Lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hãy mau quay về
- Thứ năm - 18/10/2018 11:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chính sách đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc dành cho lao động cư trú bất hợp pháp tự nguyện hồi hương là một cơ hội cho những người lao động này trở về.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa thông báo về chính sách đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc dành cho lao động cư trú bất hợp pháp (CTBHP) tự nguyện hồi hương. Theo đó, những người nước ngoài, bao gồm cả lao động CTBHP tại Hàn Quốc tự nguyện về nước trong thời gian từ ngày 1.10.2018 - 31.3.2019 sẽ không bị hạn chế tái nhập cảnh vào Hàn Quốc. Những trường hợp không tự nguyện hồi hương mà bị trục xuất sẽ hạn chế nhập cảnh Hàn Quốc tối đa 10 năm.
Đây là một thông tin rất đáng chú ý đối với lao động tỉnh ta bởi mấy năm nay Hải Dương luôn là một trong những địa phương có số lao động CTBHP tại Hàn Quốc cao nhất trong cả nước. Năm 2018 có 49 quận/huyện bị cấm xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc thì Hải Dương cũng góp mặt các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Bình Giang, Thanh Hà, thị xã Chí Linh và TP Hải Dương. Nguyên nhân do các địa phương này đang có số lao động CTBHP tại Hàn Quốc cao, từ 60 người trở lên. Tính đến tháng 5.2018, khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có công văn gửi các địa phương về việc dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS (chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc), 7 địa phương trên có tổng cộng 790 lao động đang CTBHP ở Hàn Quốc. Dẫn đầu là huyện Cẩm Giàng với 137 người, rồi tới thị xã Chí Linh 104 người, TP Hải Dương 95 người...
Như vậy, chỉ vì cái lợi riêng của gần 800 người, của gần 800 gia đình mà đã ảnh hưởng tới cơ hội đi xuất khẩu lao động của hàng trăm người ở các địa phương trên. Đồng nghĩa với mất đi cơ hội đổi đời của hàng trăm lao động, hàng trăm gia đình khác.
Điều đáng nói là danh sách các địa phương bị dừng chương trình EPS mỗi năm chỉ được công bố 1 lần và cũng không biết chắc chắn địa phương nào sẽ bị rơi vào "danh sách đen" ấy nên các lao động vẫn đóng tiền để học tiếng, vẫn làm các thủ tục để sẵn sàng lên đường. "Tiền đóng, gạo góp" rồi, chỉ thấp thỏm chờ ngày lên đường với bao hy vọng nên đến khi danh sách trên được công bố, không ít người lao động đã phải thất vọng tràn trề. Người lao động lại phải chờ đợi thêm 1 năm nữa để xem mình có may mắn được đi hay không. Trong thời gian chờ đợi, họ vẫn phải tiếp tục lao động để mưu sinh. Trong thời gian ấy, chắc gì họ đã có thời gian mà "văn ôn võ luyện" tiếng Hàn, hay những kỹ năng đã được đào tạo để thích nghi, đáp ứng môi trường làm việc ở nước bạn. Vậy nên 1 năm sau, nếu có may mắn được đi thì có khi những vốn liếng ngôn ngữ, kỹ năng được đào tạo đã bị rơi rụng không ít.
Những lao động đang CTBHP nơi xứ người cũng phải đối mặt với không ít rủi ro. Họ phải trốn chui trốn lủi, nơm nớp lo sự truy đuổi của cảnh sát sở tại. Nhiều khi trong quá trình trốn chạy, người lao động phải đối mặt với những rủi ro. Là lao động chui nên mọi chế độ cho người lao động cũng không được bảo đảm. Nếu không may xảy ra tai nạn lao động hay gặp những rủi ro khác, người lao động phải tự gánh chịu hậu quả.
