Các Di tích, danh thắng và lễ hội ở Chí Linh
- Thứ năm - 29/10/2015 03:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thị xã Chí Linh là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn với tên tuổi nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng cả nước như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đệ nhị Tổ Pháp Loa, Đệ tam Tổ Huyền Quang, Anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Vạn thế sư biểu Chu Văn An...
Hiện nay Chí Linh có 9 di tích được công nhận là Di tích Quốc gia, đó là:
Hiện nay Chí Linh có 9 di tích được công nhận là Di tích Quốc gia, đó là:
CÁC DI TÍCH QUỐC GIA Ở CHÍ LINH
1. Khu di tích Kiếp Bạc
Thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, cách Côn Sơn 7 km, là nơi có Đền thờ Trần Hưng Đạo được xây dựng tại nơi trước đây là đại bản doanh của Tướng quân trần Hưng Đạo, từ nơi đây 3 lần xuất quân và đại thắng quân Nguyên Mông. Khu di tích Kiếp Bạc là một quần thể gồm nhiều di tích như: Đền thờ Trần Hưng Đạo, Dược Sơn, dòng sông lục đầu, Bến Bình Than, Cồn Kiếm.
Kiếp Bạc là một vùng bán sơn địa, giữ vị trí quân sự tầm chiến lược, ở tả ngạn sông Thương, một nhánh của sông Lục Đầu, thuộc đất hai làng Vạn Yên (Kiếp),Dược Sơn (Bạc) xã Hưng Đạo. Trần Hưng đạo từng tập kết đại quân ở đây. Quân Nguyên trong cuộc xâm lược lần thứ hai và thứ ba chiếm vị trí này làm bàn đạp tấn công Thăng Long. Tháng 6 năm 1285, diễn ra trận Vạn Kiếp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai. Đại vương Trần Hưng Đạo, lập vương phủ và quân doanh ở Kiếp Bạc từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất và sống ở đây cho đến khi qua đời (1300).
Kiếp Bạc còn nhiều di tích quan hệ đến Trần Hưng Đạo như phủ đệ, đền thờ, lò gốm, Dược sơn và nhiều cổ vật khác. Trong đền có 5 pho tượng đồng :Trần Hưng Đạo và phu nhân, Phạm Ngũ Lão và hai con gái.
Khu di tích là một trung tâm tín ngưỡng và du lịch lớn của đất nước .Hàng năm có một mùa lễ hội vào trung tuần tháng Tám âm lịch, thu hút hàng chục vạn người, trọng hội vào ngày 18.
Di tích được xếp hạng đợt một (1962) và được xếp hạng đặc biệt quan trọng năm 1994.
2. Khu di tích Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun) là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh. Chùa này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng quốc gia đợt I năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.
Năm Hưng Long thứ 12(1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì.
Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang - vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn.
Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như : tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.
3. Đền Cao
Đền Cao thuộc xã An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981.
Ngôi đền là điểm văn hóa, di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng của nước ta. Đền Cao thờ 5 anh em họ Vương có tên là: Vương Minh, Vương Hồng, Vương Xuân,Vương Thị Đào, Vương thị Liễu có công chống giặc Tống xâm lược ở TK X.
Đền xây dựng theo kiến trúc chữ “đinh” nằm trên ngọn núi Thiên Bồng. Chung quanh đền là rừng lim già. Gần di tích có một rừng tre, cò vạc về trú ngụ khá đông, tạo nên một cảnh quan sinh động. Đây từng là căn cứ quân sự của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống, năm 981. .
