Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Sinh - đền Hóa
- Thứ ba - 18/09/2018 20:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có từ lâu đời, trong đó Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đền Sinh - đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một trong những trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở miền Bắc được nhiều người biết đến. Để nhân dân và du khách thập phương hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và ở đền Sinh - đền Hóa nói riêng trang http://chilinhquetoi.com đăng tải bài viết này nhằm giúp quý vị có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tín ngưỡng độc đáo này.
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được xuất phát từ tín ngưỡng bản địa các thần linh thiên nhiên, thờ nữ thần, mẫu thần và tín ngưỡng thờ tổ tiên có từ lâu đời tại nước ta. Trải qua thời gian, tín ngưỡng này đã có sự tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo, đồng thời khái niệm thờ Mẫu cũng được mở rộng bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian, những người phụ nữ có thật trong lịch sử. Những nhân vật này được kính trọng, tôn thờ và được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu. Người Việt tin rằng với quyền năng sinh sôi, bảo trợ, phù hộ và che chở của đức Mẫu giúp cho tâm nguyện của họ thành hiện thực, đồng thời nhằm xua đi nỗi sợ hãi trước thiên nhiên. Đến thế kỷ thứ 17 – 18, khi Mẫu Tam phủ, Tứ phủ được hình thành và phát triển mạnh mẽ thì nó lại tam phủ, tứ phủ hóa tục thờ nữ thần, mẫu thần.
Cùng với sự phát triển mở rộng lãnh thổ về phương Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng theo chân người Việt đến những vùng đất mới, tín ngưỡng này đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu, nữ thần của người dân bản địa ở vùng đất mới như người Chăm, người Khmer để tạo nên các dạng thức khác nhau của tín ngưỡng thờ Mẫu. Vì vậy, tuy cũng là tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng dạng thức và việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ khác với Trung Bộ và Nam Bộ. Chẳng hạn, tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ có nguồn gốc xa xưa với tục thờ nữ thần, tới thời phong kiến một số nữ thần đã được cung đình hóa và lịch sử hóa để thành các mẫu thần với việc phong thần của nhà nước phong kiến như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu. Đến thế kỷ 15, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được phát triển mạnh, thì trong tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được coi là một trong bốn vị thánh bất tử hay còn gọi là “tứ bất tử” và đứng đầu trong thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt vùng Bắc Bộ. Tục thờ Mẫu ở vùng Trung Bộ không có sự hiện diện của Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như: Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành… và hình thức thờ Mẫu thần như thờ Thiên Y A Na hay còn gọi là bà Chúa Ngọc. Còn tục thờ Mẫu ở Nam Bộ cũng không có yếu tố thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà gần với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Trung Bộ như thờ nữ thần như Bà Ngũ Hành, Tứ Vị Thánh nương, Bà Thủy Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô… v à thờ phụng Mẫu thần như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu…
Trong hệ thống thần linh được thờ của Đạo Mẫu chủ chốt và cao nhất là Tam tòa Thánh Mẫu bao gồm 3 vị Mẫu: Mẫu Thượng Thiên được thờ ở vị trí trung tâm, tượng trưng cho vị thần sáng tạo ra bầu trời, đại diện cho nguồn sinh lực vô biên, cốt lõi của sự sống và mọi nguồn hạnh phúc. Tiếp đến là Mẫu Thượng Ngàn vị thần cai quản toàn bộ vùng rừng, đồi núi. Nơi chứa đựng những của cải tiềm ẩn nuôi sống con người khi giáp hạt mất mùa, nơi kiếm củi đốt để nấu ăn, sưởi ấm và là nơi an táng khi con người qua đời. Vì thế trong tư duy của người Việt, bà mẹ rừng tối linh tối thiện đã nâng đỡ các kiếp đời người đã qua để những người có tâm lành tái sinh. Cuối cùng là Mẫu Thoải hay còn gọi Mẫu Thủy, hay bà Chúa Lạch là vị thần sáng tạo ra mọi miền của nước biển, sống, suối, đầm, hồ. Hệ thống thờ Mẫu Thoải và các thần linh liên quan có mặt hầu khắp mọi nơi như một sự bảo đảm cho nguồn nước nông nghiệp luôn được đầy đủ.
