từ đoàn viên thanh niên trong xã. Toàn xã có 300 thanh niên trong tuổi đoàn, trong đó có hơn 100 thanh niên làm kinh tế tại địa phương, chủ yếu là chăn nuôi, làm mộc, nhôm kính. Những nghề này đều mang lại thu nhập khá. Hoạt động đoàn địa phương hiệu quả đã góp phần giúp nhiều thanh niên làm giàu, được nhận GTLĐC. Anh Độ cũng mong muốn Trung ương Đoàn tiếp tục hỗ trợ cho thanh niên vay vốn lập nghiệp, để có nhiều gương thanh niên được trao GTLĐC hơn nữa.