Chí Linh mùa cây phong đỏ lá
- Thứ hai - 13/01/2020 21:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nằm bên khúc sông Lục Đầu Giang, mảnh đất Chí Linh (tỉnh Hải Dương) đã gắn liền với nhiều cuộc đời, sự nghiệp của những vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Đến Chí Linh, du khách ngỡ như đang đi vào miền hoài cổ với những câu chuyện chiến công của Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, chốn xưa của người thầy giáo muôn đời Chu Văn An.
Đâu đó, ta còn thấy bóng dáng anh hùng dân tộc-danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi ngồi uống trà, làm thơ dưới gốc thông già…
Đâu đó, ta còn thấy bóng dáng anh hùng dân tộc-danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi ngồi uống trà, làm thơ dưới gốc thông già…
Danh thắng Chí Linh bát cổ
Nằm trên khúc sông Lục Đầu Giang bao la bát ngát thuộc xã Nhân Huệ, Chí Linh từng có một bến đò mang tên “Nhạn Loan Cổ Độ”. Nơi này gắn liền với truyền thuyết Thục Phán An Dương Vương, khi bị quân Triệu Đà truy đuổi đã chạy qua đây. Đến thời nhà Trần, ở gần “Nhạn Loan Cổ Độ” có bến Bình Than nổi tiếng với câu chuyện Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong tay do tức giận vì mình nhỏ tuổi không được dự họp bàn đánh giặc Nguyên-Mông. Người xưa còn truyền lại rằng tên bến đò như vậy bởi khu vực này chim nhạn khắp nơi kéo về chao liệng rợp trời.
Cũng nằm bên khúc Lục Đầu Giang, đoạn gần cầu Phả Lại ngày nay từng có một thành cổ quân sự vô cùng hoành tráng mang tên “Phao Sơn Cổ Thành”. Thành rộng 8ha được xây từ thời nhà Trần thế kỷ 13, để chặn đánh quân Nguyên-Mông tiến vào cửa ngõ Thăng Long. Đầu thập niên 80 - thế kỷ 20, khi xây nhà máy nhiệt điện Phả Lại, người ta đã phá bỏ mất dấu tích còn lại của “Phao Sơn Cổ Thành”.
Trên đỉnh núi Nam Tào (thuộc thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo) từng có một vườn thuốc nam quý hiếm mang tên “Dược Lĩnh Cổ Viên”. Vào thời nhà Trần, Hưng Đạo Vương sau khi chiến thắng quân Nguyên-Mông lần 1 (1258) đã về lập ấp ở đây. Ông cho tuyển lính, luyện quân và sai tùy tùng đi trồng cây dược liệu ở khắp dải núi nhằm cung cấp nguồn thuốc chữa trị khi binh lính ốm đau, bị thương. Ngày nay dấu tích về các cây thuốc nam vẫn còn tồn tại trên núi Nam Tào, nhiều hộ gia đình hành nghề thuốc nam dược chữa bệnh, cứu người.
Trong khi đó, Chu Văn An, người thầy giáo lỗi lạc đã có hơn 10 năm cuối đời ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, phường Văn An, TP Chí Linh ngày nay. Bức tường bao quanh nơi ẩn cư của thầy Chu Văn An được người xưa gọi là “Tiều Ẩn Cổ Bích”. Nơi ông ẩn cư sau này đã được dựng đền thờ, ngày nay được tôn vinh như chốn tổ của ngành giáo dục Việt Nam. Ở vườn trong khu đền thờ hiện vẫn còn một cây ruối cổ với ghi chú chính là vị trí của bức tường ngày xưa. Tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách xưa kia thuộc địa giới hành chính của TP Chí Linh, từng là khu nhà dạy học của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Người xưa gọi nhà dạy học là “Trạng Nguyên Cổ Đường”. Hiện ở đây có tấm bia đá có ghi 8 bài thơ vịnh cảnh “Chí Linh Bát Cổ”.
