Đình Chí Linh
- Thứ năm - 29/10/2015 14:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nằm ở thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh. Căn cứ vào tấm bia “ Thần tích bi ký” khắc dựng năm Tự Đức 20 (1867) hiện còn lưu giữ tại đây, thì Đình Chí Linh là nơi thờ Tam vị đại vương có tên hiệu là:
- Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả)
- Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai)
- Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)
- Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả)
- Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai)
- Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)
Cao Sơn Quốc Trạng đại vương nguyên là nội tộc của Tản Viên quốc vương thứ hai, tinh thông văn võ từng có công “âm phù” cho cho vua Lý Thái Tông đánh giặc Chiêm Thành giữ nước, mở mang bờ cõi. Cao Hiển hóa thân thành một tướng tài của triều đình hành quân đến Ba Gia trang (Nam Sách – Hải Dương). Tại bản trang có hai anh em sinh đôi là Phạm Cường và Phạm Úy (con trai của ông bà Phạm Chân và Đào Thị Quý) tài năng xuất chúng, văn võ kiêm toàn. Hiển Công liền chiêu dụng xung vào bộ tướng đánh trận bến Động ( Bình Than – Lục Đầu). Giặc đại bại tháo chạy. Thắng trận, các tướng mở tiệc khao quân. Yến hạ no say, Hiển Công về cung Đệ Nhất tự hóa, Phạm Cường và Phạm Úy hóa hóa tại Ba Gia trang ngày 10 tháng 2 ( âm lịch). Ghi nhớ công ơn, vua Lý Thái Tông xuống chiếu chúc hành tang lễ và cho dân sở tại lập miếu để phụng thờ.
2. Đình Chí Linh:
Qua khảo sát và thư tịch, đình Chí Linh được xây dựng vào khoảng thời Hậu Lê ( TK18) và được trùng tu tôn tạo vào thời Nguyễn và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Toàn bộ công trình gồm ba lớp nhà Đại bái, Trung từ và Hậu cung.
Trải qua nhiều biến động lịch sử, đình Chí Linh đến nay còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như bộ tượng “Tam vị thành hoàng” từ thời Nguyễn, 9 đạo sắc phong từ thời vua Thành Thái đến vua Khải Định, 16 tấm bia công đức từ thế kỷ 18, 19…
Đình tọa lạc trên một gò đất cao rộng, phía trước dòng sông Thái Bình cuộn chảy về xuôi, phía sau liên tiếp ao hồ chạy dài, nguyên là một nhánh sông cổ sau nhiều lần đắp đê còn lại bao bọc xung quanh di tích tạo thành một hàng rào tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên hài hòa, ngoạn mục.
Đình Chí Linh là nơi thờ những anh hùng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của nhân dân xã Nhân Huệ, hun đúc truyền thống yêu nước của dân tộc.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh và những kiến trúc truyền thống, Đình Chí Linh đã được Bộ Văn Hóa Thông tin xếp hạng Quốc gia năm 1992.
3. Lễ hội:
Lễ hội mùa xuân từ ngày 10 tháng 2 (âm lịch) tưởng niệm ngày mất của Tam vị thành hoàng.
Phần lễ trang trọng với lễ dâng hương, văn tế…
Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian như: chọi gà, bơi chải, vật võ dân tộc… Đặc biệt là vật võ – môn thể thao truyền thống của địa phương, nhiều năm qua đã đóng góp cho phong trào thể thao của tỉnh Hải Dương nhiều đô vật xuất sắc xứng đáng với tinh thần thượng võ của dân tộc.
Qua khảo sát và thư tịch, đình Chí Linh được xây dựng vào khoảng thời Hậu Lê ( TK18) và được trùng tu tôn tạo vào thời Nguyễn và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Toàn bộ công trình gồm ba lớp nhà Đại bái, Trung từ và Hậu cung.
Trải qua nhiều biến động lịch sử, đình Chí Linh đến nay còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như bộ tượng “Tam vị thành hoàng” từ thời Nguyễn, 9 đạo sắc phong từ thời vua Thành Thái đến vua Khải Định, 16 tấm bia công đức từ thế kỷ 18, 19…
Đình tọa lạc trên một gò đất cao rộng, phía trước dòng sông Thái Bình cuộn chảy về xuôi, phía sau liên tiếp ao hồ chạy dài, nguyên là một nhánh sông cổ sau nhiều lần đắp đê còn lại bao bọc xung quanh di tích tạo thành một hàng rào tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên hài hòa, ngoạn mục.
Đình Chí Linh là nơi thờ những anh hùng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của nhân dân xã Nhân Huệ, hun đúc truyền thống yêu nước của dân tộc.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh và những kiến trúc truyền thống, Đình Chí Linh đã được Bộ Văn Hóa Thông tin xếp hạng Quốc gia năm 1992.
3. Lễ hội:
Lễ hội mùa xuân từ ngày 10 tháng 2 (âm lịch) tưởng niệm ngày mất của Tam vị thành hoàng.
Phần lễ trang trọng với lễ dâng hương, văn tế…
Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian như: chọi gà, bơi chải, vật võ dân tộc… Đặc biệt là vật võ – môn thể thao truyền thống của địa phương, nhiều năm qua đã đóng góp cho phong trào thể thao của tỉnh Hải Dương nhiều đô vật xuất sắc xứng đáng với tinh thần thượng võ của dân tộc.