Những đảng viên trẻ ở Chí Linh
- Thứ tư - 07/02/2018 21:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Họ là những đảng viên trẻ tràn đầy năng lượng, năng động trên "mặt trận" làm kinh tế.
Đưa chúng tôi đi khắp từ xã Hoàng Hoa Thám, qua Nhân Huệ rồi quay về phường Sao Đỏ (Chí Linh), ở đâu chị Trần Bích Thuận, chuyên viên Ban Tổ chức Thị ủy Chí Linh cũng vanh vách kể tên những đảng viên trẻ đang năng động trên "mặt trận" làm kinh tế.
Năng động từ cách nghĩ
Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Huệ Bùi Văn Tuấn chối đây đẩy khi được giới thiệu có nhà báo muốn gặp. Anh bảo: "Trong xã có nhiều đảng viên trẻ lắm. Các bạn ấy đều làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia hoạt động nữa".
11 giờ 30 khi một số phòng làm việc của trụ sở UBND xã đã đóng cửa, anh Tuấn vẫn cẩn trọng kiểm tra, rà soát từng thủ tục người dân gửi đến chờ giải quyết. Xong việc anh mời chúng tôi cùng đi ra trang trại để tranh thủ cho cá ăn.
Chất những bao cám đầy lên chiếc bè, anh Tuấn đưa chúng tôi cùng ra giữa ao cá rộng hơn 1 ha. Thoăn thoắt kéo dây, neo bè, rồi xúc cám cho cá, anh làm rất thành thạo.
Sinh năm 1981, anh Tuấn tham gia nghĩa vụ quân sự 2 năm và được kết nạp Đảng năm 1999 trong quân đội. Tốt nghiệp lớp trung cấp về quản lý đất đai, năm 2004 anh về quê công tác. Trước khi tham gia công tác ở xã, anh đã "liều" đấu thầu 3 ha đất trũng ngoài bãi sông để làm kinh tế. Quyết định của anh được coi là "liều" vì 3 ha đất ngoài bãi là đất trũng, nước lụt thất thường lại hoang hóa từ lâu, gia đình, bạn bè đều ngăn cản. Vốn thì không có. Toàn bộ hơn 500 triệu đồng đi vay lúc đó là cả một gánh nặng đối với anh.
Mạo hiểm hơn là trong khi nông dân Nhân Huệ bao đời trung thành với cây rau, cây màu, nay anh dám đi đầu nuôi cá với biết bao bỡ ngỡ, khó khăn. 3 ha đất trũng được anh chia ra làm 2 ao nuôi cá và một trang trại nuôi lợn. Mọi việc từ đắp bờ bao, quây ao, phòng bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường, chống rét, chống nóng cho vật nuôi... đều do anh phải tự học hỏi. Hơn 10 năm, không thể tính toán được bao nhiêu công sức, mồ hôi, thời gian, tiền bạc và cả những thất bại đã đổ xuống 3ha đất này, để đến bây giờ, anh thu lãi bình quân từ 300 - 500 triệu đồng/năm từ nuôi lợn và thả cá.
Ở phường Cộng Hòa, Siêu thị Nam Việt to sừng sững đã đem đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng không chỉ trong phường. Công ty TNHH một thành viên Chu Việt do Chu Đức Việt, sinh năm 1982 làm giám đốc hiện đang là đầu mối phân phối đồ điện dân dụng cho nhiều đại lý trong tỉnh và sang cả tỉnh Quảng Ninh. Anh Việt đã có 9 năm tuổi đảng. Trước đó, anh được kết nạp Đảng khi đang công tác tại một doanh nghiệp nhà nước. Sau khi đơn vị giải thể, năm 2011 anh chuyển về sinh hoạt đảng tại khu dân cư. Anh Việt cho biết: "Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc được tham gia sinh hoạt đảng chính là cơ hội để chủ doanh nghiệp gần hơn với nhân dân, khách hàng, xây dựng và củng cố uy tín, có chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng tốt nhất thị hiếu người tiêu dùng". Việt chọn đặt công ty và mở siêu thị ngay tại quê là để yên tâm sinh sống, kinh doanh gần bà con làng xóm, góp phần làm cho quê nhà phát triển hơn.
Khi được hỏi, vì sao lại đăng ký theo học lớp trung cấp lý luận chính trị, anh Việt bảo: "Học tập lý luận chính trị cũng là trang bị cho mình những kiến thức mà trên thương trường, cuộc sống chưa hề dạy". Năm 2014, Việt tốt nghiệp lớp bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị và hiện có trong tay nhiều bằng đại học chuyên ngành, chứng chỉ các lớp bồi dưỡng kiến thức.
