Các nhà khoa bảng Chí Linh
- Thứ năm - 29/10/2015 12:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chí Linh xưa đã nổi tiếng là vùng đất "địa linh, nhân kiệt". Trải qua các khoa thi dưới các triều Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn vùng đất Chí Linh cổ đã có hơn 50 vị đại khoa đỗ Tiến sĩ trở lên, được lưu danh ở Văn Miếu. Trong số đó có nhiều người có sự nghiệp lẫy lừng, có cống hiến lớn lao đối với dân tộc như mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi v.v... Nhằm tôn vinh các tiền nhân, đồng thời nêu gương cho con cháu ngày nay noi theo NCL xin giới thiệu danh sách, quê quán các vị đại khoa đất Chí Linh. Danh sách này dựa trên các tài liệu: Các nhà khoa bảng Việt Nam, Chí Linh huyện sự tích... Rất mong bạn đọc bổ cứu thêm. Lưu ý: Đây là đất Chí Linh cổ nên có một số địa danh thuộc địa phận Nam Sách hiện nay.
Triều Lý:
Đời vua Lý Nhân Tông
Năm Quảng Hựu thứ 2 - 1086
(Lý Nhân Tôn đặt ra khoa thi tiến sĩ, khoa thi bắt đầu từ đây)
1. Mạc Hiển Tích:
Người ở xã Long (Lũng) Động, huyện Chí Linh- nay là xã Nam Tân huyện Nam Sách, đậu Tiến sĩ thi văn học khóa Bính Dần, sau sung Hàn Lâm viện, giữ chức Hàn lâm học sĩ, làm quan đến chức Thượng thư. Ông là người đầu tiên đậu Tiến sĩ của đất Chí Linh, là viễn tổ của Mạc Đĩnh Chi.
Năm Quảng Hựu thứ 5 - 1089
2. Mạc Kiến Quan:
Người xã Long Động, Em của Mạc Hiển Tích, đậu Tiến sĩ cập đệ, khoa Kỷ Tỵ, làm quan đến chức Thượng thư.
Triều Trần:
Đời Vua Trần Anh Tông:
Năm Hưng Long thứ 12 - 1304
3. Mạc Đĩnh Chi:
Người xã Long (Lũng) Động, cháu 4 đời của Mạc Hiển Tích và tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung, đỗ đầu Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (tức Trạng nguyên), khóa Giáp Thìn (1304), làm quan đến chức Nhập nội đại hành khiển, Tả bộc sạ, Thượng thư môn hạ, kiêm Trung thư trị quân dân trọng sứ, phụng mệnh sang sứ Trung Quốc được phong là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Là viễn tổ của Mạc Đăng Dung.
Đời Vua Trần Thuận Tông:
Năm Quang Thái thứ 6 - 1393
4. Đông Thức:
Người xã Phụ Vệ, đậu Thái học sinh khóa Quý Dậu (1393), làm quan đến chức Trung thừa giám sát ngự sử, được nhà Vua đổi làm họ Ngụy vì tính cương trực giống như Ngụy Trưng (Trung Quốc), sau làm quan cho nhà Hồ, tính tình trung trực.
Triều Lê:
Đời Vua Lê Thánh Tông
Năm Quang Thuận thứ 4 - 1463
5. Nguyễn Ký:
Người xã Linh Giang, huyện Chí Linh- nay thuộc xã Nam Hưng huyện Nam Sách, tằng tổ 4 đời của Nguyễn Nghiễm, năm 30 tuổi đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, khoá Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận 4 (1463), làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư.
Năm Quang Thuận thứ 7 - 1466
6. Đỗ Nhuận:
Người xã Mật Sơn, đậu Tiến sĩ xuất thân, khóa Bính Tuất (1466), làm quan đến chức Thượng thư, Đông các đại học sĩ, phó nguyên soái Tao Đàn.
Ghi chú: Sách Các nhà khoa bảng VN ghi Đỗ Nhuận người huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc?.
Năm Quang Thuận thứ 10 - 1469
7. Lê Sĩ Dũng:
Người xã Phụ Vệ, đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Kỷ Sửu (1469), sau cải sang võ chức làm quan đến chức Tổng binh thiêm sự.
Năm Hồng Đức thứ 6 - 1475
8. Nguyễn Tư Phụ:
Người xã Xác Khê nay là xã Cộng Hòa (sách CNKBVN), đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa ất Mùi (1475), làm quan đến chức Giám sát ngự sử.
Năm Hồng Đức thứ 12 - 1481
9. Nguyễn Tử Loa:
Người xã Hộ Xá huyện Chí Linh- nay là thôn An Xá xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách. Năm 39 tuổi đậu Tiến sĩ xuất thân, Khóa Tân Sửu (1481), làm quan đến chức An bang kinh lược sứ.
10. Dương Nghĩa Phương:
Người xã An Định, nguyên quán xã Cẩm Chương, Huyện Đông Ngàn, thuộc dòng họ Dương Đại Đạt, đậu Tiến sĩ xuất thân, khóa Tân Sửu (1481), làm quan đến chức Lễ bộ hữu thị lang.
Năm Hồng Đức thứ 18 - 1487
11. Nguyễn Đức Huấn:
Người xã An Định, chính quán cã Cổ Châu- nay là xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh. Năm 35 tuổi đậu thứ 2 Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (Bảng nhãn), khóa Đinh Mùi (1487), Phụng sứ làm quan đến chức Thượng thư, tước Ninh quận công, Hội viên Tao Đàn.