Đến làng Nẻo (nay thuộc phường Chí Minh), chúng tôi được thăm ngôi nhà cũ của vị quan thượng tể Trần Quốc Chẩn mang tên “Thượng Tể Cổ Trạch”. Ông chính là bố vợ của vua Trần Minh Tông. Ngoài là một vị quan tài giỏi, cuộc đời ông còn gắn liền với vụ án oan khi bị gian thần hãm hại, bức tử không cho ăn uống đến chết. Nhiều năm sau vua Trần biết bố vợ bị oan nên đã đích thân về lại ngôi nhà cũ để tạ tội.
Ở vùng rừng núi non nước hữu tình tại làng Kiệt Đặc (nay thuộc phường Văn An, TP Chí Linh) có ngôi chùa cổ Huyền Thiên gần ngàn tuổi. Xưa kia trong chùa có “Động Cổ Vân Tiên” - là nơi những nhà tu hành thời Lý luyện thuốc trường sinh. Nằm cách chùa không xa là tòa mộ tháp của bà Nguyễn Thị Duệ. Vào thời nhà Mạc cuối thế kỷ 16, bà đã giả trai để đi thi rồi đỗ đạt, trở thành nữ tiến sĩ duy nhất trong nền khoa cử phong kiến Việt Nam. Bà được vua Mạc tuyển làm phi với danh hiệu “Tinh Phi”. Sau khi nhà Mạc bị diệt vong, bà về lại quê cũ sống rồi qua đời. Biết công ơn, nhân dân địa phương cho xây mộ tháp bằng gạch nung đỏ để an táng bà, gọi là “Tinh Phi Cổ Tháp”.
Ghé rừng thông người xưa
Ngày nay ở ven khu di tích Côn Sơn (thuộc phường Cộng Hòa, TP Chí Linh) có một quần thể cánh đồng-rừng sinh thái đẹp lãng mạn. Khu vực này rộng 20ha gồm cánh đồng thanh hoa và rừng thông dưới chân núi. Nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ đã quên lối về khi du ngoạn chốn này, với những bông hoa thanh hoa trắng, nhỏ xinh đung đưa theo gió, phía xa là rừng thông bạt ngàn, xanh thẳm.
Vào mùa đông, đồng thanh hoa vươn cao quá vai người, chờ nông dân ra cắt rồi về phơi khô làm các loại chổi. Cách đồng thanh hao được người dân gọi với tên: bãi rễ, đồng rễ. Cái tên giản dị ấy thật đúng hình ảnh gốc và rễ với những tơ cây non xanh mơn mởn, còn lại sau khi người ta thu hoạch xong. Chúng tôi không ngờ, đồng thanh hao, rừng thông độc nhất vô nhị ở Việt Nam nơi đây đã có từ hơn 6 thế kỷ trước, gắn liền với các nhân vật lịch sử nước ta.
Năm 1385, tư đồ Trần Nguyên Đán sau khi cáo quan đã về vùng đất Côn Sơn ẩn cư, sống đời an nhàn lều cỏ mái tranh. Trong khoảng 5 năm cuối đời sống ở đây, Trần Nguyên Đán đã gieo trồng những cây thông để làm đẹp chốn sơn lâm, như một thú vui tuổi già. Còn người vợ của ông đã ra cánh đồng phía trước núi để gây giống thanh hoa hoa trắng. Dần dần vợ chồng ông đã tạo ra cảnh đẹp đồng-rừng, cây lá như ngày nay. Khoảng 50 năm sau, Nguyễn Trãi cũng chọn rừng núi Côn Sơn để ẩn cư, an lành. Cảm thán trước cảnh sắc tươi đẹp chốn núi rừng nơi đây, Nguyễn Trãi đã viết ra bài thơ Côn Sơn Ca, trong đó có đoạn: “Côn Sơn có đá rêu phơi / Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm / Trong ghềnh thông mọc như nêm / Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”.
Mùa phong đổi sắc nhuốm một góc trời
Nếu như Chí Linh Bát Cổ, Côn Sơn- Kiếp Bạc, rừng thông, đồng thanh hao… vẫn chưa làm du khách thỏa thích, hãy về chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám để ngắm mùa phong chút lá, nhuốm mầu quan san. Từ Hà Nội chỉ mất hơn 1 giờ chạy xe với quãng đường khoảng 80km, du khách đã được lạc vào rừng phong bạt ngàn, lá đang chuyển sang vàng, đỏ rất đẹp. Men theo con đường núi quanh co lên Thanh Mai Cổ Tự, du khách sẽ đi giữa cánh rừng phong, nghe tiếng chim hót, lá vàng, đỏ rơi xào xạc. Cây phong sống chủ yếu ở các nước ôn đới, xứ lạnh, nên sự xuất hiện của chúng tại Việt Nam - nước có khí hậu nhiệt đới - đặc biệt thú vị.