Anh Nguyễn Đăng Nam, sinh năm 1984, ở thôn Đá Bạc 2, xã Hoàng Hoa Thám về quê ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệpI chuyên ngành thú y. Nhiều người rất lạ vì tại sao Nam lại chọn vùng quê hẻo lánh, xa xôi để trở về lập nghiệp. Lý do của Nam rất đơn giản: "Về quê sẽ kéo thêm anh em, bạn bè cùng làm, để cho quê mình ngày càng khấm khá".
Anh Nam chọn sản xuất, kinh doanh nước lọc tinh khiết là lĩnh vực ở đây chưa có ai đầu tư. Hơn 1.000 bình nước tinh khiết mang tên Tam Ban từ cơ sở sản xuất của Nam hằng tháng xuất bán khắp vùng. Với chuyên môn là Phó Ban thú y xã, Nam vừa có cơ hội làm thêm, vừa giúp được nhiều nông dân trong vùng có kiến thức về chăn nuôi. Có thêm vốn liếng, Nam mở rộng sang lĩnh vực tổ chức sự kiện và trồng trọt, chăn nuôi. Trang trại nhỏ, nhưng Nam chọn trồng những loại cây đặc sản, lại quay vòng nuôi gà nên cũng thu lãi ổn định 300-400 triệu đồng/năm.
Hai ngôi nhà to kề nhau ngay đầu thôn Đá Bạc 2 của hai anh em Nam mới xây đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của người đảng viên trẻ đang gắn bó, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Gắn bó với quê hương
Là chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thanh niên Chí Linh phát triển kinh tế, có lúc anh Chu Đức Việt đã quy tụ được gần 50 thanh niên làm kinh tế trên nhiều lĩnh vực tham gia. Sau này, nhận thấy có những thành viên không đáp ứng được tiêu chí của CLB để hỗ trợ nhau về kiến thức, kinh nghiệm nên anh thẳng thắn đề nghị các thành viên trên rút khỏi CLB. CLB giờ còn 18 thành viên thực sự là những người muốn gắn bó, hỗ trợ nhau bằng nhiều hình thức như chia sẻ, góp ý về sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường; hỗ trợ nhau về thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chọn lựa cây, con hiệu quả... CLB còn là nơi tập hợp các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của thanh niên, đảng viên trẻ gửi tới các cơ quan liên quan.
Có một hoạt động rất tích cực của CLB nhưng Việt và các thành viên không muốn "quảng cáo", đó là các hoạt động từ thiện. Việt rất đơn giản, tiết kiệm. Toàn bộ trang phục, giày dép của vị giám đốc này đều được mua từ hàng giảm giá trong nước. Và anh thường nói với nhân viên hãy tiết kiệm vì còn rất nhiều người khó khăn hơn mình. Cá nhân Việt và gia đình thường xuyên tổ chức các hoạt động ủng hộ đồng bào các vùng miền khó khăn, đặc biệt, anh lưu tâm đến các bệnh viện, trung tâm nằm trên địa bàn Chí Linh. Có khi quà tặng chỉ là những gói bột canh, mì chính, khi là thùng quần áo, chăn, màn, nhưng Việt và gia đình đã trở thành người nhà của nhiều bệnh nhân, người già, người neo đơn đang được điều trị và chăm sóc tại các trung tâm. Anh không tính toán và cũng không nhớ được số tiền và hàng của gia đình anh đã ủng hộ. Các thành viên CLB Thanh niên Chí Linh phát triển kinh tế cũng âm thầm như thế, mỗi năm quyên góp hàng chục chuyến hàng, nhiều vật dụng, tiền, quà để cùng làm từ thiện.
Anh Bùi Văn Tuấn thì đang ấp ủ ý tưởng vận động các bạn thanh niên cùng sản xuất, kinh doanh trong xã xây dựng một HTX thanh niên làm kinh tế. HTX sẽ là nơi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; tập trung cùng mua thức ăn chăn nuôi, thuốc men, vật tư nông nghiệp để được hưởng ưu đãi của các nhà cung cấp. Anh cũng đang tham khảo để đăng ký mô hình nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Anh Tuấn bảo: "Vừa là cán bộ xã, vừa làm kinh tế thì phải cố gắng gấp 200% để hoàn thành nhiệm vụ". Từ một cán bộ địa chính, anh từng bước trưởng thành, năm 2015 được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã. Dù xã chỉ có một Phó Chủ tịch UBND nhưng anh Tuấn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2017, anh được Hội Nông dân xã đề cử là "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" cấp Trung ương. Anh Tuấn cũng được đề nghị Thị ủy, UBND thị xã khen thưởng do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn.
Một thế hệ đảng viên mới tự tin, năng động, dám nghĩ, dám làm đang hình thành từ những đảng viên trẻ hăng hái làm kinh tế ở Chí Linh. Với số đảng viên trẻ được kết nạp ngày càng tăng, có trình độ ngày càng cao, với sức trẻ không ngại gian khó, thế hệ đảng viên kế tiếp đầy nhiệt huyết ở Chí Linh đang góp phần cùng xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp hơn.