12. Nguyễn Đạt Đạo:
Người xã Hộ Xá, cháu của Nguyễn Tử Loa, năm 39 tuổi đậu Đệ Tam giáp Tiến sĩ khóa Đinh Mùi (1487), sau cải sang võ chức, làm quan đến chức Tổng binh sứ.
Ghi chú: Trong sách Các nhà khoa bảng VN ghi tên là Nguyễn Đạo Tuân. Lại có TL ghi là Nguyễn Tuân Đạo.
Năm Hồng Đức thứ 24 - 1493
13. Lại Đức Du (Lại Tư Phụ):
Người xã Đáp Khê- nay thuộc xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh đậu Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp), khóa Quý Sửu (1493), làm quan đến chức Đề hình giám sát ngự sử.
Đời vua Lê Uy Mục
Năm Đoan Khánh thứ 4 - 1508
14. Lê Vĩnh Tuy:
Người xã An Định, năm 31 tuổi đậu đệ nhị giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Mậu Thìn(1508), làm quan đến đến chức Tham chính.
15. Nguyễn Bá Huyên:
Người xã Cổ Châu- nay là thôn Cổ Châu, xã Nhân Huệ, năm 24 tuổi đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ khóa Mậu Thìn(1508), làm quan đến chức Tham chính.
16. Phan Tập:
Người xã Chí Linh- nay là thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Mậu Thìn (1508), làm quan đến Hộ Bộ Tả thị lang rồi về hưu, ông là thân phụ của Phan Khải (Dật), nhà ở xã Triền Dương có tham dự mưu lập họ Mạc lên làm vua.
Đời vua Lê Tương Dực
Năm Hồng Thuận thứ 3 - 1511
17. Nguyễn Mậu Đạt:
Người xã An Định, đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Nhâm Thân(1512), làm quan đến chức Thừa chính sứ.
Ghi chú: Sách CNKBVN ghi là Nguyễn Mậu Thuật
Quang Thiệu thứ 2 - 1517
18. Đỗ Trác Di:
Người xã Phù Vệ, thân phụ của Đỗ Hồng, ông 4 đời của Đỗ Thạnh, nguyên quán xã Đường Hào, đậu Tiến sĩ xuất thân, khóa Đinh Sửu(1517). Làm quan đến chức Hữu thị Lang.
Quang Thiệu thứ 5 - 1520
19. Đỗ Hồng:
Người xã Phụ Vệ, con trai của Đỗ Trác Di, ông Nội của Đỗ Thạnh. Năm 26 tuổi đậu thứ 2 Đệ Nhị giáp cập đề, khóa Canh Thìn (1520). Làm quan đến chức Đông các.
Ghi chú: Trong sách CNKBVN không có ai tên là Đỗ Trác Di và Đỗ Hồng.
Triều Mạc:
Đời vua Mạc Đăng Doanh
Năm Đại Chính thứ 3 - 1532
20. Nguyễn Tống Ký:
Người xã Hộ Xá, nay là thôn An Xá, xã Quốc Tuấn, cháu 4 đời của Nguyễn Tử Loa, đậu đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Nhâm Thìn (1532). Làm quan đến chức Thừa chính sứ, Tước Sùng xuyên bá, sau về trí sĩ, thọ 86 tuổi.
Ghi chú: CNKBVN ghi là Nguyễn Lương Ký, thi đậu TS năm 1538.
Đời vua Mạc Phúc Nguyên
Năm Quảng Bảo thứ 3 - 1556
21. Phan Khải:
Người xã Chí Linh- nay là thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, con trai Phan Tập, đậu Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Bính Thìn (1556). Làm quan đến chức Hiến sát sứ.
22. Nguyễn Bính Di:
Người xã Đáp Khê, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Bính Thìn (1556). Làm quan đến chức Đô ngự sử, tước Đông khê hầu.
23. Nguyễn Uyên ( LSCL: Nguyễn Uyển Trạch):
Người xã Mạc Động, nguyên quán xã Nhâm Lang, huyện Ngự Thiên. Năm 30 tuổi đậu Tiến sĩ xuất thân, khóa Bính Thìn (1556). Làm quan đến chức Thượng thư, tước Nham lang hầu, được cử đi sứ Trung Quốc.
Năm Quảng Bảo thứ 6 - 1559
24. Trương Hữu Văn (LSCL: Bùi):
Người xã Phao Sơn, đậu đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Kỷ Mùi (1559). Làm quan đến Hiến sát sứ.
25. Nguyễn Doãn Khâm (1530- 1592):
Người xã Kiệt Đặc, đậu Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Kỷ Mùi (1559). Làm quan đến chức Thượng thư kiêm Đô ngự sử, tước Nghiêm sơn hầu.
26. Đồng Hãng:
Người xã Triền Dương- nay thuộc Nhân Huệ, anh ruột Đồng Đắc, Ông Nội của Đồng Tồn Trạch, đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Kỷ Mùi (1559). Làm quan đến chức Tả thị lang, sau bị giáng xuống Thừa chính sứ.
27. Nguyễn Xuân Quang:
Người xã Đột Lĩnh- nay là thôn Đột Thượng, xã Nam Tân, Nam sách, đậu đồng Tiến sĩ xuất thân khóa Kỷ Mùi (1559). Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ.
Đời vua Mạc Mậu Hợp
Các niên hiệu: Thuần Phúc(1562-1565) - Sùng Khang(1566-1577) Diên Thành(1578-1585) - Đoan Thái(1586-1587) - Hưng Trị(1590)
Hồng Ninh(1591-1592)
Năm Thuần Phúc thứ 1 - 1562
28. Phạm Duy Quyết (LSCL: Ưởng, DTTK: Anh):
Người xã Xác Khê. Đậu Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đề, khóa Nhâm Tuất (1562). Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ, Tả thị lang, tước Xác Khê hầu.