Dưới Tam tòa Thánh Mẫu đến hàng Quan lớn gồm 5 vị Quan lớn; hàng Chầu Bà gồm 12 vị Thánh bà; hàng Ông Hoàng gồm 10 vị Thủy Tế; sau đó là hàng các Cô và Cậu; hàng 5 quan Ngũ Hổ trấn thủ 5 phương… và cả các thần linh địa phương như một số chúa Bà, Cô bé… Mỗi vị đều có vị trí, vai trò, chức phận khác nhau.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, một trong những nghi thức quan trọng và là nét đặc trưng của tín ngưỡng này là nghi thức hầu đồng (hay còn gọi hầu bóng). Thực hiện nghi thức hầu đồng đầy đủ gồm 36 giá đồng, để mong đức Mẫu và các thần linh hóa thân phù hộ cho người dân có cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp may mắn, tránh tai ương, vận hạn. Điều không thể hiếu trong thực hiện nghi thức hầu đồng đó là loại hình nghệ thuật dân gian diễn xướng hầu Thánh (hay còn gọi là hát chầu văn, hát văn) mà ít tín ngưỡng nào có được. Có tới hàng trăm bài văn chầu được dân gian sáng tác được ví như những truyền thuyết bằng thơ với nội dụng mô tả cảnh, ca ngợi công đức của các Mẫu, các thần linh, những danh nhân, anh hùng dân tộc người có công với nước với dân và răn dạy người đời sống có đạo nghĩa, nhân đức.
Đền Sinh - đền Hóa một địa chỉ thờ Mẫu linh thiêng
Trong hồ sơ đề cử UNESCO công nhận thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ghi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có ở 22 tỉnh, thành phố, trong đó có 21 tỉnh, thành phía Bắc và TP Hồ Chí Minh.
Trong số 21 tỉnh, thành phía Bắc có tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ có tỉnh Hải Dương và trong các di tích có tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của tỉnh Hải Dương có di tích đền Sinh - đền Hóa của thị xã Chí Linh. Cũng theo hồ sơ mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình lên UNESCO về những trung tâm thờ Mẫu Tam phủ tiêu biểu có di tích Đền Sinh - đền Hóa. Việc hồ sơ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã trở thành niềm vui cho đất nước ta nói chung và cho các địa phương có di tích có tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng, trong đó có niềm vui của người dân thị xã Chí Linh.
Di tích đền Sinh - đền Hóa là một di tích có từ lâu đời, nằm ở thôn An Môn, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh. Di tích thờ đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên và đức Thánh Mẫu Thạch Linh. Những vì thần vị thánh này luôn phù hộ độ trì cho nhân dân sức khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân địa phương rất thành kính, trân trọng ra sức bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo di tích đến ngày nay.
Tương truyền, ngày xưa đám trẻ làng Yên Mô (nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi) đang chăn trâu dưới chân núi bỗng nghe trên lưng chừng núi có tiếng khóc của một hài nhi. Lên đến nơi, thấy một hài nhi đang nằm trong khe đá của tảng đá rất lớn có dáng hình người phụ nữ trong tư thế sinh nở. Thấy lạ, đám trẻ rước về làng. Xuống dưới chân núi bỗng mây đen ùn đến, giống bão nổi lên, Hài nhi được được đám trẻ rước về làng bỗng may lên trời, trên không trung văng vẳng tiếng nói “Ta là Đại tướng Phi Bồng Hiệu Thiên giáng hạ…”. Dân làng lấy làm kinh hãi liền lập đền thờ phụng đến nay. Sau này vị trí nơi tảng đá sinh ra đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên được lập đền thờ mang tên đền Sinh (hay còn gọi đền Mẫu Sinh), còn chỗ đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hóa về trời được lập đền thờ mang tên đền Hóa. Tảng đá nơi sinh ra đức Thánh Phi Bồng hiện nằm trong hậu cung của đền Sinh và được nhân dân tôn xưng Đức Thánh Mẫu Thạch Linh.