Năng động từ cách nghĩ
Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Huệ Bùi Văn Tuấn chối đây đẩy khi được giới thiệu có nhà báo muốn gặp. Anh bảo: "Trong xã có nhiều đảng viên trẻ lắm. Các bạn ấy đều làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia hoạt động nữa".
11 giờ 30 khi một số phòng làm việc của trụ sở UBND xã đã đóng cửa, anh Tuấn vẫn cẩn trọng kiểm tra, rà soát từng thủ tục người dân gửi đến chờ giải quyết. Xong việc anh mời chúng tôi cùng đi ra trang trại để tranh thủ cho cá ăn.
Chất những bao cám đầy lên chiếc bè, anh Tuấn đưa chúng tôi cùng ra giữa ao cá rộng hơn 1 ha. Thoăn thoắt kéo dây, neo bè, rồi xúc cám cho cá, anh làm rất thành thạo.
Sinh năm 1981, anh Tuấn tham gia nghĩa vụ quân sự 2 năm và được kết nạp Đảng năm 1999 trong quân đội. Tốt nghiệp lớp trung cấp về quản lý đất đai, năm 2004 anh về quê công tác. Trước khi tham gia công tác ở xã, anh đã "liều" đấu thầu 3 ha đất trũng ngoài bãi sông để làm kinh tế. Quyết định của anh được coi là "liều" vì 3 ha đất ngoài bãi là đất trũng, nước lụt thất thường lại hoang hóa từ lâu, gia đình, bạn bè đều ngăn cản. Vốn thì không có. Toàn bộ hơn 500 triệu đồng đi vay lúc đó là cả một gánh nặng đối với anh.
Mạo hiểm hơn là trong khi nông dân Nhân Huệ bao đời trung thành với cây rau, cây màu, nay anh dám đi đầu nuôi cá với biết bao bỡ ngỡ, khó khăn. 3 ha đất trũng được anh chia ra làm 2 ao nuôi cá và một trang trại nuôi lợn. Mọi việc từ đắp bờ bao, quây ao, phòng bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường, chống rét, chống nóng cho vật nuôi... đều do anh phải tự học hỏi. Hơn 10 năm, không thể tính toán được bao nhiêu công sức, mồ hôi, thời gian, tiền bạc và cả những thất bại đã đổ xuống 3ha đất này, để đến bây giờ, anh thu lãi bình quân từ 300 - 500 triệu đồng/năm từ nuôi lợn và thả cá.
Ở phường Cộng Hòa, Siêu thị Nam Việt to sừng sững đã đem đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng không chỉ trong phường. Công ty TNHH một thành viên Chu Việt do Chu Đức Việt, sinh năm 1982 làm giám đốc hiện đang là đầu mối phân phối đồ điện dân dụng cho nhiều đại lý trong tỉnh và sang cả tỉnh Quảng Ninh. Anh Việt đã có 9 năm tuổi đảng. Trước đó, anh được kết nạp Đảng khi đang công tác tại một doanh nghiệp nhà nước. Sau khi đơn vị giải thể, năm 2011 anh chuyển về sinh hoạt đảng tại khu dân cư. Anh Việt cho biết: "Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc được tham gia sinh hoạt đảng chính là cơ hội để chủ doanh nghiệp gần hơn với nhân dân, khách hàng, xây dựng và củng cố uy tín, có chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng tốt nhất thị hiếu người tiêu dùng". Việt chọn đặt công ty và mở siêu thị ngay tại quê là để yên tâm sinh sống, kinh doanh gần bà con làng xóm, góp phần làm cho quê nhà phát triển hơn.
Khi được hỏi, vì sao lại đăng ký theo học lớp trung cấp lý luận chính trị, anh Việt bảo: "Học tập lý luận chính trị cũng là trang bị cho mình những kiến thức mà trên thương trường, cuộc sống chưa hề dạy". Năm 2014, Việt tốt nghiệp lớp bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị và hiện có trong tay nhiều bằng đại học chuyên ngành, chứng chỉ các lớp bồi dưỡng kiến thức.
Anh Nguyễn Đăng Nam, sinh năm 1984, ở thôn Đá Bạc 2, xã Hoàng Hoa Thám về quê ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệpI chuyên ngành thú y. Nhiều người rất lạ vì tại sao Nam lại chọn vùng quê hẻo lánh, xa xôi để trở về lập nghiệp. Lý do của Nam rất đơn giản: "Về quê sẽ kéo thêm anh em, bạn bè cùng làm, để cho quê mình ngày càng khấm khá".