Năm Sùng Khang thứ 3 - 1568
29. Nguyễn Minh Bính:
Người xã An Định, nguyên quán xã Nhân Lý. Năm 43 tuổi đậu đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khóa Mậu Thìn (1568). Làm quan đến chức Hiến sát ngự sử, Thượng thư.
Ghi chú: CNKBVN ghi là Nguyễn Minh Bích, đậu TS năm 1562.
30. Nguyễn Nghiễm:
Người xã Linh Giàng- nay thuộc Nhân Huệ, cháu 4 đời Nguyễn Ký. Năm 39 tuổi đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn (1568). Làm quan đến chức Thượng thư, Giám sát ngự sử.
31. Nguyễn Lễ (LSCL: Phong):
Người xã Kiệt Đặc- nay là Kiệt Đoài, Văn An, năm 26 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn (1568). Làm quan đến chức Thượng thư, tước Tuyên Quận công.
32. Đồng Đắc:
Người xã Triền Dương- nay là Nhân Huệ, em ruột Đồng Hãng, đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn (1568). Làm quan đến chức Công khoa đô cấp sự trung (LSCL: Hộ bộ đô cấp sự trung).
Năm Sùng Khang thứ 9 - 1574
33. Lê Lý Thái:
Người xã Hộ Xá, anh họ Lê Diên Khánh. Năm 37 tuổi đậu Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Tuất (1574). Làm quan đến chức Đề hình giám sát ngự sử.
Năm Sùng Khang thứ 12 - 1577
34. Nguyễn Minh Thiện:
Người xã Lạc Sơn- nay thuộc An Lạc, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, ứng chế hợp cách, khoa Đinh Sửu (1577). Làm quan đến chức Hiến sát sứ.
35. Đồng Văn Giáo:
Người xã Triền Dương, ông Nội của Đồng Tồn Trạch. Năm 50 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Đinh Sửu (1577). Làm quan đến chức Thừa chính sứ.
36. Đỗ Thạnh:
Người xã Phụ Vệ, nguyên quán xã Đỗ Xá, huyện Đường Hào. Cháu Đỗ Hồng, cháu 4 đời Đỗ Trác Di. Đậu đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Sửu (1577). Làm quan đến chức Tham chính.
Ghi chú: CNKBVN không thấy ghi tên Đỗ Thạnh tại khoa này.
Năm Diên Thành thứ 6 - 1583
37. Lê Diên Khánh:
Người xã Hộ Xá, đậu đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Quí Mùi (1583). Làm quan đến chức Hiến sát sử.
Năm Đoan Thái thứ 1 - 1586
38. Đồng Hưng Tạo:
Người xã Tu Linh- nay thuộc Nhân Huệ, năm 41 tuổi đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Bính Tuất . Làm quan đến chức Hiến sát sứ.
Đời vua Lê Kính Tông
Niên hiệu: Thuận Đức(1600) - Hoằng Định(1601-1619)
Năm Hoằng Định thứ 2 -1602
40. Nguyễn Cung (LSCL: Hồng):
Người xã Hà Liễu- nay là Thanh Quang, Nam Sách, năm 50 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Nhâm Dần (1602). Làm quan đến chức Thừa chính sứ, sau về hưu trí được tặng chức Công bộ hữu thị lang, phong tước bá, thọ 82 tuổi.
Năm Hoằng Định thứ 4 - 1604
41. Nguyễn Thế Tiêu:
Người xã Mặc Động- nay thuộc Đồng Lạc, năm 46 tuổi đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khoá Giáp Thìn(1604). Làm quan đến chức Phụng sứ Tự khanh, tước Tử.
Đời vua Lê Thần Tông:
Năm Đức Long thứ 3 - 1631
42. Nguyễn Minh Triết:
Người xã Lạc Sơn, cháu của Nguyễn Minh Thiện. Năm 54 tuổi đậu thứ 3 Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, khoá Tân Mùi (1631); cả thi Hội, thi Đình đều đỗ đầu (Thám hoa); ngự bút của vua ban cho đổi tên là Thọ Xuân. Làm quan đến chức Công bộ Thượng thư, hàm Thiếu bảo, tước Cấm quận công, khi về hưu được gia tăng Hộ bộ Thượng thư và tên hèm là Văn Đẩu, thọ 95 tuổi.
Đời vua Lê Chân Tông
Năm Phúc Thái thứ 4 - 1646
43. Đồng Tồn Trạch:
Người xã Triền Dương, cháu của Đồng Văn Giáo. Năm 30 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, ứng chế đệ nhất, khoá Bính Tuất. Làm quan đến chức Tham tụng Hộ bộ Thượng thư, phong tước hầu, thăng chức Thiếu bảo, được cử đi sứ nhà Thanh. Khi về hưu trí thăng chức Lại bộ Thượng thư, tước Nghĩa Quận công.
Đời vua Lê Huyền Tông
Năm Cảnh Trị thứ 5 - 1667
44. Nguyễn Quang Trạch:
Người xã Kiệt Đặc, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, ứng chế hợp cách, khoá Đinh Mùi (1667). Làm quan đến chức Hình khoa đô cấp sự trung, sau về hưu, thọ 77 tuổi.
Năm Cảnh Trị thứ 8 -1670
45. Trần Thọ (LSCL: Đào):
Người xã Trực Trì- nay thuộc Nam Sách, thân phụ của Trần Cảnh, tổ phụ của Trần Tiến. Đậu đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Canh Tuất (1670). Làm quan đến chức Phó đô ngự sử, Thân lộc đại phu, Quang lộc tự khanh, gia tăng Đặc tiền kim tử, Vĩnh lộc đại phu, Hộ bộ tả thị lang phương trì hầu, được ban tên hèm là Trung cần.
