Khám phá Ngũ Đài Sơn
- Thứ ba - 15/03/2016 11:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chùa Ngũ Đài ở xã Hoàng Tiến không chỉ là ngôi cổ tự mang đậm dấu ấn Thiền phái Trúc Lâm mà còn nổi danh với cảnh đẹp kỳ vĩ của 5 đỉnh núi thiêng.
Được xây dựng từ thời Trần, chùa Ngũ Đài ở xã Hoàng Tiến (Chí Linh) không chỉ là ngôi cổ tự mang đậm dấu ấn Thiền phái Trúc Lâm mà còn nổi danh với cảnh đẹp kỳ vĩ của 5 đỉnh núi thiêng.
Được xây dựng từ thời Trần, chùa Ngũ Đài ở xã Hoàng Tiến (Chí Linh) không chỉ là ngôi cổ tự mang đậm dấu ấn Thiền phái Trúc Lâm mà còn nổi danh với cảnh đẹp kỳ vĩ của 5 đỉnh núi thiêng.
Chốn cổ tự Trúc Lâm
Đường từ quốc lộ 18 vào chùa Ngũ Đài dài 7 km đã được trải nhựa to đẹp chạy qua những gia trại trồng na, hồng, cam canh xanh ngút ngát. Đi cùng tôi, anh Mai Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến hỏi: "Nhà báo đã chuẩn bị tinh thần để leo núi chưa?". Tôi gật đầu đầy háo hức. Anh tiết lộ, hôm nay Trưởng thôn Ngũ Đài, một người am hiểu về di tích cũng như núi Ngũ Đài sẽ đưa tôi đi. Nhà Trưởng thôn Nguyễn Hữu Nghị nằm dưới chùa Ngũ Đài không xa. Lúc chúng tôi đến, ông đã chuẩn bị dao quắm, ba lô, nước, đồ ăn lót dạ chờ sẵn.
Chùa Ngũ Đài có tên Kim Quang tự, tọa lạc trên một khu đất cao, ẩn hiện giữa những cây thông cổ thụ dưới chân núi Đống Thóc. Phía sau núi Đống Thóc là núi Bát Hương. Các ngọn núi này được thiên tạo sắp xếp thành 5 đỉnh lô xô nối tiếp nhau gọi là Ngũ Đài Sơn. Mang theo đồ đạc trên vai, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá Ngũ Đài. Mỗi bước càng gần thêm chốn cửa phật hư không, thoát tục.
Chùa Ngũ Đài kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 2 gian thượng điện, kiến trúc đao tầu chéo góc, phần gần nóc tạo dáng con chồng giá chiêng truyền thống. Nhìn tổng thể công trình được tạo dáng hài hòa, thanh thoát. Chùa Ngũ Đài thờ 3 vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần là Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang. Cũng như nhiều ngôi chùa ở miền Bắc, chùa Ngũ Đài còn thờ Phật theo phái Đại Thừa với các pho Tam thế, A Di Đà, Quan âm, toà Cửu Long. Nhà tổ chùa kiến trúc theo hình chữ nhất gồm 3 gian có ban thờ và tượng đức Tổ Tây (Bồ-đề-đạt-ma) và các vị sư trụ trì chùa qua các thời kỳ. Các pho tượng trong chùa được các nghệ nhân dân gian chế tác có hồn, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật giá trị. Đứng từ cửa chùa, phóng tầm mắt ra phía trước bắt gặp quang cảnh xóm thôn bao la với các vườn cây trái ngút mắt.
Thành kính thắp nhang, Trưởng thôn Nguyễn Hữu Nghị bảo, trong quá khứ, chùa Ngũ Đài từng là chốn cổ tự nổi tiếng, quy mô hàng trăm gian. Từ nhiều đời nay, người dân Ngũ Đài vẫn truyền miệng câu nói: “Thứ nhất Ngũ Đài, thứ hai Yên Tử”.
