Hiểm nguy nghề nuôi rắn
- Thứ năm - 26/11/2015 10:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nghề nuôi rắn đã giúp nhiều hộ ở các khu dân cư Chi Ngãi 1, Chi Ngãi 2 phường Cộng Hòa (Chí Linh) đổi đời.
Nghề nuôi rắn đã giúp nhiều hộ ở các khu dân cư Chi Ngãi 1, Chi Ngãi 2 phường Cộng Hòa (Chí Linh) đổi đời. Nhưng nọc độc của nó cũng khiến nhiều người gặp nguy hiểm, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống.
Vừa nuôi vừa sợ
Anh Hoàng Công Long ở khu dân cư Chi Ngãi 1 đã có thâm niên nuôi rắn hơn 15 năm nay nhưng mỗi khi nhắc tới những nguy hiểm của nghề anh vẫn không khỏi rùng mình. Anh Long cho biết: "Lúc mới tìm hiểu về quy trình, kỹ thuật nuôi, tôi rất hào hứng. Tuy nhiên, sau khi lên Hà Nội học hỏi kinh nghiệm, tôi đã định từ bỏ bởi được tận mắt chứng kiến sự dữ dằn của loài rắn hổ mang. Sau nhiều lần do dự, tôi cũng quyết định nuôi 48 con rắn hổ mang thường. Những ngày đầu, mỗi lần cho rắn ăn, sống lưng tôi đều lạnh toát. Làm nhiều rồi cũng thành quen. Thời điểm đó rắn bán được giá nên tôi tiếp tục mở rộng diện tính nuôi". Đến nay, anh Long đã có hơn 800 hầm và 10 chuồng nuôi 1.600 con rắn ráo trâu và hổ mang thường. Mặc dù phải từ 3-5 ngày mới cần cho rắn ăn một lần nhưng để phòng bất trắc, anh thuê thêm 2 người làm để có thể hỗ trợ nhau nếu gặp sự cố. Cũng theo anh Long, rắn ráo trâu không độc bằng rắn hổ mang thường, tuy vậy nếu bị những loại này cắn mà không được cấp cứu kịp thời cũng rất nguy hiểm đến tính mạng.
Dù có nhiều năm trong nghề nhưng chỉ trong một lần sơ ý anh Nguyễn Đình Triều, người làm công của gia đình anh Long đã phải bỏ đi một ngón tay. Anh nhớ lại: "Đặc tính của rắn là lúc háo mồi sẽ rất hung dữ và độc tố tăng lên gấp đôi. Năm ngoái, trong lúc cho rắn ăn, do không cẩn thận tôi bị một con hổ mang cắn vào ngón tay. Vết cắn tưởng như đơn giản nhưng nọc độc của rắn khiến cả cánh tay tôi sưng tấy, toàn thân đau đớn, không thể làm gì suốt một thời gian dài. Chỗ rắn cắn bị hoại tử, không lành lại được. Ở đây 10 người nuôi thì phải đến 9 người bị rắn cắn, không tránh được".
Không chỉ những người trực tiếp nuôi rắn mới gặp nguy hiểm mà người dân sống ở khu vực này cũng luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi rắn sổng chuồng. Chỉ riêng gia đình anh Long, mỗi năm đã mất gần 30 triệu đồng do rắn thất thoát. Rắn mới sinh hoặc vài tháng tuổi thân mảnh rất dễ lách qua cửa sắt và trườn ra ngoài, khả năng gây hại cho mọi người rất cao, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Chị Nguyễn Thị Luận ở thôn Chi Ngãi 2 vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết cách đây gần 2 tháng của chồng mình là anh Phùng Văn Dương. Chị Luận kể lại: "Nhà tôi không nuôi rắn nhưng nghiệt ngã thay lại chết vì rắn. Anh ấy làm lái xe, thi thoảng mới về nhà. Đúng hôm chồng tôi về thì một con rắn hổ mang không biết của hộ nào trườn vào sân nhà tôi. Sợ mọi người hoảng loạn, anh dùng gậy bắt rắn rồi bỏ vào bao. Trong lúc đang buộc đầu bao lại thì anh bị rắn cắn. Gia đình cũng đã sơ cứu, đắp thuốc lá, anh không có biểu hiện gì bất thường nên chúng tôi nghĩ không sao. Nhưng 2 ngày sau, anh sốt cao, lên cơn co giật và đã bỏ lại mẹ con tôi khi đang trên đường đi cấp cứu".