Năm Chính Hoà thứ 3 - 1683
Đời vua Lê Hy Tông
46. Trần Tiến Gián (LSCL: Giám):
Người xã Triền Dương, năm 27 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, phụng sứ đi sứ nhà Thanh, khoá Quý Hợi(1683). Làm quan đến chức Lễ bộ tả thị lang, phong tước Tử, tặng Công bộ Thượng thư, phong tước hầu.
Năm Chính Hoà thứ 8 - 1688
47. Nguyễn Đình Tuấn: Người xã Kiệt Đặc, cháu của Nguyễn Doãn Khâm, đậu tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Mậu Thìn(1688). Làm quan đến chức Thừa chỉ, phong tước Bá.
Năm Chính Hoà thứ 11 - 1681
48. Nguyễn Mại (LSCL: Mai):
Người xã Ninh Xá (nay là Nhân Huệ). Năm 27 tuổi đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ, ứng chế hợp cách, khoá Tân Mùi (1681). Làm quan đến chức tham tụng Lễ bộ Tả thị lang, tước Đồng lĩnh bá, phụng sai trấn thủ Sơn Tây, gia tăng Hộ bộ Thượng thư, tước Đông quận công. Sau có cháu nội làm phản nên bị tru di.
49. Đồng Bính Do:
Người xã Triền Dương, con của Đồng Tồn Trạch, cháu 4 đời của Đồng Hãng. Đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Tân Mùi(1681). Làm quan đến chức Tham chính.
50. Mai Thuỵ:
Người xã Lạc Sơn, năm 24 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Tân Mùi(1681). Làm quan đến chức Tham chính.
51. Nguyễn Quang Hạo:
Người xã Kiệt Đặc, con của Nguyễn Quang Trạch. Năm 31 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Tân Mùi(1681). làm quan đến chức Tham chính.
Năm Vĩnh Thịnh thứ 6 - 1710
Đời vua Lê Dụ Tông
52. Nguyễn Quang Dương:
Người xã Kiệt Đặc, con của Nguyễn Quang Trạch, em của Nguyễn Quang Hạo. Đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Nhâm Thìn 1712). Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ.
Ghi chú: LSCL ghi là Nguyễn Tứ
Năm Vĩnh Thịnh thứ 14 - 1718
53. Trần Cảnh:
Người xã Trực Trì, con của Trần Thọ (Đào), thân phụ Trần Tiến. Đậu đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Mậu Tuất (1718). Làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư, về trí sĩ sau lại được phục dụng làm đến chức Tham tụng Lễ bộ thượng thư. Khi về hưu khôi phục huy Quận công, tặng phong Thái bảo, được ban tên hèm là Trung Nhã.
Năm Cảnh Hưng thứ 9 - 1748
Đời vua Lê Hiển Tông
54. Trần Tiến:
Người xã Trực Trì, con của Trần Cảnh, đậu đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, ứng chế hợp cách, khoá Mậu Thìn (1748). Làm quan đến chức Hàn lâm thị giảng. Sau khi mất được tặng Công bộ hữu thị lang, tước Cách huân bá, được ban tên hèm là Trung Lượng
Năm Cảnh Hưng thứ 40 - 1779
55. Trần Huy Liễn (LSCL: Liễm):
Người xã Đột Lĩnh, nguyên quán xã Phú Thị, huyện Gia Lâm. Đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Kỷ Hợi (1779). Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ, Thự tham chính Hải Dương.
Năm Tự Đức thứ 9 (1856)
56. Trần Huy San:
Người xã Đột Lĩnh, Chí Linh- nay thuộc Nam Sách. 31 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn (1856). Làm quan Thị độc. Năm 1862 mộ nghĩa dũng vào Gia Định chống Pháp. Tuẫn tiết.
Ghi chú: Cuối thời nhà Trần, đầu thời nhà Hồ cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi đều đi thi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) nhưng về quê quán đều khai là Nhị Khê, Thường Tín. Thực ra quê quán của Nguyễn Phi Khanh là ở Chi Ngãi, Chí Linh nên có thể coi đó cũng là hai tiến sĩ của đất Chí Linh.
57-Nguyễn Phi Khanh
Quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) năm Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2 (1374) đời Trần Duệ Tông. Tuy nhiên do tư thông với con gái tôn thất nhà Trần nên không được ra làm quan. Khi nhà Hồ lên nắm quyền mời ra làm quan đến chức Đại lý tự khanh.
58-Nguyễn Trãi:
Là con của Nguyễn Phi Khanh, đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) năm Canh Thìn niên hiệu Thánh Nguyên 1 (1400) đời Hồ Quý Ly năm 20 tuổi. Làm quan đến chức Chánh chưởng Ngự sử đài. Khi Lê Lợi khởi nghĩa đã vào lam Sơn dâng Bình Ngô sách và trở thành mưu sĩ số Một của nghĩa quân Lam Sơn. Sau khi kháng chiến chống Minh thắng lợi được phong Khai quốc công thần, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển, Gián nghị đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ… Được ban quốc tính (họ Lê). Tuy nhiên sau đó bị oan trong vụ án Lệ chi viên, bị tru di tam tộc. Sau này được Lê Thánh Tông minh oan và truy tặng tước Tế Văn hầu.