Theo sư thầy ở chùa Thanh Mai, người dân các thôn trong xã Hoàng Hoa Thám gọi đây là rừng cây sau sau. Cây sau sau có rất nhiều ở Trung Quốc. Do chúng tiết ra nhựa có mùi thơm nên Trung Quốc thường gọi là cây phong hương thụ. Từ đó tên phong trở nên phổ biến, quen thuộc. Để ngắm mùa lá phong đổi màu đẹp nhất, du khách nên hành hương về đây từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau. Khi những cơn gió rét ùa về, lá phong từ xanh ngả sang vàng rồi úa đỏ, rụng bay theo gió, để chồi non nảy nở đón mưa xuân.
Ngay cổng chùa Thanh Mai, những gốc phong cổ thụ một người ôm không xuể, lá đã ngả vàng, rồi có chỗ đã nhuốm màu đỏ rực, đẹp nao lòng. Tâm hồn tĩnh tại giữa cảnh sắc cây lá, chợt ta lại nghĩ tới câu thơ của cụ Nguyễn Du tả cảnh Thúy Kiều chia tay Thúc Sinh: “Người lên ngựa, kẻ chia bào / Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.
Giữa chốn thanh tịnh của ngôi chùa thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được dạo ngắm lá phong đổi mầu, rụng bay trong nắng gió mùa đông khiến lòng ta bồi hồi, xao xuyến khó tả. Trò chuyện với anh Nguyễn Duy Hào, Phó ban Văn hóa, xã Hoàng Hoa Thám, chúng tôi được biết du lịch nơi đây đang trên đà phát triển khi có cảnh đẹp rừng phong độc đáo kích cầu. Nhằm làm cho rừng phong ngày càng đẹp hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, bảo vệ nghiêm ngặt, cấm mọi hành vi chặt phá, xả rác, đốt lửa trong rừng…
Nằm trên khúc sông Lục Đầu Giang bao la bát ngát thuộc xã Nhân Huệ, Chí Linh từng có một bến đò mang tên “Nhạn Loan Cổ Độ”. Nơi này gắn liền với truyền thuyết Thục Phán An Dương Vương, khi bị quân Triệu Đà truy đuổi đã chạy qua đây. Đến thời nhà Trần, ở gần “Nhạn Loan Cổ Độ” có bến Bình Than nổi tiếng với câu chuyện Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong tay do tức giận vì mình nhỏ tuổi không được dự họp bàn đánh giặc Nguyên-Mông. Người xưa còn truyền lại rằng tên bến đò như vậy bởi khu vực này chim nhạn khắp nơi kéo về chao liệng rợp trời.
Đền thờ Chu Văn An giữa núi rừng, nơi có “Tiều Ẩn Cổ Bích”.
Cũng nằm bên khúc Lục Đầu Giang, đoạn gần cầu Phả Lại ngày nay từng có một thành cổ quân sự vô cùng hoành tráng mang tên “Phao Sơn Cổ Thành”. Thành rộng 8ha được xây từ thời nhà Trần thế kỷ 13, để chặn đánh quân Nguyên-Mông tiến vào cửa ngõ Thăng Long. Đầu thập niên 80 - thế kỷ 20, khi xây nhà máy nhiệt điện Phả Lại, người ta đã phá bỏ mất dấu tích còn lại của “Phao Sơn Cổ Thành”.
Trên đỉnh núi Nam Tào (thuộc thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo) từng có một vườn thuốc nam quý hiếm mang tên “Dược Lĩnh Cổ Viên”. Vào thời nhà Trần, Hưng Đạo Vương sau khi chiến thắng quân Nguyên-Mông lần 1 (1258) đã về lập ấp ở đây. Ông cho tuyển lính, luyện quân và sai tùy tùng đi trồng cây dược liệu ở khắp dải núi nhằm cung cấp nguồn thuốc chữa trị khi binh lính ốm đau, bị thương. Ngày nay dấu tích về các cây thuốc nam vẫn còn tồn tại trên núi Nam Tào, nhiều hộ gia đình hành nghề thuốc nam dược chữa bệnh, cứu người.