Hàng trăm năm nay, việc thực hành tín ngưỡng ở đền Sinh - đền Hóa được nhân dân địa phương thực hiện theo đúng đặc trưng của tín ngưỡng này, đó là nghi thức hầu đồng, hát văn. Hằng năm, ngoài việc người dân và các thanh đồng thực hiện các giá hầu đồng và các cung văn hát phục vụ giá hầu, hàng năm vào dịp lễ hội, Ban tổ chức còn tổ chức các hoạt động về hát văn dưới các hình thức như: Liên hoan diễn xướng hầu thánh, hát văn hầu thánh… Các hoạt động này thu hút nhiều thanh đồng, cung văn từ nhiều tỉnh, thành về dự, tạo cho không khí lễ hội thêm phần trang nghiêm.
Cũng vì việc thực hành tín ngưỡng để phụng thờ đức Thánh mà người dân An Mô còn truyền dậy cho nhau nghề hát văn để phục vụ cửa đền của quê hương. Hiện nay, làng An Mô có hàng trăm người dân biết hát Văn, trong đó có hàng chục người làm nghề hát Văn phục vụ các cửa đền, cửa phủ. Ngoài phục vụ cửa đền quê hương, cung văn nơi đây còn đi khắp các đền, cửa phủ trong và ngoài tỉnh để phục vụ các nghi thức hầu đồng, lễ thánh. Nghề hát Văn đã trở thành một một nghề để giúp người dân mưu sinh. Nghề hát Văn ở An Mô đang được các cấp chính quyền và ngành chức năng có kế hoạch xây dựng trở thành làng nghề để phát triển du lịch phục vụ nhu cầu của du khách thập phương.
Đền Sinh - đền Hóa từ lâu cũng là một địa điểm tâm linh hấp dẫn du khách, bởi nhiều người dân cũng theo tín ngưỡng thờ Mẫu. Với ý nghĩa đức Mẫu đại diện cho quyền năng sinh sôi, nảy nở, bảo trợ, phù hộ, che chở cho các con dân, công với việc di tích có truyền thuyết gắn với sự sinh nở. Đó là truyền thuyết về đức Thánh Mẫu Thạch Linh và đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên, vì vậy người dân đến đền Sinh - đền Hóa để cầu mong đức Thánh Mẫu phù hộ cho họ sức khỏe, mùa màng bội thu, sinh sôi, nảy nở… Đặc biệt, nơi đây còn gửi gắm niềm mong mỏi của những cặp vợ chồng mong muốn có con, hoặc cầu mong đức Mẫu phù hộ cho khỏe mạnh sinh nở được “mẹ tròn con vuông”. Vì vậy, đền Sinh - đền Hóa còn nổi tiếng là một ngôi đền cầu con, được du khách khắp mọi miền biết đến. Hàng năm, di tích thu hút hàng nghìn lượt người đến “cầu tự” và nhiều người đã toại nguyện niềm mong ước sinh con khỏe mạnh “vuông tròn”.
BQL Di tich và Danh thắng Chí Linh
Cùng với sự phát triển mở rộng lãnh thổ về phương Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng theo chân người Việt đến những vùng đất mới, tín ngưỡng này đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu, nữ thần của người dân bản địa ở vùng đất mới như người Chăm, người Khmer để tạo nên các dạng thức khác nhau của tín ngưỡng thờ Mẫu. Vì vậy, tuy cũng là tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng dạng thức và việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ khác với Trung Bộ và Nam Bộ. Chẳng hạn, tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ có nguồn gốc xa xưa với tục thờ nữ thần, tới thời phong kiến một số nữ thần đã được cung đình hóa và lịch sử hóa để thành các mẫu thần với việc phong thần của nhà nước phong kiến như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu. Đến thế kỷ 15, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được phát triển mạnh, thì trong tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được coi là một trong bốn vị thánh bất tử hay còn gọi là “tứ bất tử” và đứng đầu trong thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt vùng Bắc Bộ. Tục thờ Mẫu ở vùng Trung Bộ không có sự hiện diện của Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như: Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành… và hình thức thờ Mẫu thần như thờ Thiên Y A Na hay còn gọi là bà Chúa Ngọc. Còn tục thờ Mẫu ở Nam Bộ cũng không có yếu tố thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà gần với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Trung Bộ như thờ nữ thần như Bà Ngũ Hành, Tứ Vị Thánh nương, Bà Thủy Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô… v à thờ phụng Mẫu thần như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu…
