Các vị vua viết về Chí Linh
- Thứ ba - 10/11/2015 00:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vua Trần Nghệ Tông
1. Trần Thánh Tông
Vua sinh ngày 25 tháng 9 năm Canh Tý (1240)
Lên ngôi ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258)
Băng hà ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290)
Khái quát về nhà vua Đại Việt sử ký toàn thư viết như sau:
“Vua húy là Hoảng, con trưởng của Thái Tông, mẹ là Hiển từ thuận thiên hoàng thái hậu Lý thị, nhân Thái Tông chiêm bao thấy trời trao cho thanh gươm báu, rồi hậu có mang, năm Canh Tý Thiên ứng chính bình thứ 9 tháng 9, ngày 25, giờ ngọ sinh ra ; rồi lập làm hoàng thái tử. Thái Tông nhường ngôi bèn lên ngôi báu, ở ngôi 21 năm, nhường ngôi 13 năm, thọ 51 tuổi, băng ở cung Nhân Thọ, chôn ở Dụ Lăng. Vua là người trung hiếu nhân thứ, tôn người hiền, trọng kẻ sĩ, cha làm ra trước, con nối về sau, cơ nghiệp của nhà Trần được bền vững. Song ham mê đạo Tam muội, kế cứu đạo nhất thừa , không phải là trị đạo giỏi của đế vương.” (Trang 30, tập 2).
Theo Di sàn Hán Nôm, Trần Thánh Tông có để lại một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đề Huyền Thiên động trên đất Chí Linh như sau:
題玄天洞
雲掩玄天洞
煙開玉帝家
步虛聲寂寂
鳥散洛山花
陳聖宗
Đề Huyền Thiên động
Vân yểm Huyền Thiên động
Yên khai Ngọc Đế gia
Bộ hư thanh tịch tịch
Điểu tán lạc sơn hoa.
Trần Thánh Tông
Nghĩa là:
Đề động Huyền Thiên
Mây che động Huyền Thiên
Khói mở nhà Ngọc Đế
Đi giữa không gian vắng lặng
Chim bay làm rụng hoa rừng.
Dịch thơ
Mây che động Huyền Thiên
Khói mở nhà Ngọc Đế
Bầu không gian vắng vẻ
Chim bay rụng hoa rừng.
Đỗ Đình Tuân dịch
Lên ngôi năm Giáp Dần (1314)
Nhường ngôi năm Kỷ Tỵ (1329)
Băng hà ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu (1357)
Khái quát về Trần Minh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư viết:
“Vua húy là Mạnh, con thứ tư của Anh Tông, mẹ đích là Thuận thánh bảo từ hoàng thái hậu Trần thị, mẹ sinh là Chiêu hiến hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Bảo nghĩa đại vương Bình Trọng. Ở ngôi 15 năm, nhường ngôi 28 năm, thọ 58 tuổi, băng ở cung Bảo Nguyên, chôn ở Mục lăng. Vua đem văn minh sửa sang trị đạo, làm rạng rỡ công nghiệp người trước, giữ lòng trung hậu, lo xa cho con cháu, trong nước được yên, bên ngoài theo phục, giường mối đều bày. Tiếc rằng không biết Khắc Chung là kẻ gian tà, đến nỗi Quốc Chẩn phải chết oan, đó là chỗ kém thông minh vậy” (trang 104, tập 2)
Viết về Chí Linh, Trần Minh Tông có bài “ Tặng Huyền Quang tôn giả” ở Côn Sơn, xin giới thiệu dưới đây:
贈玄光尊者
Tặng Huyền Quang tôn giả
昆山大導師
Côn Sơn đại đạo sư
為我作福田
Vị ngã tác phúc điền
王臣悉皈敬
Vương thần tất quy kính
佛道續還連
Phật đạo tục hoàn liên
法繼二祖後
Pháp kế nhị tổ hậu
究竟威音前
Cứu cánh Uy Âm tiền
不著聞字相
Bất trước văn tự tướng
演說如來禪
Diễn thuyết như lai thiền
本來無大小
Bản lai vô đại tiểu
任器隨方圓
Nhậm khí tùy phương viên
顧我火宅中
Cố ngã hỏa trạch trung
蓋是有夙緣
Cái thị hữu túc duyên
親嘗法乳味
Thân thường pháp nhũ vị
身體覺輕便
Thân thể giác khinh tiên
漆統忽打破
Tất thống hốt đả phá
八穴與七穿
Bát huyệt dữ thất xuyên
將謂有所得
Tương vị hữu sở đắc
所得何物焉 ?
Sở đắc hà vật yên?
將謂無所得
Tương vị vô sở đắc
參学非徒然
Tham học phi đồ nhiên
所得無所得
Sở đắc vô sở đắc
欲語殊難言
Dục ngữ thù nan ngôn
言語既難得
Ngôn ngữ ký nan đắc
谁受復谁傳
Thùy thụ phục thùy truyền
葛藤亦不少
Cát đằng diệc bất thiểu
如縛更添纏
Như phọc cánh thiêm triền
止止
Chỉ chỉ
然而不得已
Nhiên nhi bất đắc dĩ
短偈復重宣
Đoản kệ phục trùng tuyên
陳明宗
Trần Minh Tông
Dịch nghĩa
Tặng Huyền Quang tôn giả
Bậc thầy lớn ở Côn Sơn
Vì ta làm ruộng phúc 1
Vương hầu bề tôi thảy đều kính trọng
Đạo Phật tiếp liền mãi
Sau khi nối phap vị tổ thứ hai 2
Cuối cùng sẽ đứng trước Phật Uy Âm 3
Không bám vào văn tự
Mà diễn giảng về thiền của Như Lai
Xưa nay vốn không lớn không nhỏ
Tùy vật mà vuông hay tròn
Ngoái xem trong nhà lửa 4 của ta
Bởi vì có duyên xưa với Phật
Người thân từng nêm mùi sữa pháp
Nên thân thể cảm thấy nhẹ nhàng
Cái thùng sơn 5 đột nhiên bị đập vỡ
Tám lỗ với bảy lỗ thủng
Nếu bảo là có điều sở đắc
Sở đắc là cái gì vậy
Nếu bảo là không có sở đắc
Thì việc tham thiền chẳng phải là uổng công hay sao ?
Sở đắc và không sở đắc
Muốn nói nhưng thật là khó nói
Đã không nói nên lời
Thì ai học và ai truyền ?
Dây leo cũng chẳng ít
Như bị trõi lại quấn thêm vào
Thôi ! Thôi !
Nhưng mà bất đắc dĩ
Lại phải tỏ bày ra bằng bài kệ ngắn.
Dịch thơ
Bậc thầy lớn Côn Sơn
Vì ta làm ruộng phúc 1
Vương thân đều kính phục
Kế Pháp vị tổ hai 2
Đạo Phật được liên tục
Đứng trước Phật Uy Âm 3
Không bám vào văn tự
Để giảng thiền Như lai 4
Vốn không lớn không nhỏ
Tùy vật mà vuông tròn
Ngoái nhìn nhà lửa 5 ta
Xưa có duyên với Phật
Người thân nếm sữa pháp 6
Thân thể thấy nhẹ nhàng
Thùng sơn 7 bỗng đập vỡ
Tám huyệt bảy huyệt thông
Nếu bảo có sở đắc
Sở đắc là gì chăng ?
Nếu bảo không sở đắc
Thì tham thiền phí công ?
Sở đắc không sở đắc
Muốn nói nói không nên
Lời không cất lên được
Thì ai học, ai truyền ?
Dây leo đã không ít
Đã trói càng trói thêm
Thôi ! Thôi !
Nhưng mà bất đắc dĩ
Kệ ngắn đành cất lên.
Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú
1. Ruộng phúc: dịch chữ “Phúc điền”, quan niệm nhà Phật xem việc làm phúc giống như việc làm ruộng. Người làm ruộng được hưởng hoa lợi thì người làm việc thiện sẽ được hưởng phúc lành.
2. Vị tổ hai: tức Pháp Loa
3. Phật Uy Âm: tức Uy Âm vương Phật, một Phật danh trong kinh Pháp Hoa và Lăng Nghiêm. Vào thời Uy Âm vương Phật, căn tính con người rất nhạy bén, chỉ tự học mà ngộ đạo, không cần thày dậy.