59- Ngoài ra phải kể đến Bà Chúa Sao Sa- Nguyễn Thị Duệ- nữ trạng nguyên đầu tiên ở nước Việt, người xã Kiệt Đặc- nay là Văn An, Chí Linh đỗ Trạng nguyên thời nhà Mạc. Do quan niệm “trọng nam khinh nữ” thời phong kiến nên tên bà đã không được đưa vào danh sách các nhà khoa bảng VN. Tuy nhiên gần đây tên tuổi của bà đã được thừa nhận và bà đã được tạc tượng đưa vào thờ tại Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương).
Đời vua Lý Nhân Tông
Năm Quảng Hựu thứ 2 - 1086
(Lý Nhân Tôn đặt ra khoa thi tiến sĩ, khoa thi bắt đầu từ đây)
1. Mạc Hiển Tích:
Người ở xã Long (Lũng) Động, huyện Chí Linh- nay là xã Nam Tân huyện Nam Sách, đậu Tiến sĩ thi văn học khóa Bính Dần, sau sung Hàn Lâm viện, giữ chức Hàn lâm học sĩ, làm quan đến chức Thượng thư. Ông là người đầu tiên đậu Tiến sĩ của đất Chí Linh, là viễn tổ của Mạc Đĩnh Chi.
Năm Quảng Hựu thứ 5 - 1089
2. Mạc Kiến Quan:
Người xã Long Động, Em của Mạc Hiển Tích, đậu Tiến sĩ cập đệ, khoa Kỷ Tỵ, làm quan đến chức Thượng thư.
Triều Trần:
Đời Vua Trần Anh Tông:
Năm Hưng Long thứ 12 - 1304
3. Mạc Đĩnh Chi:
Người xã Long (Lũng) Động, cháu 4 đời của Mạc Hiển Tích và tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung, đỗ đầu Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (tức Trạng nguyên), khóa Giáp Thìn (1304), làm quan đến chức Nhập nội đại hành khiển, Tả bộc sạ, Thượng thư môn hạ, kiêm Trung thư trị quân dân trọng sứ, phụng mệnh sang sứ Trung Quốc được phong là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Là viễn tổ của Mạc Đăng Dung.
Đời Vua Trần Thuận Tông:
Năm Quang Thái thứ 6 - 1393
4. Đông Thức:
Người xã Phụ Vệ, đậu Thái học sinh khóa Quý Dậu (1393), làm quan đến chức Trung thừa giám sát ngự sử, được nhà Vua đổi làm họ Ngụy vì tính cương trực giống như Ngụy Trưng (Trung Quốc), sau làm quan cho nhà Hồ, tính tình trung trực.
Triều Lê:
Đời Vua Lê Thánh Tông
Năm Quang Thuận thứ 4 - 1463
5. Nguyễn Ký:
Người xã Linh Giang, huyện Chí Linh- nay thuộc xã Nam Hưng huyện Nam Sách, tằng tổ 4 đời của Nguyễn Nghiễm, năm 30 tuổi đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, khoá Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận 4 (1463), làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư.
Năm Quang Thuận thứ 7 - 1466
6. Đỗ Nhuận:
Người xã Mật Sơn, đậu Tiến sĩ xuất thân, khóa Bính Tuất (1466), làm quan đến chức Thượng thư, Đông các đại học sĩ, phó nguyên soái Tao Đàn.
Ghi chú: Sách Các nhà khoa bảng VN ghi Đỗ Nhuận người huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc?.
Năm Quang Thuận thứ 10 - 1469
7. Lê Sĩ Dũng:
Người xã Phụ Vệ, đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Kỷ Sửu (1469), sau cải sang võ chức làm quan đến chức Tổng binh thiêm sự.
Năm Hồng Đức thứ 6 - 1475
8. Nguyễn Tư Phụ:
Người xã Xác Khê nay là xã Cộng Hòa (sách CNKBVN), đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa ất Mùi (1475), làm quan đến chức Giám sát ngự sử.
Năm Hồng Đức thứ 12 - 1481
9. Nguyễn Tử Loa:
Người xã Hộ Xá huyện Chí Linh- nay là thôn An Xá xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách. Năm 39 tuổi đậu Tiến sĩ xuất thân, Khóa Tân Sửu (1481), làm quan đến chức An bang kinh lược sứ.
10. Dương Nghĩa Phương:
Người xã An Định, nguyên quán xã Cẩm Chương, Huyện Đông Ngàn, thuộc dòng họ Dương Đại Đạt, đậu Tiến sĩ xuất thân, khóa Tân Sửu (1481), làm quan đến chức Lễ bộ hữu thị lang.
Năm Hồng Đức thứ 18 - 1487
11. Nguyễn Đức Huấn:
Người xã An Định, chính quán cã Cổ Châu- nay là xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh. Năm 35 tuổi đậu thứ 2 Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (Bảng nhãn), khóa Đinh Mùi (1487), Phụng sứ làm quan đến chức Thượng thư, tước Ninh quận công, Hội viên Tao Đàn.
12. Nguyễn Đạt Đạo:
Người xã Hộ Xá, cháu của Nguyễn Tử Loa, năm 39 tuổi đậu Đệ Tam giáp Tiến sĩ khóa Đinh Mùi (1487), sau cải sang võ chức, làm quan đến chức Tổng binh sứ.
Ghi chú: Trong sách Các nhà khoa bảng VN ghi tên là Nguyễn Đạo Tuân. Lại có TL ghi là Nguyễn Tuân Đạo.
Năm Hồng Đức thứ 24 - 1493
13. Lại Đức Du (Lại Tư Phụ):
Người xã Đáp Khê- nay thuộc xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh đậu Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp), khóa Quý Sửu (1493), làm quan đến chức Đề hình giám sát ngự sử.