Bấp bênh
Bị rắn cắn dẫn đến nhiều thương tích không còn là chuyện hiếm đối với người dân nơi đây. Người phải đi tháo khớp, người thì chân tay hoại tử và đau lòng hơn cả là cái chết. Trước kia, người nuôi nếu bị rắn cắn thường chữa bằng thuốc nam, lá cây rừng, còn hiện tại do đã lường trước được nguy hiểm, họ đến bệnh viện lớn điều trị. Chi phí mỗi lần như thế mất khoảng từ 20-50 triệu đồng. Với giá bán rắn xuống thấp như hiện nay, khoảng 350.000 đồng/kg và những hiểm nguy mà người nuôi gặp phải thì cái giá phải trả không hề nhỏ.
Anh Nguyễn Quy Sắc ở khu dân cư Chi Ngãi 2 là hộ nuôi rắn có tiếng trong vùng than thở: "Nếu như trước kia gia đình tôi thu nhập cao nhờ nuôi rắn thì giờ đây cũng chỉ dám nuôi cầm chừng để giữ nghề. Hơn 1.000 con rắn trong chuồng đã có thể được xuất nhưng tôi không dám bán bởi giá quá thấp". 20 năm trong nghề anh Sắc đã 5 lần bị rắn cắn, lần gần đây nhất cách đây 3 tháng. Chạy chữa cũng tốn kém đủ đường. Chính vì vậy mà anh Sắc đã phải xoay sang làm nghề khác. Sắp tới, anh chỉ định giữ lại một ít nuôi với quy mô nhỏ chứ nếu tiếp tục đầu tư thì không biết đến bao giờ mới thu lại vốn. Trước kia, giá bán có thời điểm lên tới hơn 1 triệu đồng/kg, nên dù có nguy hiểm, những người nuôi rắn cũng phấn khởi và thấy xứng đáng với công sức bỏ ra. Còn hiện tại, nếu giá cứ thấp kéo dài, chắc sẽ còn nhiều người bỏ nghề.
Anh Nguyễn Duy Lũy, Phó Chủ tịch UBND phường Cộng Hòa cho biết: "Nghề nuôi rắn đã tạo ra hướng phát triển kinh tế cho địa phương, nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu từ nó. Tuy nhiên, thị trường đầu ra không ổn định, phụ thuộc nhiều vào phía Trung Quốc nên người nuôi rắn nhiều phen lao đao. Hơn nữa, đa số các hộ đều nuôi bằng kinh nghiệm nên còn chủ quan trong việc bảo hộ dẫn tới những hậu quả khôn lường".
Hàng trăm hộ nuôi rắn ở các thôn Chi Ngãi 1, Chi Ngãi 2 đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo khi giá con giống cao, chi phí thức ăn ngày càng tăng trong khi giá đầu ra thì xuống thấp kỷ lục. Không những vậy, rắn nuôi còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với rắn hoang dã vì chúng chỉ được ăn theo bữa.
Vừa nuôi vừa sợ
Anh Hoàng Công Long ở khu dân cư Chi Ngãi 1 đã có thâm niên nuôi rắn hơn 15 năm nay nhưng mỗi khi nhắc tới những nguy hiểm của nghề anh vẫn không khỏi rùng mình. Anh Long cho biết: "Lúc mới tìm hiểu về quy trình, kỹ thuật nuôi, tôi rất hào hứng. Tuy nhiên, sau khi lên Hà Nội học hỏi kinh nghiệm, tôi đã định từ bỏ bởi được tận mắt chứng kiến sự dữ dằn của loài rắn hổ mang. Sau nhiều lần do dự, tôi cũng quyết định nuôi 48 con rắn hổ mang thường. Những ngày đầu, mỗi lần cho rắn ăn, sống lưng tôi đều lạnh toát. Làm nhiều rồi cũng thành quen. Thời điểm đó rắn bán được giá nên tôi tiếp tục mở rộng diện tính nuôi". Đến nay, anh Long đã có hơn 800 hầm và 10 chuồng nuôi 1.600 con rắn ráo trâu và hổ mang thường. Mặc dù phải từ 3-5 ngày mới cần cho rắn ăn một lần nhưng để phòng bất trắc, anh thuê thêm 2 người làm để có thể hỗ trợ nhau nếu gặp sự cố. Cũng theo anh Long, rắn ráo trâu không độc bằng rắn hổ mang thường, tuy vậy nếu bị những loại này cắn mà không được cấp cứu kịp thời cũng rất nguy hiểm đến tính mạng.
Dù có nhiều năm trong nghề nhưng chỉ trong một lần sơ ý anh Nguyễn Đình Triều, người làm công của gia đình anh Long đã phải bỏ đi một ngón tay. Anh nhớ lại: "Đặc tính của rắn là lúc háo mồi sẽ rất hung dữ và độc tố tăng lên gấp đôi. Năm ngoái, trong lúc cho rắn ăn, do không cẩn thận tôi bị một con hổ mang cắn vào ngón tay. Vết cắn tưởng như đơn giản nhưng nọc độc của rắn khiến cả cánh tay tôi sưng tấy, toàn thân đau đớn, không thể làm gì suốt một thời gian dài. Chỗ rắn cắn bị hoại tử, không lành lại được. Ở đây 10 người nuôi thì phải đến 9 người bị rắn cắn, không tránh được".