4. Như Lai: một trong mười tên gọi của Phật
5. Nhà lửa: cách gọi cõi đời trần tục của nhà Phật. Chúng sinh sống trên đời luôn phiền lão vì tham, sân, si luôn thiêu đốt tâm can mình “Lò Cừ nung nấu sự đời”(Nguyễn Gia Thiều).
6. Sữa pháp: nhà Phật cho rằng chính pháp có chất để nuôi pháp thân, giống như người mẹ vắt sữa để nuôi con vậy.
7. Thùng sơn: nhà Phật quan niệm ý thức con người tối tăm ngu muội cũng giống như một thùng sơn đen, đập võ “thùng sơn” tức là giác ngộ,
Trần Nghệ Tông tên thật là Trần Phủ, sinh đầu năm 1322, là con thứ ba của vua Trần Minh Tông, là vua thứ tám của triều Trần.
“Dưới thời Trần Dụ Tông ông giữ chức Tể tướng, tước Cung Định vương. Khi Dương Nhật Lễ tiếm ngôi, ông phải chạy lên vùng Đà Giang. Năm Canh Tuất-1370, triều đình đem quân vào kinh bắt Dương Nhật Lễ và đón ông từ Đà Giang về tôn lên làm vua-tức vua Trần Nghệ Tông. Được ba năm, ông nhường ngôi cho em là Trần Duệ Tông và lên làm Thượng hoàng. Duệ Tông chết trận, ông lại lập cháu là Trần Nghiễn lên ngôi. Lúc này nhà Trần đã suy phải dựa vào thế lực của Hồ Quý Ly. Việc phế lập của ông cũng đẩy nhanh bước xụp đổ của nhà Trần” (Từ điển VHVN-từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX).
Ông mất ngày 6 tháng 1 năm 1395. Tác phẩm có Hoàng huấn, Đế châm, Bảo hòa dư bút và Nghệ tông thi tập nhưng đều thất truyền chưa sưu tầm lại được. Hiện nay chỉ còn lại 5 bài thơ được ghi trong Việt âm thi tập. Chúng tôi xin giới thiệu 1 bài thơ và một bài minh của ông viết về Trần Nguyên Đán và Thanh Hư động.
題司徒陳元旦祠堂
山僮扶輦曉衝泥
再到崑山日正西
雨过泉聲穿石遠
風搖竹影拂檐氐
鹽梅事去碑由在
星斗亶荒路轉迷
寂寞洞天人舞化
惟存行跡起餘悽
Phiên âm
Đề Tư đồ Trần Nguyên Đán từ đường
Sơn đồng phù liễn hiểu xung nê,
Tái đáo Côn Sơn nhật chính tê.
Vũ quá tuyền thanh xuyên thạch viễn;
Phong dao trúc ảnh phất thiềm đê.
Diêm mai sự khứ bi do tại;
Tinh đẩu đàn hoang lộ chuyển mê.
Tịch mịch đông thiên nhân vũ hóa,
Duy tồn hành tích khởi dư thê.
Dịch nghĩa:
Đề nhà thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán
Từ sớm mấy chú sơn đồng khiêng kiệu vượt bùn lầy,
Tới Côn Sơn mặt trời đã ngả về tây.
Tạnh mưa tiếng suối xa xa xối vào đá,
Gió đưa cành trúc phất phơ trên mái hiên thấp.
Việc muối mơ 1 qua rồi bia hãy còn đây,
Đàn tinh đẩu 2 bỏ hoang lối đi đã mờ.
Động phủ quạnh vắng người bay lên tiên rồi,
Chỉ còn dấu vết gợi lên nỗi buồn man mác.
Dịch thơ
Sơn đồng khiêng kiệu sớm đi ra,
Vừa tới Côn Sơn bóng đã tà.
Mưa tạnh suối xa reo vách đá;
Gió đưa cành trúc rủ hiên nhà.
Muối mơ dấu cũ bia còn đó;
Tinh đẩu đàn hoang lối đã mờ.
Động phủ quạnh hưu người vắng bóng,
Lòng buồn man mác nhớ ai xưa !
Đỗ Đình Tuân dịch
Chú thích
1.Việc muối mơ: Ở đây chỉ việc làm tể tướng của Trần Nguyên Đán.Ý này rút từ tích vua Cao Tông nói với tể tướng là Phó Duyệt rằng: “Nhược tác điều canh, nhữ vi diêm mai” nghĩa là: “nếu làm việc điều canh, thì nhà ngươi làm muối,làm quả mơ”.Từ đó, dựa vào ý câu này, người sau dùng “diêm mai” hay “điều canh” để chỉ tài làm tể tướng.
2.Đàn Tinh Đẩu: có lẽ ở đây chỉ Đài quan sát các vì tinh tú của Trần Nguyên Đán, vì ngoài việc làm tể tướng,Trần Nguyên Đán còn là một nhà thiên văn có soạn bộ sách Bách thế thông kỷ nhưng đã thất truyền.
昆山清虛洞碑銘
司徒創菴
于彼崟嶔
豈有願於獨樂
盖寓意乎登臨
日坐盤石則置國势之安
日俯清流則欲資國論之深
隐茂樹則思擴吾民之大庇
倚脩竹則欲致賢士之如林
輔贊我治無有遐心
此朕所以嘆而書于山之陰者也
Tư đồ sáng am,
Vu bỉ ngâm khâm.
Khởi hữu nguyện ư độc lạc;
Cái ngụ ý hồ đăng lâm.
Nhật tọa bàn thạch, tắc trí quốc thế chi an;
Nhật phủ thanh lưu, tắc dục trị quốc luận chi thâm.
Ẩn mậu thụ, tắc tư khuyếch ngô dân chi đại tí;
ỷ tu trúc, tắc dục trí hiền sĩ chi như lâm.
Phụ tán ngã trị,vô hữu hà tâm;
Thử trẫm sở dĩ thán nhi thư vu sơn chi âm giả dã.
Dịch nghĩa
Bài minh khắc vào bia động Thanh Hư ở Côn Sơn
Tư đồ dựng am,
Trên núi thâm nghiêm.
Há phải muốn riêng mình vui thú;
Chính là để ngụ cái ý lên cao.
Ngồi trên bàn đá là muốn đặt thế nước yên ổn;
Cúi nhìn dòng nước trong là muốn bàn sâu vào việc nước.
Nương dưới bóng cây là muốn mở rộng được sự che chở cho dân;
Tựa vào khóm trúc là muốn đến với nhiều hiền sĩ.
Ông giúp ta trị nước, chứ không có tâm địa gì;
Trẫm thương tiếc nên tìm hòn đá đẹp ghi vào lời này.
Lúc nhỏ Lê Tư Thành sống bên ngoài cung khuyết, lúc lên 4 tuổi, mới được bà Nguyễn Thị Anh- lúc đó đã trở thành hoàng thái hậu nhiếp chính và con trai bà là Thái tử Bang Cơ đã lên làm vua- cho đón về phong làm Bình Nguyên vương, được ở trong nội triều và học hành cùng với các thân vương.
Cuối năm 1459, một người con của Thái Tông với bà Dương thị Bí là Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân đã cùng phe đảng đang đêm cho quân đột nhập vào cung giết vua và hoàng thái hậu để tiếm ngôi. Nhưng chỉ được tám tháng sau, vào giữa năm 1460, triều thần lại làm chính biến phế Nghi Dân và lập Tư Thành lên làm vua. Ông trở thành vị vua thứ năm của triều Lê, ở ngôi 38 năm, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497).