Rồi ông dẫn chúng tôi tới nhà bia giới thiệu: "Lịch sử của ngôi chùa nằm cả trong tấm bia quý này". Tấm bia được tạo tác công phu, có tên “Tu tạo Ngũ Đài Sơn Kim Quang tự bi minh” lập tháng 12 năm Hoằng Định thứ 13 (1612). Nội dung bia ca ngợi cảnh đẹp núi Ngũ Đài, chùa Kim Quang là danh lam cổ tích, quang cảnh thanh u, tĩnh mịch, núi non ngút ngàn. Chùa được xây dựng vào thời Trần, sang thời Hậu Lê (thế kỷ 17) được trùng tu lớn do công đức của nhân dân và các vị chức sắc như Phó tướng Hoàng Đình Lê, Quận chúa Hoàng Thị Ngọc Băng… Trong bài minh khắc trên tấm bia có câu: “Nay vượt Yên Tử, Công hầu tấp nập. Triều đình vãng thăm, Hoàng triều lễ phục”. Phải chăng câu truyền miệng của người dân bắt nguồn từ bài minh trên.
Rồi chúng tôi cùng leo lên sườn núi sau chùa. Vừa đi ông Nghị vừa dùng dao phát cỏ mở đường. Được vài trăm mét, ông dừng lại trên một khu đất bằng phẳng có nhiều đá và giải thích: Đây là nền chùa 2 đáy, một công trình từng tồn tại ở núi Ngũ Đài. Những hố kia là dân đào tìm vàng bỏ lại. Xung quanh núi Ngũ Đài còn có rất nhiều nền chùa như vậy.
Năm 1993 lúc ông Nghị vào đây khai hoang, chùa Ngũ Đài chỉ là ngôi cổ tự nhỏ bằng gỗ. Năm 2003, chùa được chính quyền địa phương tôn tạo từ nguồn công đức của nhân dân và du khách thập phương. Bản thân ông Nghị tự nguyện cắt đất hiến chùa, đứng ra trông nom suốt quá trình xây dựng. Năm 2004, chùa Ngũ Đài được xếp hạng cấp tỉnh, ông lại đảm trách việc trông coi di tích đến bây giờ.
Núi non kỳ vĩ
Đến Ngũ Đài mà không leo núi thăm thú cảnh quan coi như chưa đến. Sau khi khám phá các nền chùa, ông Nghị dẫn tôi theo đường mòn lên núi Đống Thóc. Ông bảo, núi có tên Đống Thóc vì gắn với truyền thuyết, ngày xưa, cứ mỗi khi vùng này mất mùa, thóc ở chân núi lại đùn ra, ăn không hết. Ngọn núi này cao gần 300 m, cảnh quang hoang sơ. Mặc dù đường mòn đã được người đi rừng tạo các bậc lên song rất trơn và dốc. Nhiều lúc, tôi phải níu cây rừng để kéo người lên. Ông Nghị chặt một cây dại đẽo thành gậy đưa cho tôi chống. Cây gậy giúp tôi leo núi dễ hơn. Leo được gần một giờ, chân tôi mỏi nhừ, mồ hôi túa ra. Vẫy tôi ngồi xuống một phiến đá lớn nghỉ một lát, ông Nghị chỉ ra xung quanh bảo ông đã gắn liền với núi rừng Ngũ Đài 57 năm. Mỗi khi khách muốn lên núi ngắm cảnh lại nhờ ông dẫn đi. Mỗi khi rừng bị cháy, ông lại huy động nhân dân trong thôn leo lên dập lửa. Đang trò chuyện, ông Nghị có điện thoại. Đứng dậy quan sát một hồi, ông quay ra bảo, bên kiểm lâm vừa báo có cháy rừng ở núi Ngũ Đài, cần phải đi gấp lên đỉnh núi để quan sát và lập phương án dập lửa.
