Chiến khu Trần Hưng Đạo ngày ấy. Bài 2: Ðối sách linh hoạt với thổ phỉ
- Thứ năm - 17/08/2017 11:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong quá trình xây dựng, mở rộng chiến khu Trần Hưng Đạo, lực lượng cách mạng thường xuyên chạm trán với lũ thổ phỉ.
Tùy tình hình thực tế, phía ta đã có những đối sách linh hoạt, khi thì mềm dẻo, lúc lại kiên quyết đấu tranh với chúng.
Tùy tình hình thực tế, phía ta đã có những đối sách linh hoạt, khi thì mềm dẻo, lúc lại kiên quyết đấu tranh với chúng.
Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh
Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, ở vùng rừng núi Chí Linh, Đông Triều có nhiều nhóm thổ phỉ, chủ yếu là người Hoa. Bọn chúng được bè lũ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc cung cấp vũ khí, khuyến khích hoạt động. Chúng tuyên bố là "Trung - Việt du kích quân" nhằm lừa bịp quần chúng, không ngừng mở rộng thế lực, chuẩn bị cho việc bành trướng của quân Tưởng sang nước ta sau này. Ở huyện Chí Linh, các toán thổ phỉ khét tiếng là Lương Sâm, Lương Đại Bân, Lý Bá Mùi. Trên đất Đông Triều có các toán thổ phỉ Âu Dương Minh, Tô Cẩm Khôn, Trương Kim Phú, Voòng Tắc Khìn, Voòng Tắc Hoàng, Voòng Tắc Số. Về sau, hầu hết lực lượng phỉ hợp nhất lại dưới sự chỉ huy của "chánh tướng" Lương Sâm và "phó tướng" Lương Đại Bân.
Nguyễn Văn Ngự (sinh năm 1918), ở thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) là một nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo. Cụ Ngự từng nhiều lần đối mặt với thổ phỉ. Cụ kể: "Bấy giờ bọn thổ phỉ mạnh lắm, được trang bị nhiều súng ống. Bọn chúng đóng quân ở Đồng Châu, Hố Sếu (đều ở xã Hoàng Hoa Thám), Bắc Nội (phường Bến Tắm, Chí Linh), bắt dân làng phải nộp tiền, gạo, trâu cho chúng. Thổ phỉ còn cướp đồ đạc, tài sản của dân".
Không chỉ chặn đường, cướp của, giết người đi lẻ mà bọn thổ phỉ còn công khai đến các gia đình giàu có để tống tiền. Nhiều lần chúng đi cướp phá các làng, phố giữa ban ngày. Thiếu tướng Mạc Đình Vịnh (sinh năm 1926), hiện là Trưởng ban Liên lạc nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo tại TP Hà Nội kể lại: "Khi ấy gia đình tôi ở Mạo Khê. Nhiều đêm, gia đình tôi và nhiều người khác phải mang chăn chiếu ra ruộng sắn nằm ngủ cách nhà 100-200 m vì sợ thổ phỉ đến cướp". Các đồn lính bảo an ở Chí Linh, Đông Triều bất lực trước lũ giặc cướp này.
Không chỉ gieo rắc tội ác với nhân dân, bọn thổ phỉ còn giết hại nhiều nghĩa quân chiến khu. Ngày 1.5.1945, một đội vũ trang của chiến khu gồm 9 người lên đường làm nhiệm vụ liên lạc với chiến khu ở Bắc Giang bị lọt vào khu vực hoạt động của bọn thổ phỉ. Bọn chúng với lực lượng đông gấp bội đã sát hại cả 9 người ở khu vực Ao Vè (nay thuộc xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, Bắc Giang).
Trong thời kỳ đầu mới gây dựng chiến khu, khi lực lượng còn yếu, phía ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, hợp tác với bọn thổ phỉ để cùng chống Nhật. Lý giải chủ trương này, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Vũ Đình Lai (hiện ở Hà Nội), một cựu nghĩa quân chiến khu cho biết: "Lúc đó Nhật còn. Ta xây dựng chiến khu ở trong rừng, phỉ cũng ở trong rừng nhưng chúng đến trước ta, có lực lượng mạnh. Cho nên khi chưa nắm được chính quyền, ta phải tạm hòa với phỉ, chứ không thể cùng lúc đánh cả phỉ và quân Nhật".