Ngoài những cải cách lớn về chính trị, Lê Thánh Tông còn là một ông vua có nhiều đóng góp to lớn cho phát triển văn hóa của dân tộc. Ông là người chủ trương cho biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” (1479) và bộ “Thiên Nam dư hạ tập”(1483). Ông cũng là người vừa đề xướng vừa cổ vũ phong trào sáng tác trong giới quan lại cung đình, thường chủ trì những cuộc xướng họa lớn với các văn quan trong triều.Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vua Hồng Đức thấy hai năm liền (Quý Sửu-1493 và Giáp Dần-1494) được mùa lớn, bèn nhân lúc thư nhàn đặt 9 bài thơ gồm:1-Phong niên (năm được mùa), 2- Quân đạo (đạo làm vua), 3-Thần tiết (khí tiết của bề tôi), 4- Minh lương (vua sáng tôi hiền), 5- Anh hiền(bậc hiền tài), 6-Kỳ khí (khí lạ), 7-Thư thảo (phép viết chữ), 8-Văn nhân (người văn chương), 9-Mai hoa (hoa mai). Rồi ông tập hợp 28 văn thần gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú” ( thi đàn hai mơi tám ngôi sao), từng người cứ theo vần của 9 bài thơ vua đã xướng ra ấy mà họa lại. Hai mươi tám văn thần được vua Hồng Đức chọn gồm: Đỗ Nhuận,Thân Nhân Trung, Ngô Luân, Ngô Hoán, Nguyễn Xung Xác (Nguyễn Trọng ý), Lưu Hưng Hiếu, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô Thầm, Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Ngạn, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Tông Miệt, Ngô Quyền(Ngô Hoan), Nguyễn Bảo Khuê, Chu Hoãn(Nguyễn Hoãn), Phạm Cẩn Trực, Nguyễn Ich Tốn, Đỗ Thuần Thứ(Đỗ Thuần Thông), Phạm Nhu Huệ (Đoàn Trí Nhu), Lưu Dịch, Đàm Thận Huy, Phạm Đạo Phú, Chu Huân.
Những bài thơ xướng họa giữa Lê Thánh Tông và 28 vị văn thần này có lẽ sau này được nhà vua giao cho Đỗ Nhuận và Thân Nhân Trung tập hợp và khắc ván in làm thành sách “Quỳnh uyển cửu ca”- do Lê Thánh Tông trực tiếp viết lời tựa- vào năm 1495.
Lê Thánh tông còn để lại khá nhiều tác phẩm.Bằng chữ Hán có sách Liệt truyện tạp chí, Lam Sơn lương thủy,Thơ chữ Hán gồm các tập: Anh hoa hiếu thị, Chinh Tây kỳ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh, Xuân vân thi tập, Cổ kim cung từ thi tập, Châu cơ thắng thưởng thi và Quỳnh uyển cửu ca do ông viết những bài xướng và lời tựa. Về chữ nôm: Ông là tác giả chính của tập “Hồng Đức quốc âm thi tập”.
Với Chí Linh, Lê Thánh Tông cũng để lại khá nhiều bài thơ viết về vùng này. Dưới dây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các bài thơ ấy:
1.平灘夜泊
一規冰玉貼雲端
漠漠平坡望目寬
紅葉山林龍雨霽
白蘋州渚鯉風寒
船楼客若天邊坐
水國人從鏡里看
老去道心乾不息
絕塍仙觀太清丹
黎聖宗
Phiên âm
Bình Than dạ bạc
Nhất quy băng ngọc thiếp vân đoan
Mạc mạc bình pha vọng mục khoan
Hồng diệp sơn lâm long vũ tễ
Bạch tần châu chử lý phong hàn
Thuyền lâu khách nhược thiên biên tọa
Thủy quốc nhân tòng kính lý khan
Lão khứ đạo tâm càn bất tức
Tuyệt thăng tiên quán thái thanh đan.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Đêm đậu thuyền ở bấn Bình Than
Một vầng trăng tròn như băng ngọc cao tít trên mây
Bãi vắng thoai thoải nhìn ngút mắt
Lá đỏ núi rừng cơn mưa rồng tạnh
Rau tần trắng bãi gió lạnh lan vào
Khách trên lầu thuyền ngồi bên trời
Bóng người theo thuyền soi dưới đáy nước
Già đến lòng đạo càng thêm cứng
Hơn cả thanh đan trên nhà tiên.
Dịch thơ
Khuôn trăng như ngọc dán trời cao
Bãi vắng thoai thoai bát ngát sao
Lá đỏ khắp rừng mưa tạnh hẳn
Rau tần trắng bãi lạnh tan vào
Bên trời thuyền gác người yên vị
Đáy nước gương trong bóng ngước chào
Lòng đạo càng già càng cứng cỏi
Thanh đan tiên quán kém chi nào?
Đỗ Đình Tuân dịch
2. 至靈山道中
其一
河岳英靈從橐中
客來寺外忽聞鍾
岩巒矗矗寒風冽
疑是幽山十二峰
黎聖宗
Phiên âm
Chí Linh sơn đạo trung
Kỳ nhất
Hà nhạc anh linh tùng thác trung
Khách lai tự ngoại hốt văn chung
Nhạc loan súc súc hàn phong liệt
Nghi thị U Sơn thập nhị phong.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Trên đường núi Chí Linh
Bài 1
Núi sông anh linh trong lồng trời đất
Khách đến ngoài chùa bỗng nghe tiếng chuông
Vách núi sừng sững giá rét căm căm
Ngỡ như ở mười hai ngọn núi U Sơn vậy.
Dịch thơ
Trong lồng trời đất núi sông thiêng
Khách đến ngoài chùa chuông bỗng bi…iêng…
Vách đá chênh vênh trời buốt lạnh
Ngỡ như đang dưới U Sơn miền. *
Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú
*U Sơn: theo truyền thuyết thì ở dưới âm phủ có 12 ngọn núi tên là U Sơn (núi tối)
3. 至靈山道中
其二
探禪人戀心為佛
名利都歸小歇關
路轉林回雲袂冷
举頭疑入四明山.
黎聖宗
Phiên âm
Chí Linh sơn đạo trung
Kỳ nhị
Tham thiền nhân luyến tâm vi Phật
Danh lợi đô quy tiểu yết quan
Lộ chuyển lâm hồi vân duệ lãnh
Cử đầu nghi nhập Tứ Minh sơn.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Trên đường núi Chí Linh
Bài 2
Người tham thiền muốn biến tâm mình thành Phật
Danh lợi đều tạm ngừng để ngoài cửa quan
Đường rừng quanh co áo vương mây lạnh
Ngẩng đầu ngỡ mình đang lên núi Tứ Minh.
Dịch thơ
Tham thiền muốn biến tâm nên Phật
Danh lợi đều buông ngoài cửa quan
Đường núi quẩn quanh mây lạnh áo
Ngẩng đầu ngỡ đến Tứ Minh san. *
Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú
*Núi Tứ Minh: theo truyền thuyết thì núi Tứ Minh có bốn cửa thông với: nhật, nguyệt, tinh, thần (núi bốn sáng).
4. 過興道王祠
淅淅風前紅葉樹
悠悠天外白衣雲
重楼翠宇人何在
惟見荒山對夕曛
黎聖宗
Phiên âm
Quá Hưng Đạo vương từ
Tích tích phong tiền hồng diệp thụ
Du du thiên ngoại bạch y vân
Trùng lâu thúy vũ nhân hà tại
Duy kiến hoang sơn đối tịch huân.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Qua đền Hưng Đạo vương
Hàng cây lá đỏ trước gió vi vu
Dải mây trắng bay bên trời xa xa
Lầu cao gác biếc không thấy người đâu
Chỉ thấy núi hoang cùng bóng chiều chạng vạng.
Dịch thơ
Vi vu lá đỏ hàng cây
Xa xa trắng một dải mây bên trời
Lầu cao gác biếc không người
Bóng chiều chạng vạng núi đồi hoang sơ.
Đỗ Đình Tuân dịch
5. 過萬劫
平江望断眼棱寒
事少神遊八八還
繫韃不因羅帯水
硏胡未必劍鋩山
海枯谷變興亡外
子孝神忠夢寐間
天際去留無望極
悠悠出岫白雲閒
黎聖宗
Phiên âm
Quá Vạn Kiếp
Bình giang vọng đoạn nhãn lăng hàn
Sự thiểu thần du Bát Bát hoàn
Hệ Thát bất nhân la đới thủy
Nghiên Hồ vị tất kiếm hoang san
Hải khô cốc biến hưng vong ngoại
Tử hiếu thần trung mộng mị gian
Thiên tế khứ lưu vô vọng cực
Du du xuất tụ bạch vân nhàn.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Qua Vạn Kiếp
Mặt sông phẳng lặng nhìn mãi thấy lạnh khóe mắt
Ít việc thả hồn vào cõi tiên
Trói giặc Thát đâu cần đến dải sông lụa
Băm giặc Hồ chưa hẳn phải dùng đến mũi núi gươm
Biển khô hang đổi ngoài cuộc hưng vong
Con hiếu tôi trung trong vòng mộng mị
Đường chân trời đi ở không có định cực
Xa xa dải mây trắng nhàn nhã bay ra ngoài hốc núi.