Chính sách đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc dành cho lao động CTBHP tự nguyện hồi hương là một cơ hội cho những người lao động này trở về, cũng là mở ra cơ hội mới cho biết bao lao động người Việt Nam mong muốn sang làm việc ở nước bạn. Các gia đình có người thân đang CTBHP ở Hàn Quốc cần kêu gọi họ trở về để tránh những chuyện không may có thể xảy ra khi bị truy đuổi. Bởi sau ngày 31.3.2019, chắc chắn phía Hàn Quốc sẽ có những chính sách cứng rắn để loại bỏ lao động bất hợp pháp.
KIM THANH (Báo Hải Dương điện tử)
Đây là một thông tin rất đáng chú ý đối với lao động tỉnh ta bởi mấy năm nay Hải Dương luôn là một trong những địa phương có số lao động CTBHP tại Hàn Quốc cao nhất trong cả nước. Năm 2018 có 49 quận/huyện bị cấm xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc thì Hải Dương cũng góp mặt các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Bình Giang, Thanh Hà, thị xã Chí Linh và TP Hải Dương. Nguyên nhân do các địa phương này đang có số lao động CTBHP tại Hàn Quốc cao, từ 60 người trở lên. Tính đến tháng 5.2018, khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có công văn gửi các địa phương về việc dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS (chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc), 7 địa phương trên có tổng cộng 790 lao động đang CTBHP ở Hàn Quốc. Dẫn đầu là huyện Cẩm Giàng với 137 người, rồi tới thị xã Chí Linh 104 người, TP Hải Dương 95 người...
Như vậy, chỉ vì cái lợi riêng của gần 800 người, của gần 800 gia đình mà đã ảnh hưởng tới cơ hội đi xuất khẩu lao động của hàng trăm người ở các địa phương trên. Đồng nghĩa với mất đi cơ hội đổi đời của hàng trăm lao động, hàng trăm gia đình khác.
Điều đáng nói là danh sách các địa phương bị dừng chương trình EPS mỗi năm chỉ được công bố 1 lần và cũng không biết chắc chắn địa phương nào sẽ bị rơi vào "danh sách đen" ấy nên các lao động vẫn đóng tiền để học tiếng, vẫn làm các thủ tục để sẵn sàng lên đường. "Tiền đóng, gạo góp" rồi, chỉ thấp thỏm chờ ngày lên đường với bao hy vọng nên đến khi danh sách trên được công bố, không ít người lao động đã phải thất vọng tràn trề. Người lao động lại phải chờ đợi thêm 1 năm nữa để xem mình có may mắn được đi hay không. Trong thời gian chờ đợi, họ vẫn phải tiếp tục lao động để mưu sinh. Trong thời gian ấy, chắc gì họ đã có thời gian mà "văn ôn võ luyện" tiếng Hàn, hay những kỹ năng đã được đào tạo để thích nghi, đáp ứng môi trường làm việc ở nước bạn. Vậy nên 1 năm sau, nếu có may mắn được đi thì có khi những vốn liếng ngôn ngữ, kỹ năng được đào tạo đã bị rơi rụng không ít.
Những lao động đang CTBHP nơi xứ người cũng phải đối mặt với không ít rủi ro. Họ phải trốn chui trốn lủi, nơm nớp lo sự truy đuổi của cảnh sát sở tại. Nhiều khi trong quá trình trốn chạy, người lao động phải đối mặt với những rủi ro. Là lao động chui nên mọi chế độ cho người lao động cũng không được bảo đảm. Nếu không may xảy ra tai nạn lao động hay gặp những rủi ro khác, người lao động phải tự gánh chịu hậu quả.
Chính sách đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc dành cho lao động CTBHP tự nguyện hồi hương là một cơ hội cho những người lao động này trở về, cũng là mở ra cơ hội mới cho biết bao lao động người Việt Nam mong muốn sang làm việc ở nước bạn. Các gia đình có người thân đang CTBHP ở Hàn Quốc cần kêu gọi họ trở về để tránh những chuyện không may có thể xảy ra khi bị truy đuổi. Bởi sau ngày 31.3.2019, chắc chắn phía Hàn Quốc sẽ có những chính sách cứng rắn để loại bỏ lao động bất hợp pháp.
KIM THANH (Báo Hải Dương điện tử)