Càng lên cao đường càng dốc. Mặc dù đã thấm mệt, song tôi cố gắng để bắt kịp ông Nghị. Gần 10 giờ sáng chúng tôi cũng leo đến đỉnh núi Đống Thóc. Tôi ngỡ ngàng khi bắt gặp cả một không gian bao la, rộng lớn, núi non trùng điệp mở ra trước mắt. Xã Hoàng Tiến với con đường trải nhựa đến chân núi đẹp như bức tranh thủy mặc. Trong lúc tôi mê mẩn với vẻ đẹp thiên tạo, sự kỳ vĩ của núi rừng thì ông Nghị trèo lên chỗ cao nhất quan sát xung quanh. Sau khi yên tâm không có cháy rừng và báo lại với bên kiểm lâm, ông lại bên tôi, chỉ đỉnh núi cao nhất với những ngọn lô xô giới thiệu: Đó chính là Cổng Trời, đỉnh cao nhất trong dãy Ngũ Đài với 531m. Đứng trên Cổng Trời vào ngày thời tiết đẹp có thể nhìn ra tận Đồ Sơn (Hải Phòng), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Vì các ngọn của Ngũ Đài gối nhau nên nhìn từ đây khó phân biệt nhưng nếu đứng ở Thanh Mai sẽ thấy rõ các đỉnh: Đống Thóc, Bát Hương, Cằm Cặp, Ổ Lợn, Cổng Trời. Còn dãy núi đen thẫm phía đông xa xa kia chính là đỉnh thiêng Yên Tử.
Theo đường chim bay, đỉnh Cổng Trời ở ngay trước mắt nhưng đường đi khá hiểm trở. Trên đường, chúng tôi bắt gặp những tảng đá cuội xám, to như cái bàn tạo thành những hình thù vô cùng kỳ thú. Nhiều loại hoa rừng bắt đầu khoe sắc, ong bướm ríu rít bay lượn. Có những sườn núi, hoa của cây trâm nở trắng, tỏa hương thơm ngào ngạt. Giữa cảnh núi rừng tịch mịch, bỗng vang lên tiếng gà rừng te te gáy. Có lúc đang đi chúng tôi lại nghe thấy tiếng chân con gì lạo xạo trên lá khô.
Từ Đống Thóc qua khe Sẹo Gỗ sẽ đến nền chùa Hàm Long, leo tiếp lên trên gặp đỉnh Bát Hương. Gọi là đỉnh Bát Hương vì nơi đây có khối đá lớn mang hình dáng chiếc lư hương 3 tầng. Từ Bát Hương, chúng tôi lần lượt leo lên đỉnh Cằm Cặp, đỉnh Ổ Lợn và đỉnh Cổng Trời. Mỗi chặng hành trình lại bắt gặp những cảnh đẹp thiên tạo kỳ thú: hòn Ông Cóc, hòn Ông Thỏ, Bàn Chân Phật, Nậm Rượu, Mắt Rồng, hang Pheo, thác Bò Đái, Giếng Trời...
Từ lúc chúng tôi hành trình khám phá Ngũ Đài Sơn trời bắt đầu mưa. Mưa rừng càng lúc càng rả rích, nặng hạt. Có lúc mưa to khiến chúng tôi phải dừng dưới gốc cây để trú. Mưa làm cho Ngũ Đài Sơn như có phép lạ biến hình. Chỉ loáng mắt, đỉnh Cổng Trời rồi đến Ổ Lợn, Cằm Cặp, Bát Hương và cả chỗ chúng tôi đứng đã bị từng cuộn mây phủ kín. Những cảnh đẹp kỳ vĩ phô bày lúc trước thoắt ẩn, thoắt hiện, hư ảo như thách thức sự khám phá của con người...
Đón chúng tôi dưới chân núi sau một ngày thượng Ngũ Đài Sơn, anh Mai Văn Minh bảo: Với mong muốn khôi phục lại một di tích, danh thắng trong quá khứ, năm 2012, UBND tỉnh đã cho phép thị xã Chí Linh thi công tuyến đường giao thông thôn Hoàng Tiến - Tân Tiến - Ngũ Đài (xã Hoàng Tiến) với tổng mức đầu tư trên 72 tỷ đồng từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lim - Phả Lại - Hạ Long, nguồn ngân sách của thị xã Chí Linh và các nguồn vốn khác. Con đường dài 7 km, rộng 7,5 m đưa vào sử dụng năm 2014 đã giúp đời sống bà con trong thôn sang trang mới. Không gian phía trước chùa cũng đã được quy hoạch, mở rộng khang trang. Xã cũng đã mở một con đường phía sau chùa dẫn lên núi. Hiện nhiều đơn vị muốn tham gia đầu tư xây dựng chùa Ngũ Đài thành một danh thắng du lịch tâm linh tầm cỡ. Để quản lý và bảo tồn, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích Ngũ Đài Sơn để thẩm định, phê duyệt.