Dịch thơ
Tít tắp sông bằng lạnh mắt trông
Thả hồn du ngoạn cõi mênh mông
Băm Hồ chưa hẳn dùng gươm núi
Trói Thát đâu cần đến lụa sông
Con hiếu tôi trung vòng mộng mị
Biển khô hang đổi lẽ hưng vong
Chân trời đi ở như vô cực
Hốc núi nhàn bay mây trắng bông.
Đỗ Đình Tuân dịch
6. 駐萬刧
浮世無根優缽曇
太倉梯米總前三
枝頭罟罟鳩聲急
雨腳霏霏蟻戰甘
萬刧山椒雲似絮
平灘江上水如蓝
桓桓興道安民積
簡册留芳萬古談
黎聖宗
Phiên âm
Trú Vạn Kiếp
Phù thế vô căn ưu bát đàm
Thái thương thê mễ tổng tiền tam
Chi đầu cổ cổ cưu thanh cấp
Vũ cước phi phi nghĩ chiến cam
Vạn kiếp sơn tiêu vân tự nhứ
Bình Than giang thượng thủy như lam
Hoàn hoàn Hưng Đạo an dân tích
Giản sách lưu phương vạn cổ đàm.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Nghỉ lại ở Vạn Kiếp
Hoa ưu đàm không có rễ trong cõi đời trôi nổi
Cùng với học thóc lép trong kho lớn đều do ba kiếp định trước
Đầu cành rậm rạp tiếng chim giục giã
Dưới trời mưa lất phất đàn kiến đánh nhau hăng
Đỉnh núi Vạn Kiếp mây trắng như bông
Trên sông Bình Than nước xanh như chàm
Công tích an dân lừng lẫy của Hưng Đạo
Còn lưu thơm trong sử sách vạn năm còn nhắc tới.
Dịch thơ
Điềm lành không rễ cõi nhân gian
Ba kiếp vần xoay định rõ ràng
Rậm rạp đầu cành chim gáy gấp
Lay phay mưa bụi kiến đua gan
Đỉnh non Vạn Kiếp mây bông trắng
Ngọn sóng Bình Than nước biếc lam
Hưng Đạo an dân lững lẫy vậy
Lưu thơm sử sách vạn năm bàn.
Đỗ Đình Tuân dịch
7. 御題崑山寺
竫土樓臺景致奇
古人陳跡甚依稀
一天草木供吟賞
四顧江山入指揮
大有廢興今亦昔
事無記載是耶非
閒中自有閒中樂
付與僧童意自知
黎聖宗
Phiên âm
Ngự đề Côn Sơn tự
Tĩnh thổ lâu đâì cảnh chí kỳ
Cổ nhân Trần tích thậm y hy
Nhất thiên thảo mộc cung ngâm thưởng
Tứ cố giang sơn nhập chỉ huy
Đại hữu phế hưng kim diệc tích
Sự vô ký tải thị da phi
Nhàn trung tự hữu nhàn trung lạc
Phó dữ tăng đồng ý tự tri.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Ngự đề chùa Côn Sơn
Lâu đài nơi đất Phật cảnh trí đẹp lạ lùng
Dấu tích cổ nhân thời Trần còn y nhiên đó
Một trời cây cỏ cung cấp cho việc ngâm vịnh
Bốn phía núi sông trong tầm tay chỉ trỏ
Đời có phế hưng nay vẫn như xưa
Việc không ghi chép biết sai hay đúng
Trong lúc thư nhàn sẽ tự có thú vui thư nhàn
Chỉ có chú tiểu đây tự biết được ý đó.
Dịch thơ
Đất Phật lâu đài cảnh đẹp thay
Người xưa Trần tích vẫn còn đây
Một trời cây cỏ cho ngâm thưởng
Bốn phía non sông trong khoảng tay
Đời có hưng vong nay giống trước
Việc không ghi chép dở như hay
Thư nhàn sẽ thấy thư nhàn thú
Chỉ chú tiểu tăng rõ ý này.
Đỗ Đình Tuân dịch
8. 君明臣良
高帝英雄蓋世名,
文皇智勇撫盈成。
抑齋心上光奎藻,
武穆胸中列甲兵。
十鄭第兄聯貴顯,
二申父子佩恩榮。
孝孫洪德承丕緒,
八百姬周樂治平。
黎聖宗
Phiên âm:
Quân minh thần lương
Cao Đế anh hùng cái thế danh;
Văn Hoàng trí dũng phủ doanh thành.
ức Trai tâm thợng quang khuê tảo;
Vũ Mục hung trung liệt giáp binh.
Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển;
Nhị Thân phụ tử bội ân vinh.
Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tử,
Bát bách cơ Chu lạc trị bình.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa:
Vua sáng tôi hiền
Vua Cao đế anh hùng uy danh bao trùm cả một đời;
Vua Văn hoàng trí dũng giữ yên cơ nghiệp thịnh vượng.
Ức Trai lòng rạng rỡ như ánh sáng sao khuê;
Vũ Mục bụng bày hàng những binh giáp.
Mười anh em họ Trịnh đều phú quý hiển đạt;
Hai cha con họ Thân đều được tước lộc vẻ vang.
Cháu hiếu này là Hồng Đức nối giữ nghiệp lớn,
Vui thấy cuộc trị bình sẽ được lâu dài như đời cơ Chu tám trăm năm.
Dịch thơ
Cao Đế 1 anh hùng đã nức danh,
Văn Hoàng2 trí dũng xứng cha anh.
Ưc Trai3 lòng sáng sao Khuê sớm,
Vũ Mục 4 bụng bầy những giáp binh.
Họ Trịnh mười anh em 5 hiển đạt,
Họ Thân đôi phụ tử 6 đều vinh.
Cháu Hồng Đức 7 kế thừa ngôi lớn,
Mừng được Cơ Chu 8 mãi thái bình.
Đỗ Đình Tuân dịch
Chú thích
1-Cao đế:chỉ Thái tổ Cao hoàng đế, tức Lê Lợi.
2-Văn Hoàng: chỉ Thái Tông Văn hoàng đế, tức Lê Nguyên Long.
3- Ưc Trai. tên hiệu của Nguyễn Trãi.
4-Vũ Mục: chỉ Tư mã Lê Khôi-Thụy là Vũ Mục-cháu gọi Lê Lợi bằng chú, là tướng giỏi có nhiều mưu lược.
5- Mười anh em họ Trịnh đều hiển đạt là: Thái úy Trịnh Khả và các em là Trịnh Bá Quát, Trịnh Công Lộ, Trịnh Công Ngộ, Trịnh Đạt, Trịnh Quý Thuật, Trịnh Quý Địch, Trịnh Hựu, Trịnh Giang,...(?)
6-Họ Thân cả hai cha con đều vinh hiển là Thân Nhân Trung và con là Thân Nhân Tín, nối gót nhau đỗ đạt cao và làm quan to.
7-Hồng Đức: một niên hiệu của vua Lê Thánh Tông(1470-1497).
8-Cơ Chu: chỉ nhà Chu tồn tại 800 năm trong lịch sử Trung Quốc.Ý câu thơ muốn ngầm so sánh nhà Lê với nhà Chu của Trung Quốc.