Nhằm kiềm chế và phân hóa lực lượng thổ phỉ ở Chí Linh, nhân danh Tỉnh bộ Việt Minh Hải Dương, đồng chí Trần Cung gửi thư cho Lương Sâm, Lương Đại Bân đề nghị chúng hợp tác với Việt Minh để cùng chống Nhật. Sau đó, vào đầu tháng 6.1945, Lương Sâm gửi thư trả lời, đề nghị cử đại biểu đến nơi đóng quân của chúng để đàm phán. Các đồng chí Trần Cung, Hải Thanh trực tiếp vào sào huyện của thổ phỉ để thương thuyết. Trong cuộc thảo luận giữa lãnh đạo chiến khu và thủ lĩnh thổ phỉ, hai bên thống nhất cùng đánh đồn lính bảo an ở Chí Linh (còn gọi là đồn Thiên) vào sáng 8.6.1945. Đồng chí Hải Thanh nêu rõ chủ trương của ta là phải giải thích cho nhân dân việc đánh đồn Chí Linh để lập chiến khu, động viên người dân nổi dậy chống Nhật; chiếm xong huyện lỵ phải phá hết kho thóc cứu đói nhân dân; đốt hết giấy tờ, sổ sách trong huyện đường và nếu bắt được tri huyện phải giao cho Việt Minh xử lý; cấm không được xâm phạm tài sản của nhân dân. Lúc đầu, bọn tướng phỉ chỉ đồng ý 3 yêu cầu, không đồng ý việc "cấm không xâm phạm tài sản của nhân dân". Ta kiên quyết đấu tranh nên chúng phải đồng ý. Ngày 8.6, lực lượng ta đã cùng phối hợp với thổ phỉ để đánh đồn Chí Linh và giành chiến thắng.
Kiên quyết trừng trị
Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm bị quân Nhật giết (ngày 16.6.1945), lực lượng ta đã đi sâu vào các bản, trại để phát động quần chúng đấu tranh với thổ phỉ.
Ngày 19.6.1945, lực lượng ta bắt giữ 9 tên phỉ vừa đi cướp tài sản của người dân. Lãnh đạo chiến khu quyết định phải trừng trị bọn này để cảnh cáo quân phỉ trong vùng. Ngày 20.6.1945, ta đã xử bắn chúng, đồ đạc, thực phẩm bị chúng cướp được trả lại nhân dân.
Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, ở vùng rừng núi Chí Linh, Đông Triều có nhiều nhóm thổ phỉ, chủ yếu là người Hoa. Bọn chúng được bè lũ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc cung cấp vũ khí, khuyến khích hoạt động. Chúng tuyên bố là "Trung - Việt du kích quân" nhằm lừa bịp quần chúng, không ngừng mở rộng thế lực, chuẩn bị cho việc bành trướng của quân Tưởng sang nước ta sau này. Ở huyện Chí Linh, các toán thổ phỉ khét tiếng là Lương Sâm, Lương Đại Bân, Lý Bá Mùi. Trên đất Đông Triều có các toán thổ phỉ Âu Dương Minh, Tô Cẩm Khôn, Trương Kim Phú, Voòng Tắc Khìn, Voòng Tắc Hoàng, Voòng Tắc Số. Về sau, hầu hết lực lượng phỉ hợp nhất lại dưới sự chỉ huy của "chánh tướng" Lương Sâm và "phó tướng" Lương Đại Bân.
Nguyễn Văn Ngự (sinh năm 1918), ở thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) là một nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo. Cụ Ngự từng nhiều lần đối mặt với thổ phỉ. Cụ kể: "Bấy giờ bọn thổ phỉ mạnh lắm, được trang bị nhiều súng ống. Bọn chúng đóng quân ở Đồng Châu, Hố Sếu (đều ở xã Hoàng Hoa Thám), Bắc Nội (phường Bến Tắm, Chí Linh), bắt dân làng phải nộp tiền, gạo, trâu cho chúng. Thổ phỉ còn cướp đồ đạc, tài sản của dân".
Không chỉ chặn đường, cướp của, giết người đi lẻ mà bọn thổ phỉ còn công khai đến các gia đình giàu có để tống tiền. Nhiều lần chúng đi cướp phá các làng, phố giữa ban ngày. Thiếu tướng Mạc Đình Vịnh (sinh năm 1926), hiện là Trưởng ban Liên lạc nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo tại TP Hà Nội kể lại: "Khi ấy gia đình tôi ở Mạo Khê. Nhiều đêm, gia đình tôi và nhiều người khác phải mang chăn chiếu ra ruộng sắn nằm ngủ cách nhà 100-200 m vì sợ thổ phỉ đến cướp". Các đồn lính bảo an ở Chí Linh, Đông Triều bất lực trước lũ giặc cướp này.
Không chỉ gieo rắc tội ác với nhân dân, bọn thổ phỉ còn giết hại nhiều nghĩa quân chiến khu. Ngày 1.5.1945, một đội vũ trang của chiến khu gồm 9 người lên đường làm nhiệm vụ liên lạc với chiến khu ở Bắc Giang bị lọt vào khu vực hoạt động của bọn thổ phỉ. Bọn chúng với lực lượng đông gấp bội đã sát hại cả 9 người ở khu vực Ao Vè (nay thuộc xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, Bắc Giang).