Trong hệ thống thần linh được thờ của Đạo Mẫu chủ chốt và cao nhất là Tam tòa Thánh Mẫu bao gồm 3 vị Mẫu: Mẫu Thượng Thiên được thờ ở vị trí trung tâm, tượng trưng cho vị thần sáng tạo ra bầu trời, đại diện cho nguồn sinh lực vô biên, cốt lõi của sự sống và mọi nguồn hạnh phúc. Tiếp đến là Mẫu Thượng Ngàn vị thần cai quản toàn bộ vùng rừng, đồi núi. Nơi chứa đựng những của cải tiềm ẩn nuôi sống con người khi giáp hạt mất mùa, nơi kiếm củi đốt để nấu ăn, sưởi ấm và là nơi an táng khi con người qua đời. Vì thế trong tư duy của người Việt, bà mẹ rừng tối linh tối thiện đã nâng đỡ các kiếp đời người đã qua để những người có tâm lành tái sinh. Cuối cùng là Mẫu Thoải hay còn gọi Mẫu Thủy, hay bà Chúa Lạch là vị thần sáng tạo ra mọi miền của nước biển, sống, suối, đầm, hồ. Hệ thống thờ Mẫu Thoải và các thần linh liên quan có mặt hầu khắp mọi nơi như một sự bảo đảm cho nguồn nước nông nghiệp luôn được đầy đủ.
Dưới Tam tòa Thánh Mẫu đến hàng Quan lớn gồm 5 vị Quan lớn; hàng Chầu Bà gồm 12 vị Thánh bà; hàng Ông Hoàng gồm 10 vị Thủy Tế; sau đó là hàng các Cô và Cậu; hàng 5 quan Ngũ Hổ trấn thủ 5 phương… và cả các thần linh địa phương như một số chúa Bà, Cô bé… Mỗi vị đều có vị trí, vai trò, chức phận khác nhau.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, một trong những nghi thức quan trọng và là nét đặc trưng của tín ngưỡng này là nghi thức hầu đồng (hay còn gọi hầu bóng). Thực hiện nghi thức hầu đồng đầy đủ gồm 36 giá đồng, để mong đức Mẫu và các thần linh hóa thân phù hộ cho người dân có cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp may mắn, tránh tai ương, vận hạn. Điều không thể hiếu trong thực hiện nghi thức hầu đồng đó là loại hình nghệ thuật dân gian diễn xướng hầu Thánh (hay còn gọi là hát chầu văn, hát văn) mà ít tín ngưỡng nào có được. Có tới hàng trăm bài văn chầu được dân gian sáng tác được ví như những truyền thuyết bằng thơ với nội dụng mô tả cảnh, ca ngợi công đức của các Mẫu, các thần linh, những danh nhân, anh hùng dân tộc người có công với nước với dân và răn dạy người đời sống có đạo nghĩa, nhân đức.
Đền Sinh - đền Hóa một địa chỉ thờ Mẫu linh thiêng
Trong hồ sơ đề cử UNESCO công nhận thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ghi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có ở 22 tỉnh, thành phố, trong đó có 21 tỉnh, thành phía Bắc và TP Hồ Chí Minh.
Trong số 21 tỉnh, thành phía Bắc có tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ có tỉnh Hải Dương và trong các di tích có tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của tỉnh Hải Dương có di tích đền Sinh - đền Hóa của thị xã Chí Linh. Cũng theo hồ sơ mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình lên UNESCO về những trung tâm thờ Mẫu Tam phủ tiêu biểu có di tích Đền Sinh - đền Hóa. Việc hồ sơ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã trở thành niềm vui cho đất nước ta nói chung và cho các địa phương có di tích có tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng, trong đó có niềm vui của người dân thị xã Chí Linh.
Di tích đền Sinh - đền Hóa là một di tích có từ lâu đời, nằm ở thôn An Môn, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh. Di tích thờ đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên và đức Thánh Mẫu Thạch Linh. Những vì thần vị thánh này luôn phù hộ độ trì cho nhân dân sức khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân địa phương rất thành kính, trân trọng ra sức bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo di tích đến ngày nay.