Đền khởi dựng từ thời tiền Lê, di tích hiện còn trùng tu vào thời Nguyễn, kiểu chữ tam, quy mô nhỏ. Kiến trúc và đồ tế tự còn khá đồng bộ, tiêu biểu là hệ thống câu đối, đại tự. Đây là một trung tâm tín ngưỡng sùng kính lâu đời của nhân dân địa phương. Hằng năm có một mùa hội từ 22-25 tháng giêng. Di tích có các công trình: tiền tế, trung tử và hậu cung; có nhiều cổ vật có giá trị như bia ký, long đao, bát bửu, ngai ỷ, …
Đặc biệt là hệ thống đại tự, câu đối ca ngợi công đức của 5 anh em họ Vương và cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi của dân tộc Khi leo hết hơn 100 bậc gạch rêu phong, du khách sẽ được thấy 99 con voi bằng đá.
Theo truyền thuyết, đây chính là những con voi vừa thắng trận trở về, chúng tung vòi gầm vang chen nhau xuống dòng Nguyệt Giang mềm mại để uống nước. Ở gian chính điện có bức đại tự viết theo lối đá có thảo 4 chữ lớn “Thanh Thọ Vô Cương”, phía bên tả “Cao Sơn Ngưỡng Tử” và bên hữu “Cao Cao Tại Thượng”. Trước cửa đền, dưới tán lim cổ thụ là hai hàng voi đá, ngựa đá. Ngoài ra đền Cao còn là ngôi đền với kiểu kiến trúc khá độc đáo. Đền Cao là điểm hẹn của những người biết tôn trọng lịch sử văn hóa dân tộc.
Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám. Chùa Thanh Mai là ngôi chùa rất cổ, được xây dựng năm 1329 do Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử sáng lập. Chùa được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992.
Thiền sư Pháp Loa - tục danh Đồng Kiên Cương , là người thuộc hương Cửu La, Nam Sách. Năm 1304 ông xuất gia theo Điều Ngự Trần Nhân Tông tu hành tại Yên Tử và trở thành người kế thừa của Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1329, ông xây dựng hai ngôi Đại gia lam là Thanh Mai và Côn Sơn. Ngày 03 - 3 - 1330, ông viên tịch tại chùa Quỳnh Lâm, sau theo di chúc của ông, các phật tử đã đưa pháp thể của ông về nhập tháp tại chùa Thanh Mai. Cảm mến công dức của ông, vua Anh Tông sắc phong danh hiệu Đại Tuệ Tịnh Tri Đức thiền sư, tên tháp là Viên Thông bảo tháp ...
5. Đền Sinh - Đền hóa
Di tích Đền Sinh – đền Hóa tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc thôn An Mô xã Lê Lợi huyện Chí Linh. Đền là một công trình kiến trúc cổ, tựa lưng vào núi Ngũ Nhạc nhìn ra hướng Đông Bắc giữa bạt ngàn cây rừng xen lẫn những đồi vải thiều xum xuê. Đền Sinh thờ nơi sinh, đền Hóa thờ nơi hóa của tướng quân Chu Phúc Uy – thiên thần thời tiền Lý ( 544)
Đền Sinh - đền Hóa (đền Mẫu Sinh – Thánh Hóa) ngày nay còn có tên là đền Thánh Phi Bồng, đền Thánh An Mô nay thuộc xã Lê Lợi – huyện Chí Linh. Đền ở trên sườn núi Ngũ Nhạc, giữa rừng cây bát ngát. Đó đây có những khối đá kỳ dị bên suối nước ngầm chảy rì rầm trong lòng đất hòa cùng tiếng thông reo vi vu. Trên mặt suối những viên cuội lớn được thời gian và nước suối mài nhẵn chồng xếp lên nhau. Xa xa trên đỉnh núi, thấp thoáng vài miếu cổ trong làn mây trắng nhẹ bay. Cảnh tượng này khiến người ta nghĩ đến những sự tích thần bí. Căn cứ lịch sử và thần tích thì đền Sinh – đền Hóa ra đời từ thế kỷ 11. Nhưng di tích hiện còn được tái tạo vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đền Sinh xây dựng theo hình chữ Tam gồm 3 tòa liền nhau, phần hậu cung xây trùm lên khối đá kỳ dị được mô tả trong huyền thoại. Ở đây có tượng Mẫu – tượng bà Hoàng Thị Ba. Tại đền còn nhiều cổ vật và hai tấm bia nói về thần tích và quá trình trùng tu đền. Đền Hóa có hình thức và kiến trúc tương tự đền Sinh nhưng quy mô lớn hơn trên một khu đất tương đối bằng phẳng. Trung từ tái tạo năm Tự Đức Kỷ Mão (1879). Hậu cung có tượng tướng quân Chu Phúc Uy và nhiều đồ tế tự có giá trị.