Vua sinh ngày 25 tháng 9 năm Canh Tý (1240)
Lên ngôi ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258)
Băng hà ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290)
Khái quát về nhà vua Đại Việt sử ký toàn thư viết như sau:
“Vua húy là Hoảng, con trưởng của Thái Tông, mẹ là Hiển từ thuận thiên hoàng thái hậu Lý thị, nhân Thái Tông chiêm bao thấy trời trao cho thanh gươm báu, rồi hậu có mang, năm Canh Tý Thiên ứng chính bình thứ 9 tháng 9, ngày 25, giờ ngọ sinh ra ; rồi lập làm hoàng thái tử. Thái Tông nhường ngôi bèn lên ngôi báu, ở ngôi 21 năm, nhường ngôi 13 năm, thọ 51 tuổi, băng ở cung Nhân Thọ, chôn ở Dụ Lăng. Vua là người trung hiếu nhân thứ, tôn người hiền, trọng kẻ sĩ, cha làm ra trước, con nối về sau, cơ nghiệp của nhà Trần được bền vững. Song ham mê đạo Tam muội, kế cứu đạo nhất thừa , không phải là trị đạo giỏi của đế vương.” (Trang 30, tập 2).
Theo Di sàn Hán Nôm, Trần Thánh Tông có để lại một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đề Huyền Thiên động trên đất Chí Linh như sau:
題玄天洞
雲掩玄天洞
煙開玉帝家
步虛聲寂寂
鳥散洛山花
陳聖宗
Đề Huyền Thiên động
Vân yểm Huyền Thiên động
Yên khai Ngọc Đế gia
Bộ hư thanh tịch tịch
Điểu tán lạc sơn hoa.
Trần Thánh Tông
Nghĩa là:
Đề động Huyền Thiên
Mây che động Huyền Thiên
Khói mở nhà Ngọc Đế
Đi giữa không gian vắng lặng
Chim bay làm rụng hoa rừng.
Dịch thơ
Mây che động Huyền Thiên
Khói mở nhà Ngọc Đế
Bầu không gian vắng vẻ
Chim bay rụng hoa rừng.
Đỗ Đình Tuân dịch
2. Trần Minh Tông
Vua sinh năm Canh Tý (1300)Lên ngôi năm Giáp Dần (1314)
Nhường ngôi năm Kỷ Tỵ (1329)
Băng hà ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu (1357)
Khái quát về Trần Minh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư viết:
“Vua húy là Mạnh, con thứ tư của Anh Tông, mẹ đích là Thuận thánh bảo từ hoàng thái hậu Trần thị, mẹ sinh là Chiêu hiến hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Bảo nghĩa đại vương Bình Trọng. Ở ngôi 15 năm, nhường ngôi 28 năm, thọ 58 tuổi, băng ở cung Bảo Nguyên, chôn ở Mục lăng. Vua đem văn minh sửa sang trị đạo, làm rạng rỡ công nghiệp người trước, giữ lòng trung hậu, lo xa cho con cháu, trong nước được yên, bên ngoài theo phục, giường mối đều bày. Tiếc rằng không biết Khắc Chung là kẻ gian tà, đến nỗi Quốc Chẩn phải chết oan, đó là chỗ kém thông minh vậy” (trang 104, tập 2)
Viết về Chí Linh, Trần Minh Tông có bài “ Tặng Huyền Quang tôn giả” ở Côn Sơn, xin giới thiệu dưới đây:
贈玄光尊者
Tặng Huyền Quang tôn giả
昆山大導師
Côn Sơn đại đạo sư
為我作福田
Vị ngã tác phúc điền
王臣悉皈敬
Vương thần tất quy kính
佛道續還連
Phật đạo tục hoàn liên
法繼二祖後
Pháp kế nhị tổ hậu
究竟威音前
Cứu cánh Uy Âm tiền
不著聞字相
Bất trước văn tự tướng
演說如來禪
Diễn thuyết như lai thiền
本來無大小
Bản lai vô đại tiểu
任器隨方圓
Nhậm khí tùy phương viên
顧我火宅中
Cố ngã hỏa trạch trung
蓋是有夙緣
Cái thị hữu túc duyên
親嘗法乳味
Thân thường pháp nhũ vị
身體覺輕便
Thân thể giác khinh tiên
漆統忽打破
Tất thống hốt đả phá
八穴與七穿
Bát huyệt dữ thất xuyên
將謂有所得
Tương vị hữu sở đắc
所得何物焉 ?
Sở đắc hà vật yên?
將謂無所得
Tương vị vô sở đắc
參学非徒然
Tham học phi đồ nhiên
所得無所得
Sở đắc vô sở đắc
欲語殊難言
Dục ngữ thù nan ngôn
言語既難得
Ngôn ngữ ký nan đắc
谁受復谁傳
Thùy thụ phục thùy truyền
葛藤亦不少
Cát đằng diệc bất thiểu
如縛更添纏
Như phọc cánh thiêm triền
止止
Chỉ chỉ
然而不得已
Nhiên nhi bất đắc dĩ
短偈復重宣
Đoản kệ phục trùng tuyên
陳明宗
Trần Minh Tông
Dịch nghĩa
Tặng Huyền Quang tôn giả
Bậc thầy lớn ở Côn Sơn
Vì ta làm ruộng phúc 1
Vương hầu bề tôi thảy đều kính trọng
Đạo Phật tiếp liền mãi
Sau khi nối phap vị tổ thứ hai 2
Cuối cùng sẽ đứng trước Phật Uy Âm 3
Không bám vào văn tự
Mà diễn giảng về thiền của Như Lai
Xưa nay vốn không lớn không nhỏ
Tùy vật mà vuông hay tròn
Ngoái xem trong nhà lửa 4 của ta
Bởi vì có duyên xưa với Phật
Người thân từng nêm mùi sữa pháp
Nên thân thể cảm thấy nhẹ nhàng
Cái thùng sơn 5 đột nhiên bị đập vỡ
Tám lỗ với bảy lỗ thủng
Nếu bảo là có điều sở đắc
Sở đắc là cái gì vậy
Nếu bảo là không có sở đắc
Thì việc tham thiền chẳng phải là uổng công hay sao ?
Sở đắc và không sở đắc
Muốn nói nhưng thật là khó nói
Đã không nói nên lời
Thì ai học và ai truyền ?
Dây leo cũng chẳng ít
Như bị trõi lại quấn thêm vào
Thôi ! Thôi !
Nhưng mà bất đắc dĩ
Lại phải tỏ bày ra bằng bài kệ ngắn.
Dịch thơ
Bậc thầy lớn Côn Sơn
Vì ta làm ruộng phúc 1
Vương thân đều kính phục
Kế Pháp vị tổ hai 2
Đạo Phật được liên tục
Đứng trước Phật Uy Âm 3
Không bám vào văn tự
Để giảng thiền Như lai 4
Vốn không lớn không nhỏ
Tùy vật mà vuông tròn
Ngoái nhìn nhà lửa 5 ta
Xưa có duyên với Phật
Người thân nếm sữa pháp 6
Thân thể thấy nhẹ nhàng
Thùng sơn 7 bỗng đập vỡ
Tám huyệt bảy huyệt thông
Nếu bảo có sở đắc
Sở đắc là gì chăng ?
Nếu bảo không sở đắc
Thì tham thiền phí công ?
Sở đắc không sở đắc
Muốn nói nói không nên
Lời không cất lên được
Thì ai học, ai truyền ?
Dây leo đã không ít
Đã trói càng trói thêm
Thôi ! Thôi !
Nhưng mà bất đắc dĩ
Kệ ngắn đành cất lên.
Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú
1. Ruộng phúc: dịch chữ “Phúc điền”, quan niệm nhà Phật xem việc làm phúc giống như việc làm ruộng. Người làm ruộng được hưởng hoa lợi thì người làm việc thiện sẽ được hưởng phúc lành.
2. Vị tổ hai: tức Pháp Loa
3. Phật Uy Âm: tức Uy Âm vương Phật, một Phật danh trong kinh Pháp Hoa và Lăng Nghiêm. Vào thời Uy Âm vương Phật, căn tính con người rất nhạy bén, chỉ tự học mà ngộ đạo, không cần thày dậy.
4. Như Lai: một trong mười tên gọi của Phật
5. Nhà lửa: cách gọi cõi đời trần tục của nhà Phật. Chúng sinh sống trên đời luôn phiền lão vì tham, sân, si luôn thiêu đốt tâm can mình “Lò Cừ nung nấu sự đời”(Nguyễn Gia Thiều).