Tương truyền, ngày xưa đám trẻ làng Yên Mô (nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi) đang chăn trâu dưới chân núi bỗng nghe trên lưng chừng núi có tiếng khóc của một hài nhi. Lên đến nơi, thấy một hài nhi đang nằm trong khe đá của tảng đá rất lớn có dáng hình người phụ nữ trong tư thế sinh nở. Thấy lạ, đám trẻ rước về làng. Xuống dưới chân núi bỗng mây đen ùn đến, giống bão nổi lên, Hài nhi được được đám trẻ rước về làng bỗng may lên trời, trên không trung văng vẳng tiếng nói “Ta là Đại tướng Phi Bồng Hiệu Thiên giáng hạ…”. Dân làng lấy làm kinh hãi liền lập đền thờ phụng đến nay. Sau này vị trí nơi tảng đá sinh ra đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên được lập đền thờ mang tên đền Sinh (hay còn gọi đền Mẫu Sinh), còn chỗ đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hóa về trời được lập đền thờ mang tên đền Hóa. Tảng đá nơi sinh ra đức Thánh Phi Bồng hiện nằm trong hậu cung của đền Sinh và được nhân dân tôn xưng Đức Thánh Mẫu Thạch Linh.
Hàng trăm năm nay, việc thực hành tín ngưỡng ở đền Sinh - đền Hóa được nhân dân địa phương thực hiện theo đúng đặc trưng của tín ngưỡng này, đó là nghi thức hầu đồng, hát văn. Hằng năm, ngoài việc người dân và các thanh đồng thực hiện các giá hầu đồng và các cung văn hát phục vụ giá hầu, hàng năm vào dịp lễ hội, Ban tổ chức còn tổ chức các hoạt động về hát văn dưới các hình thức như: Liên hoan diễn xướng hầu thánh, hát văn hầu thánh… Các hoạt động này thu hút nhiều thanh đồng, cung văn từ nhiều tỉnh, thành về dự, tạo cho không khí lễ hội thêm phần trang nghiêm.
Cũng vì việc thực hành tín ngưỡng để phụng thờ đức Thánh mà người dân An Mô còn truyền dậy cho nhau nghề hát văn để phục vụ cửa đền của quê hương. Hiện nay, làng An Mô có hàng trăm người dân biết hát Văn, trong đó có hàng chục người làm nghề hát Văn phục vụ các cửa đền, cửa phủ. Ngoài phục vụ cửa đền quê hương, cung văn nơi đây còn đi khắp các đền, cửa phủ trong và ngoài tỉnh để phục vụ các nghi thức hầu đồng, lễ thánh. Nghề hát Văn đã trở thành một một nghề để giúp người dân mưu sinh. Nghề hát Văn ở An Mô đang được các cấp chính quyền và ngành chức năng có kế hoạch xây dựng trở thành làng nghề để phát triển du lịch phục vụ nhu cầu của du khách thập phương.
Đền Sinh - đền Hóa từ lâu cũng là một địa điểm tâm linh hấp dẫn du khách, bởi nhiều người dân cũng theo tín ngưỡng thờ Mẫu. Với ý nghĩa đức Mẫu đại diện cho quyền năng sinh sôi, nảy nở, bảo trợ, phù hộ, che chở cho các con dân, công với việc di tích có truyền thuyết gắn với sự sinh nở. Đó là truyền thuyết về đức Thánh Mẫu Thạch Linh và đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên, vì vậy người dân đến đền Sinh - đền Hóa để cầu mong đức Thánh Mẫu phù hộ cho họ sức khỏe, mùa màng bội thu, sinh sôi, nảy nở… Đặc biệt, nơi đây còn gửi gắm niềm mong mỏi của những cặp vợ chồng mong muốn có con, hoặc cầu mong đức Mẫu phù hộ cho khỏe mạnh sinh nở được “mẹ tròn con vuông”. Vì vậy, đền Sinh - đền Hóa còn nổi tiếng là một ngôi đền cầu con, được du khách khắp mọi miền biết đến. Hàng năm, di tích thu hút hàng nghìn lượt người đến “cầu tự” và nhiều người đã toại nguyện niềm mong ước sinh con khỏe mạnh “vuông tròn”.
BQL Di tich và Danh thắng Chí Linh