Không chỉ những người trực tiếp nuôi rắn mới gặp nguy hiểm mà người dân sống ở khu vực này cũng luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi rắn sổng chuồng. Chỉ riêng gia đình anh Long, mỗi năm đã mất gần 30 triệu đồng do rắn thất thoát. Rắn mới sinh hoặc vài tháng tuổi thân mảnh rất dễ lách qua cửa sắt và trườn ra ngoài, khả năng gây hại cho mọi người rất cao, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Chị Nguyễn Thị Luận ở thôn Chi Ngãi 2 vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết cách đây gần 2 tháng của chồng mình là anh Phùng Văn Dương. Chị Luận kể lại: "Nhà tôi không nuôi rắn nhưng nghiệt ngã thay lại chết vì rắn. Anh ấy làm lái xe, thi thoảng mới về nhà. Đúng hôm chồng tôi về thì một con rắn hổ mang không biết của hộ nào trườn vào sân nhà tôi. Sợ mọi người hoảng loạn, anh dùng gậy bắt rắn rồi bỏ vào bao. Trong lúc đang buộc đầu bao lại thì anh bị rắn cắn. Gia đình cũng đã sơ cứu, đắp thuốc lá, anh không có biểu hiện gì bất thường nên chúng tôi nghĩ không sao. Nhưng 2 ngày sau, anh sốt cao, lên cơn co giật và đã bỏ lại mẹ con tôi khi đang trên đường đi cấp cứu".
Bấp bênh
Bị rắn cắn dẫn đến nhiều thương tích không còn là chuyện hiếm đối với người dân nơi đây. Người phải đi tháo khớp, người thì chân tay hoại tử và đau lòng hơn cả là cái chết. Trước kia, người nuôi nếu bị rắn cắn thường chữa bằng thuốc nam, lá cây rừng, còn hiện tại do đã lường trước được nguy hiểm, họ đến bệnh viện lớn điều trị. Chi phí mỗi lần như thế mất khoảng từ 20-50 triệu đồng. Với giá bán rắn xuống thấp như hiện nay, khoảng 350.000 đồng/kg và những hiểm nguy mà người nuôi gặp phải thì cái giá phải trả không hề nhỏ.
Anh Nguyễn Quy Sắc ở khu dân cư Chi Ngãi 2 là hộ nuôi rắn có tiếng trong vùng than thở: "Nếu như trước kia gia đình tôi thu nhập cao nhờ nuôi rắn thì giờ đây cũng chỉ dám nuôi cầm chừng để giữ nghề. Hơn 1.000 con rắn trong chuồng đã có thể được xuất nhưng tôi không dám bán bởi giá quá thấp". 20 năm trong nghề anh Sắc đã 5 lần bị rắn cắn, lần gần đây nhất cách đây 3 tháng. Chạy chữa cũng tốn kém đủ đường. Chính vì vậy mà anh Sắc đã phải xoay sang làm nghề khác. Sắp tới, anh chỉ định giữ lại một ít nuôi với quy mô nhỏ chứ nếu tiếp tục đầu tư thì không biết đến bao giờ mới thu lại vốn. Trước kia, giá bán có thời điểm lên tới hơn 1 triệu đồng/kg, nên dù có nguy hiểm, những người nuôi rắn cũng phấn khởi và thấy xứng đáng với công sức bỏ ra. Còn hiện tại, nếu giá cứ thấp kéo dài, chắc sẽ còn nhiều người bỏ nghề.
Anh Nguyễn Duy Lũy, Phó Chủ tịch UBND phường Cộng Hòa cho biết: "Nghề nuôi rắn đã tạo ra hướng phát triển kinh tế cho địa phương, nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu từ nó. Tuy nhiên, thị trường đầu ra không ổn định, phụ thuộc nhiều vào phía Trung Quốc nên người nuôi rắn nhiều phen lao đao. Hơn nữa, đa số các hộ đều nuôi bằng kinh nghiệm nên còn chủ quan trong việc bảo hộ dẫn tới những hậu quả khôn lường".
Hàng trăm hộ nuôi rắn ở các thôn Chi Ngãi 1, Chi Ngãi 2 đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo khi giá con giống cao, chi phí thức ăn ngày càng tăng trong khi giá đầu ra thì xuống thấp kỷ lục. Không những vậy, rắn nuôi còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với rắn hoang dã vì chúng chỉ được ăn theo bữa.