Tranh thủ giờ nghỉ, Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Huệ (Chí Linh) Bùi Văn Tuấn làm việc tại trang trại nuôi lợn, thả cá
Anh Nam chọn sản xuất, kinh doanh nước lọc tinh khiết là lĩnh vực ở đây chưa có ai đầu tư. Hơn 1.000 bình nước tinh khiết mang tên Tam Ban từ cơ sở sản xuất của Nam hằng tháng xuất bán khắp vùng. Với chuyên môn là Phó Ban thú y xã, Nam vừa có cơ hội làm thêm, vừa giúp được nhiều nông dân trong vùng có kiến thức về chăn nuôi. Có thêm vốn liếng, Nam mở rộng sang lĩnh vực tổ chức sự kiện và trồng trọt, chăn nuôi. Trang trại nhỏ, nhưng Nam chọn trồng những loại cây đặc sản, lại quay vòng nuôi gà nên cũng thu lãi ổn định 300-400 triệu đồng/năm.
Hai ngôi nhà to kề nhau ngay đầu thôn Đá Bạc 2 của hai anh em Nam mới xây đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của người đảng viên trẻ đang gắn bó, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Gắn bó với quê hương
Là chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thanh niên Chí Linh phát triển kinh tế, có lúc anh Chu Đức Việt đã quy tụ được gần 50 thanh niên làm kinh tế trên nhiều lĩnh vực tham gia. Sau này, nhận thấy có những thành viên không đáp ứng được tiêu chí của CLB để hỗ trợ nhau về kiến thức, kinh nghiệm nên anh thẳng thắn đề nghị các thành viên trên rút khỏi CLB. CLB giờ còn 18 thành viên thực sự là những người muốn gắn bó, hỗ trợ nhau bằng nhiều hình thức như chia sẻ, góp ý về sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường; hỗ trợ nhau về thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chọn lựa cây, con hiệu quả... CLB còn là nơi tập hợp các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của thanh niên, đảng viên trẻ gửi tới các cơ quan liên quan.
Có một hoạt động rất tích cực của CLB nhưng Việt và các thành viên không muốn "quảng cáo", đó là các hoạt động từ thiện. Việt rất đơn giản, tiết kiệm. Toàn bộ trang phục, giày dép của vị giám đốc này đều được mua từ hàng giảm giá trong nước. Và anh thường nói với nhân viên hãy tiết kiệm vì còn rất nhiều người khó khăn hơn mình. Cá nhân Việt và gia đình thường xuyên tổ chức các hoạt động ủng hộ đồng bào các vùng miền khó khăn, đặc biệt, anh lưu tâm đến các bệnh viện, trung tâm nằm trên địa bàn Chí Linh. Có khi quà tặng chỉ là những gói bột canh, mì chính, khi là thùng quần áo, chăn, màn, nhưng Việt và gia đình đã trở thành người nhà của nhiều bệnh nhân, người già, người neo đơn đang được điều trị và chăm sóc tại các trung tâm. Anh không tính toán và cũng không nhớ được số tiền và hàng của gia đình anh đã ủng hộ. Các thành viên CLB Thanh niên Chí Linh phát triển kinh tế cũng âm thầm như thế, mỗi năm quyên góp hàng chục chuyến hàng, nhiều vật dụng, tiền, quà để cùng làm từ thiện.
Anh Bùi Văn Tuấn thì đang ấp ủ ý tưởng vận động các bạn thanh niên cùng sản xuất, kinh doanh trong xã xây dựng một HTX thanh niên làm kinh tế. HTX sẽ là nơi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; tập trung cùng mua thức ăn chăn nuôi, thuốc men, vật tư nông nghiệp để được hưởng ưu đãi của các nhà cung cấp. Anh cũng đang tham khảo để đăng ký mô hình nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Anh Tuấn bảo: "Vừa là cán bộ xã, vừa làm kinh tế thì phải cố gắng gấp 200% để hoàn thành nhiệm vụ". Từ một cán bộ địa chính, anh từng bước trưởng thành, năm 2015 được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã. Dù xã chỉ có một Phó Chủ tịch UBND nhưng anh Tuấn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2017, anh được Hội Nông dân xã đề cử là "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" cấp Trung ương. Anh Tuấn cũng được đề nghị Thị ủy, UBND thị xã khen thưởng do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn.
Một thế hệ đảng viên mới tự tin, năng động, dám nghĩ, dám làm đang hình thành từ những đảng viên trẻ hăng hái làm kinh tế ở Chí Linh. Với số đảng viên trẻ được kết nạp ngày càng tăng, có trình độ ngày càng cao, với sức trẻ không ngại gian khó, thế hệ đảng viên kế tiếp đầy nhiệt huyết ở Chí Linh đang góp phần cùng xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp hơn.
Năm 2017, trong số 258 đảng viên mới kết nạp, Đảng bộ thị xã Chí Linh có 157 đảng viên là đoàn viên thanh niên; 146 người làm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Độ tuổi bình quân đảng viên mới kết nạp là 28,76. |