Đền Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng mà quý khách có thể đến thăm, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.
Khu lăng mộ nằm ẩn sâu trong khe núi Phượng Hoàng, cách đền thờ chừng 600m. Khu lăng mộ thầy Chu Văn An được tu bổ từ nguồn kinh phí của các thầy trò trong ngành giáo dục tỉnh Hải Dương. Lối mòn nhỏ với những lớp đá sỏi chênh vênh được che mát bởi tán thông rừng sẽ đưa du khách đến viếng mộ thầy. Tương truyền, khi thầy Chu Văn An mất (1370) các học trò đã mang thầy lên táng tại đỉnh núi Phượng Hoàng và dựng nhà bên mộ tế lễ cả năm để tỏ lòng thương tiếc. Chính điện của đền nằm trên một vị trí cao, thoáng đãng, với lối kiến trúc chữ đinh (J), chồng diên 8 mái, những đầu đai cong vút tạo vẻ thanh thoát, linh thiêng, bờ nóc đắp nổi ‘‘lưỡng long chầu nhật”, phía trước là một đôi rồng đá lớn cùng bậc thềm đá cao. Điều đặc biệt ở đây là du khách khi vào viếng đền thầy ngoài dâng lễ chay, lễ mặn thường dâng cả bút, sách vở để cầu công danh, khoa cử, học hành.
7. Đền bà Chúa Sao sa
Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Du, hiệu là Diệu Huyền, tên vua ban là Tinh Phi tức Sao Sa, bà sinh ra tại xã Kiệt Đặc (nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) Ngọc Toàn là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh trác việt và đức độ hơn người. Bà sinh vào cuối thế kỷ 16 trong một gia đình hiếu học. Ngay từ thuở thiếu niên bà đã tỏ ra có bản lĩnh và quyết đoán, được gia đình mời thầy họ Cao về dạy học.
Ngọc Toàn càng lớn lên nhan sắc càng tuyệt thế, thông minh hơn người, có chí khí.
Năm Quang Hưng 15 (Mạc Bảo Định nguyên niên) quân của triều đình Lê Trịnh chiếm được Thăng Long, quân Mạc rút về phía Đông thuộc trấn Hải Dương. Đầu Năm Quang Hưng 16 (1593) quân Lê Trịnh tấn công vùng Nam Sách, nhà Mạc thất thủ phải rút khỏi Hải Dương, chạy lên Cao Bằng lập căn cứ...Năm đó, Nguyễn Thị Duệ 20 tuổi cùng cha chạy theo nhà Mạc lên Cao Bằng. Tuy phải chạy loạn, bà vẫn chăm chỉ học hành thể hiện một người có chí lớn.
Sau khi xây thành, đắp lũy ổn định vị thế ở Cao Bằng, nhà Mạc mở khoa thi hội kén chọn nhân tài, sỹ tử ứng thi khá đông. Khoa thi Bính Thìn Năm 1616, Nguyễn Thị Duệ đã đóng giả trai đi thi cùng với thầy giáo của mình. Sau khi chấm bài khớp phách bà được điểm cao đỗ đầu, thầy giáo của bà đỗ thứ hai. Cảm kích trước tài năng của người học trò ưu tú của mình, ông nói: “ Mầu xanh từ màu lam mà ra nhưng đẹp hơn màu lam”. Khi vào dự yến vua Mạc thấy diện mạo giống nữ, xét hỏi biết được sự thật đã không xử tội mà còn khuyến khích và lấy làm vợ phong làm Tinh Phi đặt tên là Sao Sa. Sắc đẹp của Nguyễn Thị Duệ thiên hạ thật khó ai bì, dưới con mắt của Chúa Mạc nàng Duệ là “ngôi Sao Băng trên trời sa xuống”.