Đời vua Lê Uy Mục
Năm Đoan Khánh thứ 4 - 1508
14. Lê Vĩnh Tuy:
Người xã An Định, năm 31 tuổi đậu đệ nhị giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Mậu Thìn(1508), làm quan đến đến chức Tham chính.
15. Nguyễn Bá Huyên:
Người xã Cổ Châu- nay là thôn Cổ Châu, xã Nhân Huệ, năm 24 tuổi đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ khóa Mậu Thìn(1508), làm quan đến chức Tham chính.
16. Phan Tập:
Người xã Chí Linh- nay là thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Mậu Thìn (1508), làm quan đến Hộ Bộ Tả thị lang rồi về hưu, ông là thân phụ của Phan Khải (Dật), nhà ở xã Triền Dương có tham dự mưu lập họ Mạc lên làm vua.
Đời vua Lê Tương Dực
Năm Hồng Thuận thứ 3 - 1511
17. Nguyễn Mậu Đạt:
Người xã An Định, đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Nhâm Thân(1512), làm quan đến chức Thừa chính sứ.
Ghi chú: Sách CNKBVN ghi là Nguyễn Mậu Thuật
Quang Thiệu thứ 2 - 1517
18. Đỗ Trác Di:
Người xã Phù Vệ, thân phụ của Đỗ Hồng, ông 4 đời của Đỗ Thạnh, nguyên quán xã Đường Hào, đậu Tiến sĩ xuất thân, khóa Đinh Sửu(1517). Làm quan đến chức Hữu thị Lang.
Quang Thiệu thứ 5 - 1520
19. Đỗ Hồng:
Người xã Phụ Vệ, con trai của Đỗ Trác Di, ông Nội của Đỗ Thạnh. Năm 26 tuổi đậu thứ 2 Đệ Nhị giáp cập đề, khóa Canh Thìn (1520). Làm quan đến chức Đông các.
Ghi chú: Trong sách CNKBVN không có ai tên là Đỗ Trác Di và Đỗ Hồng.
Triều Mạc:
Đời vua Mạc Đăng Doanh
Năm Đại Chính thứ 3 - 1532
20. Nguyễn Tống Ký:
Người xã Hộ Xá, nay là thôn An Xá, xã Quốc Tuấn, cháu 4 đời của Nguyễn Tử Loa, đậu đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Nhâm Thìn (1532). Làm quan đến chức Thừa chính sứ, Tước Sùng xuyên bá, sau về trí sĩ, thọ 86 tuổi.
Ghi chú: CNKBVN ghi là Nguyễn Lương Ký, thi đậu TS năm 1538.
Đời vua Mạc Phúc Nguyên
Năm Quảng Bảo thứ 3 - 1556
21. Phan Khải:
Người xã Chí Linh- nay là thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, con trai Phan Tập, đậu Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Bính Thìn (1556). Làm quan đến chức Hiến sát sứ.
22. Nguyễn Bính Di:
Người xã Đáp Khê, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Bính Thìn (1556). Làm quan đến chức Đô ngự sử, tước Đông khê hầu.
23. Nguyễn Uyên ( LSCL: Nguyễn Uyển Trạch):
Người xã Mạc Động, nguyên quán xã Nhâm Lang, huyện Ngự Thiên. Năm 30 tuổi đậu Tiến sĩ xuất thân, khóa Bính Thìn (1556). Làm quan đến chức Thượng thư, tước Nham lang hầu, được cử đi sứ Trung Quốc.
Năm Quảng Bảo thứ 6 - 1559
24. Trương Hữu Văn (LSCL: Bùi):
Người xã Phao Sơn, đậu đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Kỷ Mùi (1559). Làm quan đến Hiến sát sứ.
25. Nguyễn Doãn Khâm (1530- 1592):
Người xã Kiệt Đặc, đậu Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Kỷ Mùi (1559). Làm quan đến chức Thượng thư kiêm Đô ngự sử, tước Nghiêm sơn hầu.
26. Đồng Hãng:
Người xã Triền Dương- nay thuộc Nhân Huệ, anh ruột Đồng Đắc, Ông Nội của Đồng Tồn Trạch, đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khóa Kỷ Mùi (1559). Làm quan đến chức Tả thị lang, sau bị giáng xuống Thừa chính sứ.
27. Nguyễn Xuân Quang:
Người xã Đột Lĩnh- nay là thôn Đột Thượng, xã Nam Tân, Nam sách, đậu đồng Tiến sĩ xuất thân khóa Kỷ Mùi (1559). Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ.
Đời vua Mạc Mậu Hợp
Các niên hiệu: Thuần Phúc(1562-1565) - Sùng Khang(1566-1577) Diên Thành(1578-1585) - Đoan Thái(1586-1587) - Hưng Trị(1590)
Hồng Ninh(1591-1592)
Năm Thuần Phúc thứ 1 - 1562
28. Phạm Duy Quyết (LSCL: Ưởng, DTTK: Anh):
Người xã Xác Khê. Đậu Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đề, khóa Nhâm Tuất (1562). Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ, Tả thị lang, tước Xác Khê hầu.
Năm Sùng Khang thứ 3 - 1568
29. Nguyễn Minh Bính:
Người xã An Định, nguyên quán xã Nhân Lý. Năm 43 tuổi đậu đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khóa Mậu Thìn (1568). Làm quan đến chức Hiến sát ngự sử, Thượng thư.
Ghi chú: CNKBVN ghi là Nguyễn Minh Bích, đậu TS năm 1562.