6. Sữa pháp: nhà Phật cho rằng chính pháp có chất để nuôi pháp thân, giống như người mẹ vắt sữa để nuôi con vậy.
7. Thùng sơn: nhà Phật quan niệm ý thức con người tối tăm ngu muội cũng giống như một thùng sơn đen, đập võ “thùng sơn” tức là giác ngộ,
3. Trần Nghệ Tông (1322-1395)
Trần Nghệ Tông tên thật là Trần Phủ, sinh đầu năm 1322, là con thứ ba của vua Trần Minh Tông, là vua thứ tám của triều Trần.
“Dưới thời Trần Dụ Tông ông giữ chức Tể tướng, tước Cung Định vương. Khi Dương Nhật Lễ tiếm ngôi, ông phải chạy lên vùng Đà Giang. Năm Canh Tuất-1370, triều đình đem quân vào kinh bắt Dương Nhật Lễ và đón ông từ Đà Giang về tôn lên làm vua-tức vua Trần Nghệ Tông. Được ba năm, ông nhường ngôi cho em là Trần Duệ Tông và lên làm Thượng hoàng. Duệ Tông chết trận, ông lại lập cháu là Trần Nghiễn lên ngôi. Lúc này nhà Trần đã suy phải dựa vào thế lực của Hồ Quý Ly. Việc phế lập của ông cũng đẩy nhanh bước xụp đổ của nhà Trần” (Từ điển VHVN-từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX).
Ông mất ngày 6 tháng 1 năm 1395. Tác phẩm có Hoàng huấn, Đế châm, Bảo hòa dư bút và Nghệ tông thi tập nhưng đều thất truyền chưa sưu tầm lại được. Hiện nay chỉ còn lại 5 bài thơ được ghi trong Việt âm thi tập. Chúng tôi xin giới thiệu 1 bài thơ và một bài minh của ông viết về Trần Nguyên Đán và Thanh Hư động.
題司徒陳元旦祠堂
山僮扶輦曉衝泥
再到崑山日正西
雨过泉聲穿石遠
風搖竹影拂檐氐
鹽梅事去碑由在
星斗亶荒路轉迷
寂寞洞天人舞化
惟存行跡起餘悽
Phiên âm
Đề Tư đồ Trần Nguyên Đán từ đường
Sơn đồng phù liễn hiểu xung nê,
Tái đáo Côn Sơn nhật chính tê.
Vũ quá tuyền thanh xuyên thạch viễn;
Phong dao trúc ảnh phất thiềm đê.
Diêm mai sự khứ bi do tại;
Tinh đẩu đàn hoang lộ chuyển mê.
Tịch mịch đông thiên nhân vũ hóa,
Duy tồn hành tích khởi dư thê.
Dịch nghĩa:
Đề nhà thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán
Từ sớm mấy chú sơn đồng khiêng kiệu vượt bùn lầy,
Tới Côn Sơn mặt trời đã ngả về tây.
Tạnh mưa tiếng suối xa xa xối vào đá,
Gió đưa cành trúc phất phơ trên mái hiên thấp.
Việc muối mơ 1 qua rồi bia hãy còn đây,
Đàn tinh đẩu 2 bỏ hoang lối đi đã mờ.
Động phủ quạnh vắng người bay lên tiên rồi,
Chỉ còn dấu vết gợi lên nỗi buồn man mác.
Dịch thơ
Sơn đồng khiêng kiệu sớm đi ra,
Vừa tới Côn Sơn bóng đã tà.
Mưa tạnh suối xa reo vách đá;
Gió đưa cành trúc rủ hiên nhà.
Muối mơ dấu cũ bia còn đó;
Tinh đẩu đàn hoang lối đã mờ.
Động phủ quạnh hưu người vắng bóng,
Lòng buồn man mác nhớ ai xưa !
Đỗ Đình Tuân dịch
Chú thích
1.Việc muối mơ: Ở đây chỉ việc làm tể tướng của Trần Nguyên Đán.Ý này rút từ tích vua Cao Tông nói với tể tướng là Phó Duyệt rằng: “Nhược tác điều canh, nhữ vi diêm mai” nghĩa là: “nếu làm việc điều canh, thì nhà ngươi làm muối,làm quả mơ”.Từ đó, dựa vào ý câu này, người sau dùng “diêm mai” hay “điều canh” để chỉ tài làm tể tướng.
2.Đàn Tinh Đẩu: có lẽ ở đây chỉ Đài quan sát các vì tinh tú của Trần Nguyên Đán, vì ngoài việc làm tể tướng,Trần Nguyên Đán còn là một nhà thiên văn có soạn bộ sách Bách thế thông kỷ nhưng đã thất truyền.
昆山清虛洞碑銘
司徒創菴
于彼崟嶔
豈有願於獨樂
盖寓意乎登臨
日坐盤石則置國势之安
日俯清流則欲資國論之深
隐茂樹則思擴吾民之大庇
倚脩竹則欲致賢士之如林
輔贊我治無有遐心
此朕所以嘆而書于山之陰者也
Phiên âm
Côn Sơn Thanh Hư động bi minhTư đồ sáng am,
Vu bỉ ngâm khâm.
Khởi hữu nguyện ư độc lạc;
Cái ngụ ý hồ đăng lâm.
Nhật tọa bàn thạch, tắc trí quốc thế chi an;
Nhật phủ thanh lưu, tắc dục trị quốc luận chi thâm.
Ẩn mậu thụ, tắc tư khuyếch ngô dân chi đại tí;
ỷ tu trúc, tắc dục trí hiền sĩ chi như lâm.
Phụ tán ngã trị,vô hữu hà tâm;
Thử trẫm sở dĩ thán nhi thư vu sơn chi âm giả dã.
Dịch nghĩa
Bài minh khắc vào bia động Thanh Hư ở Côn Sơn
Tư đồ dựng am,
Trên núi thâm nghiêm.
Há phải muốn riêng mình vui thú;
Chính là để ngụ cái ý lên cao.
Ngồi trên bàn đá là muốn đặt thế nước yên ổn;
Cúi nhìn dòng nước trong là muốn bàn sâu vào việc nước.
Nương dưới bóng cây là muốn mở rộng được sự che chở cho dân;
Tựa vào khóm trúc là muốn đến với nhiều hiền sĩ.
Ông giúp ta trị nước, chứ không có tâm địa gì;
Trẫm thương tiếc nên tìm hòn đá đẹp ghi vào lời này.
4. Lê Thánh Tông (1442-1497)
Lê Thánh Tông, tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Giao (con quan Thái bảo Ngô Từ, một khai quốc công thần của nhà Lê). Khi còn làm Tiệp dư, bà Ngọc Giao đã bị bà Phi Nguyễn Thị Anh tìm cách hãm hại. Sau nhờ có Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đưa ra chùa Huy Văn, sinh Tư Thành ở đấy; Sau đó hai mẹ con bà Ngọc Giao lại đựơc đưa ra lánh nạn ngoài An Bang (Quảng Ninh ngày nay).Lúc nhỏ Lê Tư Thành sống bên ngoài cung khuyết, lúc lên 4 tuổi, mới được bà Nguyễn Thị Anh- lúc đó đã trở thành hoàng thái hậu nhiếp chính và con trai bà là Thái tử Bang Cơ đã lên làm vua- cho đón về phong làm Bình Nguyên vương, được ở trong nội triều và học hành cùng với các thân vương.
Cuối năm 1459, một người con của Thái Tông với bà Dương thị Bí là Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân đã cùng phe đảng đang đêm cho quân đột nhập vào cung giết vua và hoàng thái hậu để tiếm ngôi. Nhưng chỉ được tám tháng sau, vào giữa năm 1460, triều thần lại làm chính biến phế Nghi Dân và lập Tư Thành lên làm vua. Ông trở thành vị vua thứ năm của triều Lê, ở ngôi 38 năm, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497).