Tơ mầm xanh mơn mởn từ những gốc thanh hao mới cắt.
Trong khi đó, Chu Văn An, người thầy giáo lỗi lạc đã có hơn 10 năm cuối đời ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, phường Văn An, TP Chí Linh ngày nay. Bức tường bao quanh nơi ẩn cư của thầy Chu Văn An được người xưa gọi là “Tiều Ẩn Cổ Bích”. Nơi ông ẩn cư sau này đã được dựng đền thờ, ngày nay được tôn vinh như chốn tổ của ngành giáo dục Việt Nam. Ở vườn trong khu đền thờ hiện vẫn còn một cây ruối cổ với ghi chú chính là vị trí của bức tường ngày xưa. Tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách xưa kia thuộc địa giới hành chính của TP Chí Linh, từng là khu nhà dạy học của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Người xưa gọi nhà dạy học là “Trạng Nguyên Cổ Đường”. Hiện ở đây có tấm bia đá có ghi 8 bài thơ vịnh cảnh “Chí Linh Bát Cổ”.
Thảnh thơi ngồi thư giãn dưới gốc thông già.
Đến làng Nẻo (nay thuộc phường Chí Minh), chúng tôi được thăm ngôi nhà cũ của vị quan thượng tể Trần Quốc Chẩn mang tên “Thượng Tể Cổ Trạch”. Ông chính là bố vợ của vua Trần Minh Tông. Ngoài là một vị quan tài giỏi, cuộc đời ông còn gắn liền với vụ án oan khi bị gian thần hãm hại, bức tử không cho ăn uống đến chết. Nhiều năm sau vua Trần biết bố vợ bị oan nên đã đích thân về lại ngôi nhà cũ để tạ tội.
Ở vùng rừng núi non nước hữu tình tại làng Kiệt Đặc (nay thuộc phường Văn An, TP Chí Linh) có ngôi chùa cổ Huyền Thiên gần ngàn tuổi. Xưa kia trong chùa có “Động Cổ Vân Tiên” - là nơi những nhà tu hành thời Lý luyện thuốc trường sinh. Nằm cách chùa không xa là tòa mộ tháp của bà Nguyễn Thị Duệ. Vào thời nhà Mạc cuối thế kỷ 16, bà đã giả trai để đi thi rồi đỗ đạt, trở thành nữ tiến sĩ duy nhất trong nền khoa cử phong kiến Việt Nam. Bà được vua Mạc tuyển làm phi với danh hiệu “Tinh Phi”. Sau khi nhà Mạc bị diệt vong, bà về lại quê cũ sống rồi qua đời. Biết công ơn, nhân dân địa phương cho xây mộ tháp bằng gạch nung đỏ để an táng bà, gọi là “Tinh Phi Cổ Tháp”.
Ghé rừng thông người xưa
Ngày nay ở ven khu di tích Côn Sơn (thuộc phường Cộng Hòa, TP Chí Linh) có một quần thể cánh đồng-rừng sinh thái đẹp lãng mạn. Khu vực này rộng 20ha gồm cánh đồng thanh hoa và rừng thông dưới chân núi. Nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ đã quên lối về khi du ngoạn chốn này, với những bông hoa thanh hoa trắng, nhỏ xinh đung đưa theo gió, phía xa là rừng thông bạt ngàn, xanh thẳm.
Phong khoe sắc lá giữa nắng đông.
Vào mùa đông, đồng thanh hoa vươn cao quá vai người, chờ nông dân ra cắt rồi về phơi khô làm các loại chổi. Cách đồng thanh hao được người dân gọi với tên: bãi rễ, đồng rễ. Cái tên giản dị ấy thật đúng hình ảnh gốc và rễ với những tơ cây non xanh mơn mởn, còn lại sau khi người ta thu hoạch xong. Chúng tôi không ngờ, đồng thanh hao, rừng thông độc nhất vô nhị ở Việt Nam nơi đây đã có từ hơn 6 thế kỷ trước, gắn liền với các nhân vật lịch sử nước ta.