Trong thời kỳ đầu mới gây dựng chiến khu, khi lực lượng còn yếu, phía ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, hợp tác với bọn thổ phỉ để cùng chống Nhật. Lý giải chủ trương này, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Vũ Đình Lai (hiện ở Hà Nội), một cựu nghĩa quân chiến khu cho biết: "Lúc đó Nhật còn. Ta xây dựng chiến khu ở trong rừng, phỉ cũng ở trong rừng nhưng chúng đến trước ta, có lực lượng mạnh. Cho nên khi chưa nắm được chính quyền, ta phải tạm hòa với phỉ, chứ không thể cùng lúc đánh cả phỉ và quân Nhật".
Nhằm kiềm chế và phân hóa lực lượng thổ phỉ ở Chí Linh, nhân danh Tỉnh bộ Việt Minh Hải Dương, đồng chí Trần Cung gửi thư cho Lương Sâm, Lương Đại Bân đề nghị chúng hợp tác với Việt Minh để cùng chống Nhật. Sau đó, vào đầu tháng 6.1945, Lương Sâm gửi thư trả lời, đề nghị cử đại biểu đến nơi đóng quân của chúng để đàm phán. Các đồng chí Trần Cung, Hải Thanh trực tiếp vào sào huyện của thổ phỉ để thương thuyết. Trong cuộc thảo luận giữa lãnh đạo chiến khu và thủ lĩnh thổ phỉ, hai bên thống nhất cùng đánh đồn lính bảo an ở Chí Linh (còn gọi là đồn Thiên) vào sáng 8.6.1945. Đồng chí Hải Thanh nêu rõ chủ trương của ta là phải giải thích cho nhân dân việc đánh đồn Chí Linh để lập chiến khu, động viên người dân nổi dậy chống Nhật; chiếm xong huyện lỵ phải phá hết kho thóc cứu đói nhân dân; đốt hết giấy tờ, sổ sách trong huyện đường và nếu bắt được tri huyện phải giao cho Việt Minh xử lý; cấm không được xâm phạm tài sản của nhân dân. Lúc đầu, bọn tướng phỉ chỉ đồng ý 3 yêu cầu, không đồng ý việc "cấm không xâm phạm tài sản của nhân dân". Ta kiên quyết đấu tranh nên chúng phải đồng ý. Ngày 8.6, lực lượng ta đã cùng phối hợp với thổ phỉ để đánh đồn Chí Linh và giành chiến thắng.
Kiên quyết trừng trị
Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm bị quân Nhật giết (ngày 16.6.1945), lực lượng ta đã đi sâu vào các bản, trại để phát động quần chúng đấu tranh với thổ phỉ.
Ngày 19.6.1945, lực lượng ta bắt giữ 9 tên phỉ vừa đi cướp tài sản của người dân. Lãnh đạo chiến khu quyết định phải trừng trị bọn này để cảnh cáo quân phỉ trong vùng. Ngày 20.6.1945, ta đã xử bắn chúng, đồ đạc, thực phẩm bị chúng cướp được trả lại nhân dân.
Trước Cách mạng Tháng Tám, khu vực rừng núi xã Hoàng Hoa Thám là địa bàn thổ phỉ hoành hành
Sau Quốc khánh 2.9.1945, ta vẫn phải đấu tranh quyết liệt với nạn thổ phỉ. Trong tháng 9.1945, bọn phỉ Đường Thế Dân với khoảng 400 tay súng tràn vào Hòn Gai (Quảng Ninh) cướp bóc làm nhân dân rất hoang mang. Đại đội Hoàng Hoa Thám và đại đội Ký Con được lệnh tiêu diệt bọn này. Được lực lượng vũ trang địa phương phối hợp, hai đại đội tổ chức đánh phỉ. Cụ Vũ Đình Lai từng chiến đấu trong trận này nhớ lại: "Khi chúng tôi nhận được báo động thì đã thấy bọn phỉ tiến ra phố. Lúc đầu, ta định thương lượng để bắt sống tên cầm đầu. Chúng biết được nên bỏ chạy, rồi hai bên bắn nhau. Trận đó ta đuổi được chúng ra khỏi Hòn Gai". Trong trận này, ta đã bắt sống được 9 tên cầm đầu bọn thổ phỉ và xử tử chúng tại sân vận động Hòn Gai. Từ đó, quân phỉ khiếp sợ, không dám đến quấy nhiễu nữa.
Từ ngày 2 - 7.9.1945, lực lượng vũ trang chiến khu tiêu diệt nhiều toán phỉ ở Hoành Bồ (Quảng Ninh). Những nhóm còn sống sót thì sợ hãi, trốn đi nơi khác.
Ngày 26.9.1945, một phân đội tự vệ vũ trang Đa Cốc phối hợp với một phân đội vũ trang của chiến khu đã truy quét thổ phỉ ở Hố Sếu, diệt 20 tên, trong đó có tướng phỉ Lý Bá Mùi, phá được một ổ đặc vụ của quân Tưởng. Phía ta 6 đồng chí hy sinh.
NINH TUÂN - Báo Hải Dương