Ngoài những cải cách lớn về chính trị, Lê Thánh Tông còn là một ông vua có nhiều đóng góp to lớn cho phát triển văn hóa của dân tộc. Ông là người chủ trương cho biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” (1479) và bộ “Thiên Nam dư hạ tập”(1483). Ông cũng là người vừa đề xướng vừa cổ vũ phong trào sáng tác trong giới quan lại cung đình, thường chủ trì những cuộc xướng họa lớn với các văn quan trong triều.Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vua Hồng Đức thấy hai năm liền (Quý Sửu-1493 và Giáp Dần-1494) được mùa lớn, bèn nhân lúc thư nhàn đặt 9 bài thơ gồm:1-Phong niên (năm được mùa), 2- Quân đạo (đạo làm vua), 3-Thần tiết (khí tiết của bề tôi), 4- Minh lương (vua sáng tôi hiền), 5- Anh hiền(bậc hiền tài), 6-Kỳ khí (khí lạ), 7-Thư thảo (phép viết chữ), 8-Văn nhân (người văn chương), 9-Mai hoa (hoa mai). Rồi ông tập hợp 28 văn thần gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú” ( thi đàn hai mơi tám ngôi sao), từng người cứ theo vần của 9 bài thơ vua đã xướng ra ấy mà họa lại. Hai mươi tám văn thần được vua Hồng Đức chọn gồm: Đỗ Nhuận,Thân Nhân Trung, Ngô Luân, Ngô Hoán, Nguyễn Xung Xác (Nguyễn Trọng ý), Lưu Hưng Hiếu, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô Thầm, Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Ngạn, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Tông Miệt, Ngô Quyền(Ngô Hoan), Nguyễn Bảo Khuê, Chu Hoãn(Nguyễn Hoãn), Phạm Cẩn Trực, Nguyễn Ich Tốn, Đỗ Thuần Thứ(Đỗ Thuần Thông), Phạm Nhu Huệ (Đoàn Trí Nhu), Lưu Dịch, Đàm Thận Huy, Phạm Đạo Phú, Chu Huân.
Những bài thơ xướng họa giữa Lê Thánh Tông và 28 vị văn thần này có lẽ sau này được nhà vua giao cho Đỗ Nhuận và Thân Nhân Trung tập hợp và khắc ván in làm thành sách “Quỳnh uyển cửu ca”- do Lê Thánh Tông trực tiếp viết lời tựa- vào năm 1495.
Lê Thánh tông còn để lại khá nhiều tác phẩm.Bằng chữ Hán có sách Liệt truyện tạp chí, Lam Sơn lương thủy,Thơ chữ Hán gồm các tập: Anh hoa hiếu thị, Chinh Tây kỳ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh, Xuân vân thi tập, Cổ kim cung từ thi tập, Châu cơ thắng thưởng thi và Quỳnh uyển cửu ca do ông viết những bài xướng và lời tựa. Về chữ nôm: Ông là tác giả chính của tập “Hồng Đức quốc âm thi tập”.
Với Chí Linh, Lê Thánh Tông cũng để lại khá nhiều bài thơ viết về vùng này. Dưới dây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các bài thơ ấy:
1.平灘夜泊
一規冰玉貼雲端
漠漠平坡望目寬
紅葉山林龍雨霽
白蘋州渚鯉風寒
船楼客若天邊坐
水國人從鏡里看
老去道心乾不息
絕塍仙觀太清丹
黎聖宗
Phiên âm
Bình Than dạ bạc
Nhất quy băng ngọc thiếp vân đoan
Mạc mạc bình pha vọng mục khoan
Hồng diệp sơn lâm long vũ tễ
Bạch tần châu chử lý phong hàn
Thuyền lâu khách nhược thiên biên tọa
Thủy quốc nhân tòng kính lý khan
Lão khứ đạo tâm càn bất tức
Tuyệt thăng tiên quán thái thanh đan.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Đêm đậu thuyền ở bấn Bình Than
Một vầng trăng tròn như băng ngọc cao tít trên mây
Bãi vắng thoai thoải nhìn ngút mắt
Lá đỏ núi rừng cơn mưa rồng tạnh
Rau tần trắng bãi gió lạnh lan vào
Khách trên lầu thuyền ngồi bên trời
Bóng người theo thuyền soi dưới đáy nước
Già đến lòng đạo càng thêm cứng
Hơn cả thanh đan trên nhà tiên.
Dịch thơ
Khuôn trăng như ngọc dán trời cao
Bãi vắng thoai thoai bát ngát sao
Lá đỏ khắp rừng mưa tạnh hẳn
Rau tần trắng bãi lạnh tan vào
Bên trời thuyền gác người yên vị
Đáy nước gương trong bóng ngước chào
Lòng đạo càng già càng cứng cỏi
Thanh đan tiên quán kém chi nào?
Đỗ Đình Tuân dịch
2. 至靈山道中
其一
河岳英靈從橐中
客來寺外忽聞鍾
岩巒矗矗寒風冽
疑是幽山十二峰
黎聖宗
Phiên âm
Chí Linh sơn đạo trung
Kỳ nhất
Hà nhạc anh linh tùng thác trung
Khách lai tự ngoại hốt văn chung
Nhạc loan súc súc hàn phong liệt
Nghi thị U Sơn thập nhị phong.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Trên đường núi Chí Linh
Bài 1
Núi sông anh linh trong lồng trời đất
Khách đến ngoài chùa bỗng nghe tiếng chuông
Vách núi sừng sững giá rét căm căm
Ngỡ như ở mười hai ngọn núi U Sơn vậy.
Dịch thơ
Trong lồng trời đất núi sông thiêng
Khách đến ngoài chùa chuông bỗng bi…iêng…
Vách đá chênh vênh trời buốt lạnh
Ngỡ như đang dưới U Sơn miền. *
Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú
*U Sơn: theo truyền thuyết thì ở dưới âm phủ có 12 ngọn núi tên là U Sơn (núi tối)
3. 至靈山道中
其二
探禪人戀心為佛
名利都歸小歇關
路轉林回雲袂冷
举頭疑入四明山.
黎聖宗
Phiên âm
Chí Linh sơn đạo trung
Kỳ nhị
Tham thiền nhân luyến tâm vi Phật
Danh lợi đô quy tiểu yết quan
Lộ chuyển lâm hồi vân duệ lãnh
Cử đầu nghi nhập Tứ Minh sơn.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Trên đường núi Chí Linh
Bài 2
Người tham thiền muốn biến tâm mình thành Phật
Danh lợi đều tạm ngừng để ngoài cửa quan
Đường rừng quanh co áo vương mây lạnh
Ngẩng đầu ngỡ mình đang lên núi Tứ Minh.
Dịch thơ
Tham thiền muốn biến tâm nên Phật
Danh lợi đều buông ngoài cửa quan
Đường núi quẩn quanh mây lạnh áo
Ngẩng đầu ngỡ đến Tứ Minh san. *
Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú
*Núi Tứ Minh: theo truyền thuyết thì núi Tứ Minh có bốn cửa thông với: nhật, nguyệt, tinh, thần (núi bốn sáng).
4. 過興道王祠
淅淅風前紅葉樹
悠悠天外白衣雲
重楼翠宇人何在
惟見荒山對夕曛
黎聖宗
Phiên âm
Quá Hưng Đạo vương từ
Tích tích phong tiền hồng diệp thụ
Du du thiên ngoại bạch y vân
Trùng lâu thúy vũ nhân hà tại
Duy kiến hoang sơn đối tịch huân.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Qua đền Hưng Đạo vương
Hàng cây lá đỏ trước gió vi vu
Dải mây trắng bay bên trời xa xa
Lầu cao gác biếc không thấy người đâu
Chỉ thấy núi hoang cùng bóng chiều chạng vạng.
Dịch thơ
Vi vu lá đỏ hàng cây
Xa xa trắng một dải mây bên trời
Lầu cao gác biếc không người
Bóng chiều chạng vạng núi đồi hoang sơ.