Mong rằng tương lai, khu di tích Ngũ Đài sẽ được quan tâm tu bổ xứng với những gì đã từng tồn tại trong lịch sử, trở thành điểm nhấn du lịch tâm linh về Thiền phái Trúc Lâm của tỉnh Hải Dương và cả nước.
Đường từ quốc lộ 18 vào chùa Ngũ Đài dài 7 km đã được trải nhựa to đẹp chạy qua những gia trại trồng na, hồng, cam canh xanh ngút ngát. Đi cùng tôi, anh Mai Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến hỏi: "Nhà báo đã chuẩn bị tinh thần để leo núi chưa?". Tôi gật đầu đầy háo hức. Anh tiết lộ, hôm nay Trưởng thôn Ngũ Đài, một người am hiểu về di tích cũng như núi Ngũ Đài sẽ đưa tôi đi. Nhà Trưởng thôn Nguyễn Hữu Nghị nằm dưới chùa Ngũ Đài không xa. Lúc chúng tôi đến, ông đã chuẩn bị dao quắm, ba lô, nước, đồ ăn lót dạ chờ sẵn.
Chùa Ngũ Đài dưới chân núi Đống Thóc
Chùa Ngũ Đài có tên Kim Quang tự, tọa lạc trên một khu đất cao, ẩn hiện giữa những cây thông cổ thụ dưới chân núi Đống Thóc. Phía sau núi Đống Thóc là núi Bát Hương. Các ngọn núi này được thiên tạo sắp xếp thành 5 đỉnh lô xô nối tiếp nhau gọi là Ngũ Đài Sơn. Mang theo đồ đạc trên vai, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá Ngũ Đài. Mỗi bước càng gần thêm chốn cửa phật hư không, thoát tục.
Chùa Ngũ Đài kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 2 gian thượng điện, kiến trúc đao tầu chéo góc, phần gần nóc tạo dáng con chồng giá chiêng truyền thống. Nhìn tổng thể công trình được tạo dáng hài hòa, thanh thoát. Chùa Ngũ Đài thờ 3 vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần là Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang. Cũng như nhiều ngôi chùa ở miền Bắc, chùa Ngũ Đài còn thờ Phật theo phái Đại Thừa với các pho Tam thế, A Di Đà, Quan âm, toà Cửu Long. Nhà tổ chùa kiến trúc theo hình chữ nhất gồm 3 gian có ban thờ và tượng đức Tổ Tây (Bồ-đề-đạt-ma) và các vị sư trụ trì chùa qua các thời kỳ. Các pho tượng trong chùa được các nghệ nhân dân gian chế tác có hồn, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật giá trị. Đứng từ cửa chùa, phóng tầm mắt ra phía trước bắt gặp quang cảnh xóm thôn bao la với các vườn cây trái ngút mắt.
Thành kính thắp nhang, Trưởng thôn Nguyễn Hữu Nghị bảo, trong quá khứ, chùa Ngũ Đài từng là chốn cổ tự nổi tiếng, quy mô hàng trăm gian. Từ nhiều đời nay, người dân Ngũ Đài vẫn truyền miệng câu nói: “Thứ nhất Ngũ Đài, thứ hai Yên Tử”.
Rồi ông dẫn chúng tôi tới nhà bia giới thiệu: "Lịch sử của ngôi chùa nằm cả trong tấm bia quý này". Tấm bia được tạo tác công phu, có tên “Tu tạo Ngũ Đài Sơn Kim Quang tự bi minh” lập tháng 12 năm Hoằng Định thứ 13 (1612). Nội dung bia ca ngợi cảnh đẹp núi Ngũ Đài, chùa Kim Quang là danh lam cổ tích, quang cảnh thanh u, tĩnh mịch, núi non ngút ngàn. Chùa được xây dựng vào thời Trần, sang thời Hậu Lê (thế kỷ 17) được trùng tu lớn do công đức của nhân dân và các vị chức sắc như Phó tướng Hoàng Đình Lê, Quận chúa Hoàng Thị Ngọc Băng… Trong bài minh khắc trên tấm bia có câu: “Nay vượt Yên Tử, Công hầu tấp nập. Triều đình vãng thăm, Hoàng triều lễ phục”. Phải chăng câu truyền miệng của người dân bắt nguồn từ bài minh trên.
Rồi chúng tôi cùng leo lên sườn núi sau chùa. Vừa đi ông Nghị vừa dùng dao phát cỏ mở đường. Được vài trăm mét, ông dừng lại trên một khu đất bằng phẳng có nhiều đá và giải thích: Đây là nền chùa 2 đáy, một công trình từng tồn tại ở núi Ngũ Đài. Những hố kia là dân đào tìm vàng bỏ lại. Xung quanh núi Ngũ Đài còn có rất nhiều nền chùa như vậy.
Năm 1993 lúc ông Nghị vào đây khai hoang, chùa Ngũ Đài chỉ là ngôi cổ tự nhỏ bằng gỗ. Năm 2003, chùa được chính quyền địa phương tôn tạo từ nguồn công đức của nhân dân và du khách thập phương. Bản thân ông Nghị tự nguyện cắt đất hiến chùa, đứng ra trông nom suốt quá trình xây dựng. Năm 2004, chùa Ngũ Đài được xếp hạng cấp tỉnh, ông lại đảm trách việc trông coi di tích đến bây giờ.
Núi non kỳ vĩ
Đến Ngũ Đài mà không leo núi thăm thú cảnh quan coi như chưa đến. Sau khi khám phá các nền chùa, ông Nghị dẫn tôi theo đường mòn lên núi Đống Thóc. Ông bảo, núi có tên Đống Thóc vì gắn với truyền thuyết, ngày xưa, cứ mỗi khi vùng này mất mùa, thóc ở chân núi lại đùn ra, ăn không hết. Ngọn núi này cao gần 300 m, cảnh quang hoang sơ. Mặc dù đường mòn đã được người đi rừng tạo các bậc lên song rất trơn và dốc. Nhiều lúc, tôi phải níu cây rừng để kéo người lên. Ông Nghị chặt một cây dại đẽo thành gậy đưa cho tôi chống. Cây gậy giúp tôi leo núi dễ hơn. Leo được gần một giờ, chân tôi mỏi nhừ, mồ hôi túa ra. Vẫy tôi ngồi xuống một phiến đá lớn nghỉ một lát, ông Nghị chỉ ra xung quanh bảo ông đã gắn liền với núi rừng Ngũ Đài 57 năm. Mỗi khi khách muốn lên núi ngắm cảnh lại nhờ ông dẫn đi. Mỗi khi rừng bị cháy, ông lại huy động nhân dân trong thôn leo lên dập lửa. Đang trò chuyện, ông Nghị có điện thoại. Đứng dậy quan sát một hồi, ông quay ra bảo, bên kiểm lâm vừa báo có cháy rừng ở núi Ngũ Đài, cần phải đi gấp lên đỉnh núi để quan sát và lập phương án dập lửa.
Càng lên cao đường càng dốc. Mặc dù đã thấm mệt, song tôi cố gắng để bắt kịp ông Nghị. Gần 10 giờ sáng chúng tôi cũng leo đến đỉnh núi Đống Thóc. Tôi ngỡ ngàng khi bắt gặp cả một không gian bao la, rộng lớn, núi non trùng điệp mở ra trước mắt. Xã Hoàng Tiến với con đường trải nhựa đến chân núi đẹp như bức tranh thủy mặc. Trong lúc tôi mê mẩn với vẻ đẹp thiên tạo, sự kỳ vĩ của núi rừng thì ông Nghị trèo lên chỗ cao nhất quan sát xung quanh. Sau khi yên tâm không có cháy rừng và báo lại với bên kiểm lâm, ông lại bên tôi, chỉ đỉnh núi cao nhất với những ngọn lô xô giới thiệu: Đó chính là Cổng Trời, đỉnh cao nhất trong dãy Ngũ Đài với 531m. Đứng trên Cổng Trời vào ngày thời tiết đẹp có thể nhìn ra tận Đồ Sơn (Hải Phòng), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Vì các ngọn của Ngũ Đài gối nhau nên nhìn từ đây khó phân biệt nhưng nếu đứng ở Thanh Mai sẽ thấy rõ các đỉnh: Đống Thóc, Bát Hương, Cằm Cặp, Ổ Lợn, Cổng Trời. Còn dãy núi đen thẫm phía đông xa xa kia chính là đỉnh thiêng Yên Tử.
Theo đường chim bay, đỉnh Cổng Trời ở ngay trước mắt nhưng đường đi khá hiểm trở. Trên đường, chúng tôi bắt gặp những tảng đá cuội xám, to như cái bàn tạo thành những hình thù vô cùng kỳ thú. Nhiều loại hoa rừng bắt đầu khoe sắc, ong bướm ríu rít bay lượn. Có những sườn núi, hoa của cây trâm nở trắng, tỏa hương thơm ngào ngạt. Giữa cảnh núi rừng tịch mịch, bỗng vang lên tiếng gà rừng te te gáy. Có lúc đang đi chúng tôi lại nghe thấy tiếng chân con gì lạo xạo trên lá khô.
Từ Đống Thóc qua khe Sẹo Gỗ sẽ đến nền chùa Hàm Long, leo tiếp lên trên gặp đỉnh Bát Hương. Gọi là đỉnh Bát Hương vì nơi đây có khối đá lớn mang hình dáng chiếc lư hương 3 tầng. Từ Bát Hương, chúng tôi lần lượt leo lên đỉnh Cằm Cặp, đỉnh Ổ Lợn và đỉnh Cổng Trời. Mỗi chặng hành trình lại bắt gặp những cảnh đẹp thiên tạo kỳ thú: hòn Ông Cóc, hòn Ông Thỏ, Bàn Chân Phật, Nậm Rượu, Mắt Rồng, hang Pheo, thác Bò Đái, Giếng Trời...
Từ lúc chúng tôi hành trình khám phá Ngũ Đài Sơn trời bắt đầu mưa. Mưa rừng càng lúc càng rả rích, nặng hạt. Có lúc mưa to khiến chúng tôi phải dừng dưới gốc cây để trú. Mưa làm cho Ngũ Đài Sơn như có phép lạ biến hình. Chỉ loáng mắt, đỉnh Cổng Trời rồi đến Ổ Lợn, Cằm Cặp, Bát Hương và cả chỗ chúng tôi đứng đã bị từng cuộn mây phủ kín. Những cảnh đẹp kỳ vĩ phô bày lúc trước thoắt ẩn, thoắt hiện, hư ảo như thách thức sự khám phá của con người...
Đón chúng tôi dưới chân núi sau một ngày thượng Ngũ Đài Sơn, anh Mai Văn Minh bảo: Với mong muốn khôi phục lại một di tích, danh thắng trong quá khứ, năm 2012, UBND tỉnh đã cho phép thị xã Chí Linh thi công tuyến đường giao thông thôn Hoàng Tiến - Tân Tiến - Ngũ Đài (xã Hoàng Tiến) với tổng mức đầu tư trên 72 tỷ đồng từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lim - Phả Lại - Hạ Long, nguồn ngân sách của thị xã Chí Linh và các nguồn vốn khác. Con đường dài 7 km, rộng 7,5 m đưa vào sử dụng năm 2014 đã giúp đời sống bà con trong thôn sang trang mới. Không gian phía trước chùa cũng đã được quy hoạch, mở rộng khang trang. Xã cũng đã mở một con đường phía sau chùa dẫn lên núi. Hiện nhiều đơn vị muốn tham gia đầu tư xây dựng chùa Ngũ Đài thành một danh thắng du lịch tâm linh tầm cỡ. Để quản lý và bảo tồn, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích Ngũ Đài Sơn để thẩm định, phê duyệt.
Mong rằng tương lai, khu di tích Ngũ Đài sẽ được quan tâm tu bổ xứng với những gì đã từng tồn tại trong lịch sử, trở thành điểm nhấn du lịch tâm linh về Thiền phái Trúc Lâm của tỉnh Hải Dương và cả nước.