30. Nguyễn Nghiễm:
Người xã Linh Giàng- nay thuộc Nhân Huệ, cháu 4 đời Nguyễn Ký. Năm 39 tuổi đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn (1568). Làm quan đến chức Thượng thư, Giám sát ngự sử.
31. Nguyễn Lễ (LSCL: Phong):
Người xã Kiệt Đặc- nay là Kiệt Đoài, Văn An, năm 26 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn (1568). Làm quan đến chức Thượng thư, tước Tuyên Quận công.
32. Đồng Đắc:
Người xã Triền Dương- nay là Nhân Huệ, em ruột Đồng Hãng, đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn (1568). Làm quan đến chức Công khoa đô cấp sự trung (LSCL: Hộ bộ đô cấp sự trung).
Năm Sùng Khang thứ 9 - 1574
33. Lê Lý Thái:
Người xã Hộ Xá, anh họ Lê Diên Khánh. Năm 37 tuổi đậu Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Tuất (1574). Làm quan đến chức Đề hình giám sát ngự sử.
Năm Sùng Khang thứ 12 - 1577
34. Nguyễn Minh Thiện:
Người xã Lạc Sơn- nay thuộc An Lạc, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, ứng chế hợp cách, khoa Đinh Sửu (1577). Làm quan đến chức Hiến sát sứ.
35. Đồng Văn Giáo:
Người xã Triền Dương, ông Nội của Đồng Tồn Trạch. Năm 50 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Đinh Sửu (1577). Làm quan đến chức Thừa chính sứ.
36. Đỗ Thạnh:
Người xã Phụ Vệ, nguyên quán xã Đỗ Xá, huyện Đường Hào. Cháu Đỗ Hồng, cháu 4 đời Đỗ Trác Di. Đậu đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Sửu (1577). Làm quan đến chức Tham chính.
Ghi chú: CNKBVN không thấy ghi tên Đỗ Thạnh tại khoa này.
Năm Diên Thành thứ 6 - 1583
37. Lê Diên Khánh:
Người xã Hộ Xá, đậu đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Quí Mùi (1583). Làm quan đến chức Hiến sát sử.
Năm Đoan Thái thứ 1 - 1586
38. Đồng Hưng Tạo:
Người xã Tu Linh- nay thuộc Nhân Huệ, năm 41 tuổi đậu Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khóa Bính Tuất . Làm quan đến chức Hiến sát sứ.
Đời vua Lê Kính Tông
Niên hiệu: Thuận Đức(1600) - Hoằng Định(1601-1619)
Năm Hoằng Định thứ 2 -1602
40. Nguyễn Cung (LSCL: Hồng):
Người xã Hà Liễu- nay là Thanh Quang, Nam Sách, năm 50 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Nhâm Dần (1602). Làm quan đến chức Thừa chính sứ, sau về hưu trí được tặng chức Công bộ hữu thị lang, phong tước bá, thọ 82 tuổi.
Năm Hoằng Định thứ 4 - 1604
41. Nguyễn Thế Tiêu:
Người xã Mặc Động- nay thuộc Đồng Lạc, năm 46 tuổi đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khoá Giáp Thìn(1604). Làm quan đến chức Phụng sứ Tự khanh, tước Tử.
Đời vua Lê Thần Tông:
Năm Đức Long thứ 3 - 1631
42. Nguyễn Minh Triết:
Người xã Lạc Sơn, cháu của Nguyễn Minh Thiện. Năm 54 tuổi đậu thứ 3 Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, khoá Tân Mùi (1631); cả thi Hội, thi Đình đều đỗ đầu (Thám hoa); ngự bút của vua ban cho đổi tên là Thọ Xuân. Làm quan đến chức Công bộ Thượng thư, hàm Thiếu bảo, tước Cấm quận công, khi về hưu được gia tăng Hộ bộ Thượng thư và tên hèm là Văn Đẩu, thọ 95 tuổi.
Đời vua Lê Chân Tông
Năm Phúc Thái thứ 4 - 1646
43. Đồng Tồn Trạch:
Người xã Triền Dương, cháu của Đồng Văn Giáo. Năm 30 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, ứng chế đệ nhất, khoá Bính Tuất. Làm quan đến chức Tham tụng Hộ bộ Thượng thư, phong tước hầu, thăng chức Thiếu bảo, được cử đi sứ nhà Thanh. Khi về hưu trí thăng chức Lại bộ Thượng thư, tước Nghĩa Quận công.
Đời vua Lê Huyền Tông
Năm Cảnh Trị thứ 5 - 1667
44. Nguyễn Quang Trạch:
Người xã Kiệt Đặc, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, ứng chế hợp cách, khoá Đinh Mùi (1667). Làm quan đến chức Hình khoa đô cấp sự trung, sau về hưu, thọ 77 tuổi.
Năm Cảnh Trị thứ 8 -1670
45. Trần Thọ (LSCL: Đào):
Người xã Trực Trì- nay thuộc Nam Sách, thân phụ của Trần Cảnh, tổ phụ của Trần Tiến. Đậu đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Canh Tuất (1670). Làm quan đến chức Phó đô ngự sử, Thân lộc đại phu, Quang lộc tự khanh, gia tăng Đặc tiền kim tử, Vĩnh lộc đại phu, Hộ bộ tả thị lang phương trì hầu, được ban tên hèm là Trung cần.
Năm Chính Hoà thứ 3 - 1683
Đời vua Lê Hy Tông
46. Trần Tiến Gián (LSCL: Giám):
Người xã Triền Dương, năm 27 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, phụng sứ đi sứ nhà Thanh, khoá Quý Hợi(1683). Làm quan đến chức Lễ bộ tả thị lang, phong tước Tử, tặng Công bộ Thượng thư, phong tước hầu.
