Lễ dâng hương tưởng niệm 364 năm ngày mất của Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ
- Thứ sáu - 14/12/2018 10:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chiều 13/12 (tức 7/11 âm lịch), tại đền thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ tại khu dân cư Trại Sen, phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ban Quản lý Di tích Chí Linh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 364 năm ngày mất của Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ - vị nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Dự lễ dâng hương tưởng niệm có các đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh; Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã; lãnh đạo nhiều phòng, ban, đoàn thể thị xã; lãnh đạo và nhân dân phường Văn An. Tham gia buổi lễ còn có Thượng tọa Thích Thanh Dũng, ủy viên trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam, phó trưởng ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Hải Dương , ban lãnh đạo trường Đại học Sao Đỏ, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tp Hải Dương, và một số đơn vị cá nhân tập thể có nhiều công lao đóng góp trong việc trùng tu tôn tạo khu di tích.
Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, người Kiệt Đặc (nay là phường Văn An), thuở nhỏ thông minh, hiếu học song thời ấy luật lệ nghiêm ngặt cấm phụ nữ đi thi nên bà phải giả trai để đi thi. Vào năm Giáp Ngọ 1594, nhà Mạc tổ chức kỳ thi Hội, bà Duệ giả trai đi thi và đỗ đầu kỳ thi đó.
Sau khi biết bà là gái giả trai, vua Mạc không những không trách tội mà còn mời bà vào trong cung dạy học cho các phi tần, rồi tuyển bà làm cung phi, đặt tên là Tinh Phi. Bà là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử giáo dục khoa bảng phong kiến.
Năm 1625, quân Lê - Trịnh đã đánh tan triều Mạc, bà lại được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng, trông coi việc dạy học trong vương Phủ và trong triều đình. Bà có công lớn trong việc phát hiện nhân tài, quan tâm mở nhiều trường học nơi thôn quê để người dân theo học. Bà được coi là người phát triển hình thức giáo dục từ xa. Năm 70 tuổi bà xin về nghỉ nơi quê nhà và sống thọ 80 tuổi mới mất. Bà được nhân dân xây tháp mộ để thờ, gọi là Tinh Phi cổ tháp (một trong 8 di tích trong Chí Linh bát cổ).
Sau khi ôn lại thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Bà Chúa Sao sa - Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, các đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng niệm 364 năm ngày mất của bà.
Hiện nay, di tích đền Nguyễn Thị Duệ và tháp mộ Tinh Phi cổ tháp đang được thị xã Chí Linh đầu tư, trùng tu tôn tạo để trở thành một điểm đến du lịch tâm linh quan trọng của thị xã Chí Linh.
Một số hình ảnh của buổi lễ:
Nguồn: Ban Quản lý Di tích Chí Linh
Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, người Kiệt Đặc (nay là phường Văn An), thuở nhỏ thông minh, hiếu học song thời ấy luật lệ nghiêm ngặt cấm phụ nữ đi thi nên bà phải giả trai để đi thi. Vào năm Giáp Ngọ 1594, nhà Mạc tổ chức kỳ thi Hội, bà Duệ giả trai đi thi và đỗ đầu kỳ thi đó.
Sau khi biết bà là gái giả trai, vua Mạc không những không trách tội mà còn mời bà vào trong cung dạy học cho các phi tần, rồi tuyển bà làm cung phi, đặt tên là Tinh Phi. Bà là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử giáo dục khoa bảng phong kiến.
Năm 1625, quân Lê - Trịnh đã đánh tan triều Mạc, bà lại được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng, trông coi việc dạy học trong vương Phủ và trong triều đình. Bà có công lớn trong việc phát hiện nhân tài, quan tâm mở nhiều trường học nơi thôn quê để người dân theo học. Bà được coi là người phát triển hình thức giáo dục từ xa. Năm 70 tuổi bà xin về nghỉ nơi quê nhà và sống thọ 80 tuổi mới mất. Bà được nhân dân xây tháp mộ để thờ, gọi là Tinh Phi cổ tháp (một trong 8 di tích trong Chí Linh bát cổ).
Sau khi ôn lại thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Bà Chúa Sao sa - Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, các đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng niệm 364 năm ngày mất của bà.
Hiện nay, di tích đền Nguyễn Thị Duệ và tháp mộ Tinh Phi cổ tháp đang được thị xã Chí Linh đầu tư, trùng tu tôn tạo để trở thành một điểm đến du lịch tâm linh quan trọng của thị xã Chí Linh.
Một số hình ảnh của buổi lễ:
Nguồn: Ban Quản lý Di tích Chí Linh