Lá phong vào mùa đổi màu tạo ra cảnh đẹp.
Năm 1385, tư đồ Trần Nguyên Đán sau khi cáo quan đã về vùng đất Côn Sơn ẩn cư, sống đời an nhàn lều cỏ mái tranh. Trong khoảng 5 năm cuối đời sống ở đây, Trần Nguyên Đán đã gieo trồng những cây thông để làm đẹp chốn sơn lâm, như một thú vui tuổi già. Còn người vợ của ông đã ra cánh đồng phía trước núi để gây giống thanh hoa hoa trắng. Dần dần vợ chồng ông đã tạo ra cảnh đẹp đồng-rừng, cây lá như ngày nay. Khoảng 50 năm sau, Nguyễn Trãi cũng chọn rừng núi Côn Sơn để ẩn cư, an lành. Cảm thán trước cảnh sắc tươi đẹp chốn núi rừng nơi đây, Nguyễn Trãi đã viết ra bài thơ Côn Sơn Ca, trong đó có đoạn: “Côn Sơn có đá rêu phơi / Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm / Trong ghềnh thông mọc như nêm / Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”.
Mùa phong đổi sắc nhuốm một góc trời
Nếu như Chí Linh Bát Cổ, Côn Sơn- Kiếp Bạc, rừng thông, đồng thanh hao… vẫn chưa làm du khách thỏa thích, hãy về chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám để ngắm mùa phong chút lá, nhuốm mầu quan san. Từ Hà Nội chỉ mất hơn 1 giờ chạy xe với quãng đường khoảng 80km, du khách đã được lạc vào rừng phong bạt ngàn, lá đang chuyển sang vàng, đỏ rất đẹp. Men theo con đường núi quanh co lên Thanh Mai Cổ Tự, du khách sẽ đi giữa cánh rừng phong, nghe tiếng chim hót, lá vàng, đỏ rơi xào xạc. Cây phong sống chủ yếu ở các nước ôn đới, xứ lạnh, nên sự xuất hiện của chúng tại Việt Nam - nước có khí hậu nhiệt đới - đặc biệt thú vị.
Khung trời nhuốm màu phong đỏ huyền diệu.
Theo sư thầy ở chùa Thanh Mai, người dân các thôn trong xã Hoàng Hoa Thám gọi đây là rừng cây sau sau. Cây sau sau có rất nhiều ở Trung Quốc. Do chúng tiết ra nhựa có mùi thơm nên Trung Quốc thường gọi là cây phong hương thụ. Từ đó tên phong trở nên phổ biến, quen thuộc. Để ngắm mùa lá phong đổi màu đẹp nhất, du khách nên hành hương về đây từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau. Khi những cơn gió rét ùa về, lá phong từ xanh ngả sang vàng rồi úa đỏ, rụng bay theo gió, để chồi non nảy nở đón mưa xuân.
Ngay cổng chùa Thanh Mai, những gốc phong cổ thụ một người ôm không xuể, lá đã ngả vàng, rồi có chỗ đã nhuốm màu đỏ rực, đẹp nao lòng. Tâm hồn tĩnh tại giữa cảnh sắc cây lá, chợt ta lại nghĩ tới câu thơ của cụ Nguyễn Du tả cảnh Thúy Kiều chia tay Thúc Sinh: “Người lên ngựa, kẻ chia bào / Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.
Giữa chốn thanh tịnh của ngôi chùa thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được dạo ngắm lá phong đổi mầu, rụng bay trong nắng gió mùa đông khiến lòng ta bồi hồi, xao xuyến khó tả. Trò chuyện với anh Nguyễn Duy Hào, Phó ban Văn hóa, xã Hoàng Hoa Thám, chúng tôi được biết du lịch nơi đây đang trên đà phát triển khi có cảnh đẹp rừng phong độc đáo kích cầu. Nhằm làm cho rừng phong ngày càng đẹp hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, bảo vệ nghiêm ngặt, cấm mọi hành vi chặt phá, xả rác, đốt lửa trong rừng…
Văn Hải-Trung Phương (Báo Sài Gòn giải phóng điện tử)
Tiêu đề bài viết do Chí Linh quê tôi đặt lại.