Năm Chính Hoà thứ 8 - 1688
47. Nguyễn Đình Tuấn: Người xã Kiệt Đặc, cháu của Nguyễn Doãn Khâm, đậu tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Mậu Thìn(1688). Làm quan đến chức Thừa chỉ, phong tước Bá.
Năm Chính Hoà thứ 11 - 1681
48. Nguyễn Mại (LSCL: Mai):
Người xã Ninh Xá (nay là Nhân Huệ). Năm 27 tuổi đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ, ứng chế hợp cách, khoá Tân Mùi (1681). Làm quan đến chức tham tụng Lễ bộ Tả thị lang, tước Đồng lĩnh bá, phụng sai trấn thủ Sơn Tây, gia tăng Hộ bộ Thượng thư, tước Đông quận công. Sau có cháu nội làm phản nên bị tru di.
49. Đồng Bính Do:
Người xã Triền Dương, con của Đồng Tồn Trạch, cháu 4 đời của Đồng Hãng. Đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Tân Mùi(1681). Làm quan đến chức Tham chính.
50. Mai Thuỵ:
Người xã Lạc Sơn, năm 24 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Tân Mùi(1681). Làm quan đến chức Tham chính.
51. Nguyễn Quang Hạo:
Người xã Kiệt Đặc, con của Nguyễn Quang Trạch. Năm 31 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Tân Mùi(1681). làm quan đến chức Tham chính.
Năm Vĩnh Thịnh thứ 6 - 1710
Đời vua Lê Dụ Tông
52. Nguyễn Quang Dương:
Người xã Kiệt Đặc, con của Nguyễn Quang Trạch, em của Nguyễn Quang Hạo. Đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Nhâm Thìn 1712). Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ.
Ghi chú: LSCL ghi là Nguyễn Tứ
Năm Vĩnh Thịnh thứ 14 - 1718
53. Trần Cảnh:
Người xã Trực Trì, con của Trần Thọ (Đào), thân phụ Trần Tiến. Đậu đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Mậu Tuất (1718). Làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư, về trí sĩ sau lại được phục dụng làm đến chức Tham tụng Lễ bộ thượng thư. Khi về hưu khôi phục huy Quận công, tặng phong Thái bảo, được ban tên hèm là Trung Nhã.
Năm Cảnh Hưng thứ 9 - 1748
Đời vua Lê Hiển Tông
54. Trần Tiến:
Người xã Trực Trì, con của Trần Cảnh, đậu đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, ứng chế hợp cách, khoá Mậu Thìn (1748). Làm quan đến chức Hàn lâm thị giảng. Sau khi mất được tặng Công bộ hữu thị lang, tước Cách huân bá, được ban tên hèm là Trung Lượng
Năm Cảnh Hưng thứ 40 - 1779
55. Trần Huy Liễn (LSCL: Liễm):
Người xã Đột Lĩnh, nguyên quán xã Phú Thị, huyện Gia Lâm. Đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoá Kỷ Hợi (1779). Làm quan đến chức Đông các đại học sĩ, Thự tham chính Hải Dương.
Năm Tự Đức thứ 9 (1856)
56. Trần Huy San:
Người xã Đột Lĩnh, Chí Linh- nay thuộc Nam Sách. 31 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn (1856). Làm quan Thị độc. Năm 1862 mộ nghĩa dũng vào Gia Định chống Pháp. Tuẫn tiết.
Ghi chú: Cuối thời nhà Trần, đầu thời nhà Hồ cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi đều đi thi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) nhưng về quê quán đều khai là Nhị Khê, Thường Tín. Thực ra quê quán của Nguyễn Phi Khanh là ở Chi Ngãi, Chí Linh nên có thể coi đó cũng là hai tiến sĩ của đất Chí Linh.
57-Nguyễn Phi Khanh
Quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) năm Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2 (1374) đời Trần Duệ Tông. Tuy nhiên do tư thông với con gái tôn thất nhà Trần nên không được ra làm quan. Khi nhà Hồ lên nắm quyền mời ra làm quan đến chức Đại lý tự khanh.
58-Nguyễn Trãi:
Là con của Nguyễn Phi Khanh, đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) năm Canh Thìn niên hiệu Thánh Nguyên 1 (1400) đời Hồ Quý Ly năm 20 tuổi. Làm quan đến chức Chánh chưởng Ngự sử đài. Khi Lê Lợi khởi nghĩa đã vào lam Sơn dâng Bình Ngô sách và trở thành mưu sĩ số Một của nghĩa quân Lam Sơn. Sau khi kháng chiến chống Minh thắng lợi được phong Khai quốc công thần, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển, Gián nghị đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ… Được ban quốc tính (họ Lê). Tuy nhiên sau đó bị oan trong vụ án Lệ chi viên, bị tru di tam tộc. Sau này được Lê Thánh Tông minh oan và truy tặng tước Tế Văn hầu.
59- Ngoài ra phải kể đến Bà Chúa Sao Sa- Nguyễn Thị Duệ- nữ trạng nguyên đầu tiên ở nước Việt, người xã Kiệt Đặc- nay là Văn An, Chí Linh đỗ Trạng nguyên thời nhà Mạc. Do quan niệm “trọng nam khinh nữ” thời phong kiến nên tên bà đã không được đưa vào danh sách các nhà khoa bảng VN. Tuy nhiên gần đây tên tuổi của bà đã được thừa nhận và bà đã được tạc tượng đưa vào thờ tại Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương).