Kênh T6 ngày càng ô nhiễm
- Thứ ba - 05/09/2017 09:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên kênh T6 thuộc hệ thống trạm bơm Vạn Thắng (Chí Linh) ngày càng đáng báo động...
Lúa chết, cá chết
Hơn 5 năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Thúy ở thôn Kỹ Sơn, xã Tân Dân phải bỏ hoang gần 1 sào ruộng ở phía sau cụm công nghiệp (CCN) Tân Dân do nguồn nước phục vụ gieo cấy lúa ô nhiễm nghiêm trọng. Bà Thúy than thở: “Không chỉ gia đình tôi mà chục hộ khác trong thôn cũng bỏ ruộng từ lâu. Bỏ thì tiếc mà cấy thì không được thu. Trước kia, chúng tôi dẫn nước từ kênh T6 vào mương xương cá để sản xuất nhưng từ khi CCN Tân Dân đi vào hoạt động, các nhà máy xả thải vào dòng kênh làm nước trong kênh đổi màu, bốc mùi hôi tanh. Chúng tôi phải lấy nước ngay tại điểm xả thải nên ô nhiễm càng nặng hơn. Lúa đến lúc đẻ nhánh thì lá vàng rồi lụi dần. Cố cấy thêm vài vụ nhưng lúa vẫn chết, chúng tôi đành để ruộng hoang. Nhưng tôi vẫn tiếc lắm vì không thể gieo cấy mà vẫn phải đóng thuế đầy đủ”.
Không thể đánh giá được chất lượng nguồn nước kênhT6 nhưng bà Đinh Thị Sim ở thôn Kỹ Sơn có thể cảm nhận được mức độ ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của gia đình. Theo bà Sim, 7 sào lúa của nhà bà năng suất ngày một kém. Không những vậy, nhiều ao cá trong làng lấy nước từ kênh, cá cũng bị chết nhiều. Màu nước kênh thay đổi bất thường, lúc thì đen ngòm, lúc lại ngả vàng, khi thì trắng đục như nước vo gạo. Vào mùa cạn, dòng kênh không được thau rửa, ô nhiễm càng trầm trọng. Nước trong kênh đặc quánh, tanh ngòm, ruồi bọ lúc nhúc khiến cho mọi người cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương, doanh nghiệp cũng cam kết sẽ khắc phục nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng, trong khi tình trạng ô nhiễm không những không giảm mà có chiều hướng tăng”, bà Sim phàn nàn.
Cần quyết liệt
Kênh T6 dài hơn 2 km, là kênh dẫn tưới cho trạm bơm Kỹ Sơn, Hoàng Trà, kênh dẫn tiêu cho trạm bơm Vạn Thắng, có nhiệm vụ bảo đảm tiêu, cấp nước thường xuyên cho 250 ha đất canh tác tại các xã Đồng Lạc, Tân Dân. Không chỉ tiếp nhận nước thải sinh hoạt và hoạt động chăn nuôi, kênh T6 còn là đầu mối xả thải của CCN Tân Dân nên chất lượng nước ngày càng xuống thấp, trở thành dòng kênh “chết”. Theo kết quả quan trắc của liên sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước mặt kênh T6 đang ở mức đáng báo động, các thông số kỹ thuật như NO2-N, NH4+-N, COD, E.coli đều vượt xa so với quy chuẩn cho phép. Thậm chí, đây là tuyến kênh có chất lượng nước thấp nhất trong số 17 tuyến kênh được khảo sát.
Theo ông Nguyễn Quốc Gia, Phó Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi thị xã Chí Linh, tình trạng ô nhiễm nguồn nước kênh T6 diễn ra từ lâu song vẫn chưa được khắc phục triệt để. Vào mùa mưa, nước trong kênh được lưu thông liên tục nên chất lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không đáng lo ngại. Tuy nhiên, vào mùa khô thì vấn đề này trở nên cấp bách, nhức nhối hơn. Để cải thiện tình hình, xí nghiệp phải điều tiết nước từ kênh xả Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, đồng thời đưa nước từ sông Thiên qua cống Vạn Thắng dẫn vào kênh để làm giảm mức độ ô nhiễm. Mặc dù vậy, đây chỉ là giải pháp tình thế. Nếu thời gian tới, nguồn nước kênh T6 không được cải thiện sẽ gây ra hậu quả lớn đối với sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Ông Trần Duy Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước kênh thủy lợi, trong đó vi phạm về xả thải là khó kiểm soát hơn cả. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước kênh T6 đang ở mức trầm trọng, chất lượng nước mặt không đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất. Trước thực trạng này, chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản đề nghị thị xã Chí Linh tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn nước của người dân. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xả thải không theo quy định, gây ô nhiễm nguồn nước nhưng đến nay, ô nhiễm nguồn nước kênh T6 vẫn không được xử lý dứt điểm.