Đỗ Đình Tuân dịch
5. 過萬劫
平江望断眼棱寒
事少神遊八八還
繫韃不因羅帯水
硏胡未必劍鋩山
海枯谷變興亡外
子孝神忠夢寐間
天際去留無望極
悠悠出岫白雲閒
黎聖宗
Phiên âm
Quá Vạn Kiếp
Bình giang vọng đoạn nhãn lăng hàn
Sự thiểu thần du Bát Bát hoàn
Hệ Thát bất nhân la đới thủy
Nghiên Hồ vị tất kiếm hoang san
Hải khô cốc biến hưng vong ngoại
Tử hiếu thần trung mộng mị gian
Thiên tế khứ lưu vô vọng cực
Du du xuất tụ bạch vân nhàn.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Qua Vạn Kiếp
Mặt sông phẳng lặng nhìn mãi thấy lạnh khóe mắt
Ít việc thả hồn vào cõi tiên
Trói giặc Thát đâu cần đến dải sông lụa
Băm giặc Hồ chưa hẳn phải dùng đến mũi núi gươm
Biển khô hang đổi ngoài cuộc hưng vong
Con hiếu tôi trung trong vòng mộng mị
Đường chân trời đi ở không có định cực
Xa xa dải mây trắng nhàn nhã bay ra ngoài hốc núi.
Dịch thơ
Tít tắp sông bằng lạnh mắt trông
Thả hồn du ngoạn cõi mênh mông
Băm Hồ chưa hẳn dùng gươm núi
Trói Thát đâu cần đến lụa sông
Con hiếu tôi trung vòng mộng mị
Biển khô hang đổi lẽ hưng vong
Chân trời đi ở như vô cực
Hốc núi nhàn bay mây trắng bông.
Đỗ Đình Tuân dịch
6. 駐萬刧
浮世無根優缽曇
太倉梯米總前三
枝頭罟罟鳩聲急
雨腳霏霏蟻戰甘
萬刧山椒雲似絮
平灘江上水如蓝
桓桓興道安民積
簡册留芳萬古談
黎聖宗
Phiên âm
Trú Vạn Kiếp
Phù thế vô căn ưu bát đàm
Thái thương thê mễ tổng tiền tam
Chi đầu cổ cổ cưu thanh cấp
Vũ cước phi phi nghĩ chiến cam
Vạn kiếp sơn tiêu vân tự nhứ
Bình Than giang thượng thủy như lam
Hoàn hoàn Hưng Đạo an dân tích
Giản sách lưu phương vạn cổ đàm.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Nghỉ lại ở Vạn Kiếp
Hoa ưu đàm không có rễ trong cõi đời trôi nổi
Cùng với học thóc lép trong kho lớn đều do ba kiếp định trước
Đầu cành rậm rạp tiếng chim giục giã
Dưới trời mưa lất phất đàn kiến đánh nhau hăng
Đỉnh núi Vạn Kiếp mây trắng như bông
Trên sông Bình Than nước xanh như chàm
Công tích an dân lừng lẫy của Hưng Đạo
Còn lưu thơm trong sử sách vạn năm còn nhắc tới.
Dịch thơ
Điềm lành không rễ cõi nhân gian
Ba kiếp vần xoay định rõ ràng
Rậm rạp đầu cành chim gáy gấp
Lay phay mưa bụi kiến đua gan
Đỉnh non Vạn Kiếp mây bông trắng
Ngọn sóng Bình Than nước biếc lam
Hưng Đạo an dân lững lẫy vậy
Lưu thơm sử sách vạn năm bàn.
Đỗ Đình Tuân dịch
7. 御題崑山寺
竫土樓臺景致奇
古人陳跡甚依稀
一天草木供吟賞
四顧江山入指揮
大有廢興今亦昔
事無記載是耶非
閒中自有閒中樂
付與僧童意自知
黎聖宗
Phiên âm
Ngự đề Côn Sơn tự
Tĩnh thổ lâu đâì cảnh chí kỳ
Cổ nhân Trần tích thậm y hy
Nhất thiên thảo mộc cung ngâm thưởng
Tứ cố giang sơn nhập chỉ huy
Đại hữu phế hưng kim diệc tích
Sự vô ký tải thị da phi
Nhàn trung tự hữu nhàn trung lạc
Phó dữ tăng đồng ý tự tri.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa
Ngự đề chùa Côn Sơn
Lâu đài nơi đất Phật cảnh trí đẹp lạ lùng
Dấu tích cổ nhân thời Trần còn y nhiên đó
Một trời cây cỏ cung cấp cho việc ngâm vịnh
Bốn phía núi sông trong tầm tay chỉ trỏ
Đời có phế hưng nay vẫn như xưa
Việc không ghi chép biết sai hay đúng
Trong lúc thư nhàn sẽ tự có thú vui thư nhàn
Chỉ có chú tiểu đây tự biết được ý đó.
Dịch thơ
Đất Phật lâu đài cảnh đẹp thay
Người xưa Trần tích vẫn còn đây
Một trời cây cỏ cho ngâm thưởng
Bốn phía non sông trong khoảng tay
Đời có hưng vong nay giống trước
Việc không ghi chép dở như hay
Thư nhàn sẽ thấy thư nhàn thú
Chỉ chú tiểu tăng rõ ý này.
Đỗ Đình Tuân dịch
8. 君明臣良
高帝英雄蓋世名,
文皇智勇撫盈成。
抑齋心上光奎藻,
武穆胸中列甲兵。
十鄭第兄聯貴顯,
二申父子佩恩榮。
孝孫洪德承丕緒,
八百姬周樂治平。
黎聖宗
Phiên âm:
Quân minh thần lương
Cao Đế anh hùng cái thế danh;
Văn Hoàng trí dũng phủ doanh thành.
ức Trai tâm thợng quang khuê tảo;
Vũ Mục hung trung liệt giáp binh.
Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển;
Nhị Thân phụ tử bội ân vinh.
Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tử,
Bát bách cơ Chu lạc trị bình.
Lê Thánh Tông
Dịch nghĩa:
Vua sáng tôi hiền
Vua Cao đế anh hùng uy danh bao trùm cả một đời;
Vua Văn hoàng trí dũng giữ yên cơ nghiệp thịnh vượng.
Ức Trai lòng rạng rỡ như ánh sáng sao khuê;
Vũ Mục bụng bày hàng những binh giáp.
Mười anh em họ Trịnh đều phú quý hiển đạt;
Hai cha con họ Thân đều được tước lộc vẻ vang.
Cháu hiếu này là Hồng Đức nối giữ nghiệp lớn,
Vui thấy cuộc trị bình sẽ được lâu dài như đời cơ Chu tám trăm năm.
Dịch thơ
Cao Đế 1 anh hùng đã nức danh,
Văn Hoàng2 trí dũng xứng cha anh.
Ưc Trai3 lòng sáng sao Khuê sớm,
Vũ Mục 4 bụng bầy những giáp binh.
Họ Trịnh mười anh em 5 hiển đạt,
Họ Thân đôi phụ tử 6 đều vinh.
Cháu Hồng Đức 7 kế thừa ngôi lớn,
Mừng được Cơ Chu 8 mãi thái bình.
Đỗ Đình Tuân dịch
Chú thích
1-Cao đế:chỉ Thái tổ Cao hoàng đế, tức Lê Lợi.
2-Văn Hoàng: chỉ Thái Tông Văn hoàng đế, tức Lê Nguyên Long.
3- Ưc Trai. tên hiệu của Nguyễn Trãi.
4-Vũ Mục: chỉ Tư mã Lê Khôi-Thụy là Vũ Mục-cháu gọi Lê Lợi bằng chú, là tướng giỏi có nhiều mưu lược.
5- Mười anh em họ Trịnh đều hiển đạt là: Thái úy Trịnh Khả và các em là Trịnh Bá Quát, Trịnh Công Lộ, Trịnh Công Ngộ, Trịnh Đạt, Trịnh Quý Thuật, Trịnh Quý Địch, Trịnh Hựu, Trịnh Giang,...(?)
6-Họ Thân cả hai cha con đều vinh hiển là Thân Nhân Trung và con là Thân Nhân Tín, nối gót nhau đỗ đạt cao và làm quan to.
7-Hồng Đức: một niên hiệu của vua Lê Thánh Tông(1470-1497).
8-Cơ Chu: chỉ nhà Chu tồn tại 800 năm trong lịch sử Trung Quốc.Ý câu thơ muốn ngầm so sánh nhà Lê với nhà Chu của Trung Quốc.