Chí Linh đi đầu chuẩn hóa các trường học
- Thứ bảy - 21/10/2017 19:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mục tiêu của thị xã Chí Linh là đến hết năm 2017 sẽ xây dựng toàn bộ các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập đạt chuẩn quốc gia (CQG).
Nếu thành công, Chí Linh sẽ là địa phương đầu tiên của tỉnh có 100% số trường công lập đạt CQG. Thị xã đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này.
Tập trung cho tiêu chí khó
Năm 2016, thị xã có 44 trong tổng số 64 trường công lập đạt CQG, chiếm 68,8%. Trong đó có 14 trường mầm non (chiếm 60,9% số trường mầm non), 20 trường tiểu học (90,9%), 10 trường THCS (52,6%). Thị xã đặt quyết tâm đến hết năm nay sẽ xây dựng 20 trường học còn lại thuộc các bậc học đạt chuẩn. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, thị xã đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với các ngành liên quan tiến hành rà soát, thống kê, kiểm tra lại toàn bộ điều kiện về quỹ đất, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, nguồn nhân lực... Trên cơ sở đó, các trường tổ chức đối chiếu với từng tiêu chí của trường CQG ở cấp học của mình. Qua rà soát, các trường còn thiếu hơn 70 phòng học, hầu hết thiếu phòng chức năng, sân chơi. Nhiều trường mầm non, tiểu học thiếu bếp ăn bán trú...
Trước những khó khăn trên, thị xã đã tích cực chỉ đạo các địa phương, các ngành liên quan quy hoạch mạng lưới, quy mô các trường ở mỗi cấp học gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Các trường mầm non có nhiều điểm sẽ giảm còn không quá 3 điểm trường (trong đó có 1 điểm trường chính). Những trường còn thiếu diện tích được bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất năm 2017 và lộ trình sử dụng đất đến năm 2020. Theo kế hoạch, thị xã sẽ đầu tư khoảng 110 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm các trường có đủ phòng học, phòng bộ môn, phòng làm việc, sân chơi, bãi tập, các công trình phụ trợ khác đạt chuẩn. Các phòng học, phòng chức năng được trang bị thiết bị, đồ dùng theo chuẩn và tiến tới đồng bộ, hiện đại. Đây là số tiền không nhỏ trong khi điều kiện ngân sách của thị xã và các xã, phường còn hạn chế. Để có đủ nguồn kinh phí, thị xã tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. Ngoài ra, các trường đã xã hội hóa được hàng trăm triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và cải tạo, nâng cấp phòng học, công trình phụ trợ.
Ông Trịnh Xuân Dương, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã cho biết: Để xây dựng thành công trường CQG, ngoài tập trung cho cơ sở vật chất, thời gian qua, thị xã đã chỉ đạo các trường chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh thực hiện các chuyên đề, chủ đề dạy học...
Thay đổi mạnh mẽ
Từ chỉ đạo quyết liệt của thị xã và sự hỗ trợ của các cấp, thời gian qua, việc xây dựng trường lớp diễn ra khẩn trương, tích cực. Trường THCS Lê Lợi xây mới nhà hiệu bộ, 6 phòng học, sân chơi, tường bao. Trường THCS Hưng Đạo cũng xây mới nhà hiệu bộ, 4 phòng học, sân chơi, nhà xe cho học sinh, giáo viên; Trường THCS Phả Lại xây mới 9 phòng học. Các trường tiểu học: Kênh Giang xây mới bếp ăn bán trú, sân chơi, chỉnh trang lại khuôn viên; Phả Lại 1 xây mới 4 phòng học, nhà làm việc. Các trường mầm non: Bắc An xây mới 6 phòng học, phòng chức năng; Cộng Hòa 1 xây mới 12 phòng học, nhà hiệu bộ, bếp ăn bán trú, sân vườn; Lê Lợi xây mới 12 phòng học, nhà làm việc, sân chơi... Đến nay, hầu hết các trường đều đạt các tiêu chí của trường CQG. Năm học 2016 - 2017, thị xã đã có thêm 9 trường được công nhận đạt CQG.
Tập trung cho tiêu chí khó
Năm 2016, thị xã có 44 trong tổng số 64 trường công lập đạt CQG, chiếm 68,8%. Trong đó có 14 trường mầm non (chiếm 60,9% số trường mầm non), 20 trường tiểu học (90,9%), 10 trường THCS (52,6%). Thị xã đặt quyết tâm đến hết năm nay sẽ xây dựng 20 trường học còn lại thuộc các bậc học đạt chuẩn. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, thị xã đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với các ngành liên quan tiến hành rà soát, thống kê, kiểm tra lại toàn bộ điều kiện về quỹ đất, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, nguồn nhân lực... Trên cơ sở đó, các trường tổ chức đối chiếu với từng tiêu chí của trường CQG ở cấp học của mình. Qua rà soát, các trường còn thiếu hơn 70 phòng học, hầu hết thiếu phòng chức năng, sân chơi. Nhiều trường mầm non, tiểu học thiếu bếp ăn bán trú...
