TP Chí Linh phát triển hệ thống chợ
- Thứ năm - 22/08/2019 22:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi được công nhận là thành phố, cùng với nhiều công việc khác, Chí Linh tập trung nâng cấp hệ thống chợ truyền thống theo hướng hiện đại.
Nhiều chợ xuống cấp
Theo Phòng Kinh tế TP Chí Linh trên địa bàn hiện có gần 20 chợ lớn nhỏ đang hoạt động như Sao Đỏ, Văn An, Chúc Cương (phường Cộng Hòa); Thiên (phường Thái Học); An Lạc, Bình (phường Đồng Lạc), Hoàng Tân, Chí Minh, Lê Lợi... Trong số này, chợ Sao Đỏ từng đạt quy mô chợ loại II, một số chợ có quy mô loại III. Hầu hết là chợ truyền thống, thiếu liên kết trong hoạt động, hạ tầng kỹ thuật cũ, đã xuống cấp. Duy nhất có chợ An Lạc mới được xây dựng lại năm 2014, hiện được quản lý, vận hành bởi HTX Thương mại An Lạc. Các chợ Sao Đỏ, Văn An, Chúc Cương... ở gần trung tâm các phường đều quá cũ nát, xập xệ.
Điển hình nhất là chợ Sao Đỏ. Chợ không còn bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn cho người dân kinh doanh và các hoạt động mua bán trong chợ. Các hạng mục của chợ có thể đổ sập, chập cháy bất kể khi nào. "Trong tháng 7.2019, sau khi kiểm định lại chất lượng công trình này một cách bài bản, UBND TP Chí Linh đã ra quyết định tạm dừng hoạt động chợ Sao Đỏ khi có mưa to, gió bão. Thành phố đề nghị UBND tỉnh cho phép xây dựng chợ tạm để đóng cửa, dừng hẳn hoạt động tại chợ và hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng lại chợ Sao Đỏ", ông Cao Văn Hào, Trưởng Phòng Kinh tế TP Chí Linh cho biết.
Nằm ven quốc lộ 18, chợ Văn An đã hoạt động gần 20 năm nay, từng là nơi giao thương của cả vùng Phả Lại, Nhân Huệ, Cổ Thành... Nhưng hiện nay trong tổng diện tích đã quy hoạch chợ gần 8.000 m2 , chỉ sử dụng được hơn 2.000 m2 đất với từ 70-80 quầy, lán bán hàng cố định và khoảng 100 chỗ ngồi bán hàng cho khách vãng lai. Chợ vẫn hoạt động theo mô hình chợ truyền thống, chủ yếu cung cấp các mặt hàng thiết yếu của người dân. Chợ xập xệ, lều quán cũ nát, che lợp tạm bợ, đường điện chắp vá, môi trường ô nhiễm...
Cũng có vị thế thuận lợi cho giao thương, chợ Chúc Cương nằm ven quốc lộ 37, trên đường vào khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Khi chợ còn sầm uất luôn thu hút người dân cả vùng đến mua bán, nay chợ chỉ họp 2-3 tiếng đầu giờ sáng.
Đầu tư, nâng cấp
TP Chí Linh phấn đấu tỷ trọng thương mại - dịch vụ năm nay chiếm trên 35% tổng giá trị cơ cấu kinh tế.
TP Chí Linh đã lần lượt phê duyệt một loạt các quy hoạch chi tiết về xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất, phân khu của 19 xã, phường. Trong đó có việc xây dựng các quy hoạch phát triển dịch vụ - thương mại, hệ thống chợ, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh, điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị sinh thái, xây dựng nông thôn mới theo định hướng phát triển du lịch - thương mại. Các loại hình hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại được quan tâm đầu tư và đang tăng trưởng nhanh chóng. Chợ truyền thống ở TP Chí Linh vẫn giữ được vai trò quan trọng, duy trì sự cạnh tranh với các kênh phân phối hiện đại trong lưu chuyển hàng hóa, đi kèm với phát triển dịch vụ du lịch...
Ông Đỗ Đức Phu, Chủ tịch UBND phường Văn An cho rằng: "Ngoài việc duy trì giao thương thông thường, chợ Văn An cần trở thành một điểm dừng chân, nơi giới thiệu đặc sản của Văn An nói riêng, của TP Chí Linh nói chung".
Để thu hút các nhà đầu tư vào cải tạo, nâng cấp chợ, TP Chí Linh đang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính. Thành phố cũng đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội trong quảng bá phát triển dịch vụ, du lịch... Ông Nguyễn Đức Hóa, Chủ tịch UBND TP Chí Linh cho biết: "Trước mắt thành phố thu hút các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư, xây dựng các chợ Sao Đỏ, Văn An, Cộng Hòa, Hoàng Tiến... theo hình thức đầu tư đối tác công - tư. Dự kiến tổng mức đầu tư các chợ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Chắc chắn khi các chợ được đầu tư, nâng cấp thì diện mạo dịch vụ, du lịch, thương mại của thành phố sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực. Khi ấy, các chợ truyền thống hoạt động như các điểm dừng chân du lịch, kết hợp giao thương với lễ hội, gắn kênh mua bán hàng hóa thiết yếu với giới thiệu sản vật. Qua đó góp phần thúc đẩy dịch vụ, du lịch của thành phố ".
THÀNH LONG (Báo Hải Dương điện tử)
Theo Phòng Kinh tế TP Chí Linh trên địa bàn hiện có gần 20 chợ lớn nhỏ đang hoạt động như Sao Đỏ, Văn An, Chúc Cương (phường Cộng Hòa); Thiên (phường Thái Học); An Lạc, Bình (phường Đồng Lạc), Hoàng Tân, Chí Minh, Lê Lợi... Trong số này, chợ Sao Đỏ từng đạt quy mô chợ loại II, một số chợ có quy mô loại III. Hầu hết là chợ truyền thống, thiếu liên kết trong hoạt động, hạ tầng kỹ thuật cũ, đã xuống cấp. Duy nhất có chợ An Lạc mới được xây dựng lại năm 2014, hiện được quản lý, vận hành bởi HTX Thương mại An Lạc. Các chợ Sao Đỏ, Văn An, Chúc Cương... ở gần trung tâm các phường đều quá cũ nát, xập xệ.
Điển hình nhất là chợ Sao Đỏ. Chợ không còn bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn cho người dân kinh doanh và các hoạt động mua bán trong chợ. Các hạng mục của chợ có thể đổ sập, chập cháy bất kể khi nào. "Trong tháng 7.2019, sau khi kiểm định lại chất lượng công trình này một cách bài bản, UBND TP Chí Linh đã ra quyết định tạm dừng hoạt động chợ Sao Đỏ khi có mưa to, gió bão. Thành phố đề nghị UBND tỉnh cho phép xây dựng chợ tạm để đóng cửa, dừng hẳn hoạt động tại chợ và hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng lại chợ Sao Đỏ", ông Cao Văn Hào, Trưởng Phòng Kinh tế TP Chí Linh cho biết.
Nằm ven quốc lộ 18, chợ Văn An đã hoạt động gần 20 năm nay, từng là nơi giao thương của cả vùng Phả Lại, Nhân Huệ, Cổ Thành... Nhưng hiện nay trong tổng diện tích đã quy hoạch chợ gần 8.000 m2 , chỉ sử dụng được hơn 2.000 m2 đất với từ 70-80 quầy, lán bán hàng cố định và khoảng 100 chỗ ngồi bán hàng cho khách vãng lai. Chợ vẫn hoạt động theo mô hình chợ truyền thống, chủ yếu cung cấp các mặt hàng thiết yếu của người dân. Chợ xập xệ, lều quán cũ nát, che lợp tạm bợ, đường điện chắp vá, môi trường ô nhiễm...
Cũng có vị thế thuận lợi cho giao thương, chợ Chúc Cương nằm ven quốc lộ 37, trên đường vào khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Khi chợ còn sầm uất luôn thu hút người dân cả vùng đến mua bán, nay chợ chỉ họp 2-3 tiếng đầu giờ sáng.
Đầu tư, nâng cấp
TP Chí Linh phấn đấu tỷ trọng thương mại - dịch vụ năm nay chiếm trên 35% tổng giá trị cơ cấu kinh tế.
TP Chí Linh đã lần lượt phê duyệt một loạt các quy hoạch chi tiết về xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất, phân khu của 19 xã, phường. Trong đó có việc xây dựng các quy hoạch phát triển dịch vụ - thương mại, hệ thống chợ, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh, điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị sinh thái, xây dựng nông thôn mới theo định hướng phát triển du lịch - thương mại. Các loại hình hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại được quan tâm đầu tư và đang tăng trưởng nhanh chóng. Chợ truyền thống ở TP Chí Linh vẫn giữ được vai trò quan trọng, duy trì sự cạnh tranh với các kênh phân phối hiện đại trong lưu chuyển hàng hóa, đi kèm với phát triển dịch vụ du lịch...
Ông Đỗ Đức Phu, Chủ tịch UBND phường Văn An cho rằng: "Ngoài việc duy trì giao thương thông thường, chợ Văn An cần trở thành một điểm dừng chân, nơi giới thiệu đặc sản của Văn An nói riêng, của TP Chí Linh nói chung".
Để thu hút các nhà đầu tư vào cải tạo, nâng cấp chợ, TP Chí Linh đang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính. Thành phố cũng đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội trong quảng bá phát triển dịch vụ, du lịch... Ông Nguyễn Đức Hóa, Chủ tịch UBND TP Chí Linh cho biết: "Trước mắt thành phố thu hút các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư, xây dựng các chợ Sao Đỏ, Văn An, Cộng Hòa, Hoàng Tiến... theo hình thức đầu tư đối tác công - tư. Dự kiến tổng mức đầu tư các chợ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Chắc chắn khi các chợ được đầu tư, nâng cấp thì diện mạo dịch vụ, du lịch, thương mại của thành phố sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực. Khi ấy, các chợ truyền thống hoạt động như các điểm dừng chân du lịch, kết hợp giao thương với lễ hội, gắn kênh mua bán hàng hóa thiết yếu với giới thiệu sản vật. Qua đó góp phần thúc đẩy dịch vụ, du lịch của thành phố ".
THÀNH LONG (Báo Hải Dương điện tử)