Hiện nay, kênh T6 vẫn là điểm đen về chất lượng nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh. Để có thể khắc phục được triệt để ô nhiễm, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương trong việc xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
Theo Báo Hải Dương
Hơn 5 năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Thúy ở thôn Kỹ Sơn, xã Tân Dân phải bỏ hoang gần 1 sào ruộng ở phía sau cụm công nghiệp (CCN) Tân Dân do nguồn nước phục vụ gieo cấy lúa ô nhiễm nghiêm trọng. Bà Thúy than thở: “Không chỉ gia đình tôi mà chục hộ khác trong thôn cũng bỏ ruộng từ lâu. Bỏ thì tiếc mà cấy thì không được thu. Trước kia, chúng tôi dẫn nước từ kênh T6 vào mương xương cá để sản xuất nhưng từ khi CCN Tân Dân đi vào hoạt động, các nhà máy xả thải vào dòng kênh làm nước trong kênh đổi màu, bốc mùi hôi tanh. Chúng tôi phải lấy nước ngay tại điểm xả thải nên ô nhiễm càng nặng hơn. Lúa đến lúc đẻ nhánh thì lá vàng rồi lụi dần. Cố cấy thêm vài vụ nhưng lúa vẫn chết, chúng tôi đành để ruộng hoang. Nhưng tôi vẫn tiếc lắm vì không thể gieo cấy mà vẫn phải đóng thuế đầy đủ”.
Không thể đánh giá được chất lượng nguồn nước kênhT6 nhưng bà Đinh Thị Sim ở thôn Kỹ Sơn có thể cảm nhận được mức độ ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của gia đình. Theo bà Sim, 7 sào lúa của nhà bà năng suất ngày một kém. Không những vậy, nhiều ao cá trong làng lấy nước từ kênh, cá cũng bị chết nhiều. Màu nước kênh thay đổi bất thường, lúc thì đen ngòm, lúc lại ngả vàng, khi thì trắng đục như nước vo gạo. Vào mùa cạn, dòng kênh không được thau rửa, ô nhiễm càng trầm trọng. Nước trong kênh đặc quánh, tanh ngòm, ruồi bọ lúc nhúc khiến cho mọi người cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương, doanh nghiệp cũng cam kết sẽ khắc phục nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng, trong khi tình trạng ô nhiễm không những không giảm mà có chiều hướng tăng”, bà Sim phàn nàn.
Cần quyết liệt
Kênh T6 dài hơn 2 km, là kênh dẫn tưới cho trạm bơm Kỹ Sơn, Hoàng Trà, kênh dẫn tiêu cho trạm bơm Vạn Thắng, có nhiệm vụ bảo đảm tiêu, cấp nước thường xuyên cho 250 ha đất canh tác tại các xã Đồng Lạc, Tân Dân. Không chỉ tiếp nhận nước thải sinh hoạt và hoạt động chăn nuôi, kênh T6 còn là đầu mối xả thải của CCN Tân Dân nên chất lượng nước ngày càng xuống thấp, trở thành dòng kênh “chết”. Theo kết quả quan trắc của liên sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước mặt kênh T6 đang ở mức đáng báo động, các thông số kỹ thuật như NO2-N, NH4+-N, COD, E.coli đều vượt xa so với quy chuẩn cho phép. Thậm chí, đây là tuyến kênh có chất lượng nước thấp nhất trong số 17 tuyến kênh được khảo sát.
Chất lượng nguồn nước mặt kênh T6 đang ở mức báo động
Theo ông Nguyễn Quốc Gia, Phó Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi thị xã Chí Linh, tình trạng ô nhiễm nguồn nước kênh T6 diễn ra từ lâu song vẫn chưa được khắc phục triệt để. Vào mùa mưa, nước trong kênh được lưu thông liên tục nên chất lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không đáng lo ngại. Tuy nhiên, vào mùa khô thì vấn đề này trở nên cấp bách, nhức nhối hơn. Để cải thiện tình hình, xí nghiệp phải điều tiết nước từ kênh xả Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, đồng thời đưa nước từ sông Thiên qua cống Vạn Thắng dẫn vào kênh để làm giảm mức độ ô nhiễm. Mặc dù vậy, đây chỉ là giải pháp tình thế. Nếu thời gian tới, nguồn nước kênh T6 không được cải thiện sẽ gây ra hậu quả lớn đối với sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Ông Trần Duy Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước kênh thủy lợi, trong đó vi phạm về xả thải là khó kiểm soát hơn cả. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước kênh T6 đang ở mức trầm trọng, chất lượng nước mặt không đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất. Trước thực trạng này, chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản đề nghị thị xã Chí Linh tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn nước của người dân. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xả thải không theo quy định, gây ô nhiễm nguồn nước nhưng đến nay, ô nhiễm nguồn nước kênh T6 vẫn không được xử lý dứt điểm.
Hiện nay, kênh T6 vẫn là điểm đen về chất lượng nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh. Để có thể khắc phục được triệt để ô nhiễm, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương trong việc xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
Theo Báo Hải Dương