Trước những khó khăn trên, thị xã đã tích cực chỉ đạo các địa phương, các ngành liên quan quy hoạch mạng lưới, quy mô các trường ở mỗi cấp học gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Các trường mầm non có nhiều điểm sẽ giảm còn không quá 3 điểm trường (trong đó có 1 điểm trường chính). Những trường còn thiếu diện tích được bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất năm 2017 và lộ trình sử dụng đất đến năm 2020. Theo kế hoạch, thị xã sẽ đầu tư khoảng 110 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm các trường có đủ phòng học, phòng bộ môn, phòng làm việc, sân chơi, bãi tập, các công trình phụ trợ khác đạt chuẩn. Các phòng học, phòng chức năng được trang bị thiết bị, đồ dùng theo chuẩn và tiến tới đồng bộ, hiện đại. Đây là số tiền không nhỏ trong khi điều kiện ngân sách của thị xã và các xã, phường còn hạn chế. Để có đủ nguồn kinh phí, thị xã tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. Ngoài ra, các trường đã xã hội hóa được hàng trăm triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và cải tạo, nâng cấp phòng học, công trình phụ trợ.
Ông Trịnh Xuân Dương, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã cho biết: Để xây dựng thành công trường CQG, ngoài tập trung cho cơ sở vật chất, thời gian qua, thị xã đã chỉ đạo các trường chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh thực hiện các chuyên đề, chủ đề dạy học...
Thay đổi mạnh mẽ
Từ chỉ đạo quyết liệt của thị xã và sự hỗ trợ của các cấp, thời gian qua, việc xây dựng trường lớp diễn ra khẩn trương, tích cực. Trường THCS Lê Lợi xây mới nhà hiệu bộ, 6 phòng học, sân chơi, tường bao. Trường THCS Hưng Đạo cũng xây mới nhà hiệu bộ, 4 phòng học, sân chơi, nhà xe cho học sinh, giáo viên; Trường THCS Phả Lại xây mới 9 phòng học. Các trường tiểu học: Kênh Giang xây mới bếp ăn bán trú, sân chơi, chỉnh trang lại khuôn viên; Phả Lại 1 xây mới 4 phòng học, nhà làm việc. Các trường mầm non: Bắc An xây mới 6 phòng học, phòng chức năng; Cộng Hòa 1 xây mới 12 phòng học, nhà hiệu bộ, bếp ăn bán trú, sân vườn; Lê Lợi xây mới 12 phòng học, nhà làm việc, sân chơi... Đến nay, hầu hết các trường đều đạt các tiêu chí của trường CQG. Năm học 2016 - 2017, thị xã đã có thêm 9 trường được công nhận đạt CQG.
Năm nay, Trường Mầm non xã Lê Lợi được đầu tư hơn 5 tỷ đồng để xây dựng phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ
Thầy giáo Đỗ Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi chia sẻ: "Là ngôi trường ở vùng sâu của thị xã, thời gian qua trường được hỗ trợ gần 15 tỷ đồng xây mới 12 phòng học, nhà hiệu bộ. Có cơ sở vật chất tốt, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao. Nhiều năm nay, trường có 1 - 7 học sinh giỏi cấp tỉnh, nằm trong tốp 3 trường dẫn đầu về kết quả thi học sinh giỏi thị xã và nằm trong danh sách 100 trường có kết quả đầu vào THPT công lập cao".
Từ nay đến hết năm 2017, thị xã còn 12 trường phấn đấu đạt chuẩn. Cô giáo Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bắc An cho biết: "Năm 2017, trường được xây mới 6 phòng học, 5 phòng chức năng, sân chơi và các công trình phụ trợ khác, trị giá gần 10 tỷ đồng. Hiện cơ sở vật chất và các điều kiện khác của trường đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu nuôi dạy trẻ".
Tuy nhiên thị xã sẽ khó đạt được mục tiêu 100% số trường CQG trong năm nay. Vì tháng 5 vừa qua, thị xã đã thành lập thêm Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Sao Đỏ). Theo quy định, để trường này được công nhận đạt chuẩn phải đến sang năm khi có đầu ra học sinh khối 5. Tuy các điều kiện cơ bản đạt chuẩn nhưng do Trường Tiểu học Kênh Giang có quy mô nhỏ (với 5 lớp và hơn 40 học sinh) nên Sở Giáo dục và Đào tạo chưa quyết định rõ là có công nhận trường này đạt CQG hay xếp vào đối tượng đặc biệt.
Dù khó đạt mục tiêu đề ra nhưng những kết quả từ nỗ lực dồn sức cho giáo dục đã đem lại lợi ích không nhỏ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của thị xã. Và đó thực sự là thành quả đáng mong đợi nhất.
DANH TRUNG (Báo Hải Dương)