Khi quân Lê Trịnh tiến đánh Cao bằng, quân Mạc đại bại, bà ẩn vào trong hang núi, bị quân Trịnh bắt được đưa vào tiến Chúa, bà liền được quý mến và trọng dụng.
Nhân dân xã bà từ trên chí dưới, đã được cảm tình của bà, lại chịu ơn ban ngoại lệ, nên đều một lòng kính trọng tôn làm hậu thần. Bà rộng xem kinh thánh, thông suốt Phật giáo, hưởng bổng lộc nhiều nhưng sống rất thanh đạm, Bà lập ra quy ước, định rằng những ngày giỗ tổ nội ngoại và ngày sinh (14 tháng 3), ngày hoá của bà khi bà trăm tuổi, đều dùng cỗ chay, oản quả cúng lễ, và lệ đó sẽ truyền mãi về sau. Khi tuổi đã cao bà về trụ trì chùa Vụ Nông, huyện Gia lâm.
Khi Trịnh Tạc (hoàng tổ Dương Vương) lên ngôi, cho tìm nữ học sĩ dạy cung nhân, các quan đều đề cử bà. Dương Vương cho vời bà vào cung , dạy cung nhân gọi bà là Đức Lão lễ Sư.
Gần 80 tuổi, bà dựng một am nhỏ trước mộ tổ, trên một đỉnh đồi thấp ở chân núi Phượng Hoàng, cách chùa Huyền Thiên 200m về phía nam. Bà qua đời ngày 8 tháng 11, khi bà đã ngoài 80 tuổi, từng trải ba đời vua: Lê Thần Tông (1619 – 1643), Lê Chân Tông (1643 – 1649), Lê Thần Tông (làm vua lần thứ hai, 1649 – 1662).
Sau khi bà qua đời, di hài của bà được mai táng bên cạnh mộ tổ, trên xây một ngôi tháp hồng bằng gạch, từ xa đã nhìn rõ. Đến cuối triều Hậu Lê (thế kỷ XVIII) lăng mộ của bà được các sử gia đương thời xếp vào hàng “Chí Linh bát cổ” nghĩa là một trong tám di tích cổ của huyện Chí Linh, có tên là Tinh Phi cổ tháp.
Từ năm 2004 trở lại đây nhận thấy tầm quan trọng của di tích, đặc biệt là về giá trị lịch sử của danh nhân. Ngày 28 tháng 6 năm 2006 UBND tỉnh đã ký quyết định số 2283/ QĐ-UBND phê duyệt dự án xây dựng đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Dự án gồm các hạng mục: Đền chính, Tả hữu vu, Tam quan, 2 am hoá vàng và cải tạo nâng cấp Lăng mộ. Sau một thời gian ngắn thi công đến nay đã hoàn thành ba hạng mục: Đền chính, hai am hoá vàng và sân trước.
Đền thờ Nguyễn Thị Duệ được xây dựng trên cơ sở của ngôi đền cũ trên đỉnh đồi Mâm Xôi. mặt hướng theo phía tây nam. Theo thuyết phong thuỷ thế đất của đền như viên ngọc được bao bọc bởi dãy núi Phượng Hoàng. Phía trước là một đập nước rộng mênh mang chấp chới những cánh cò, cánh vạc vào những buổi hoàng hôn đã khẳng định nơi đây quả thật đất lành.
Đền thờ bà chúa Sao Sa kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền tế ba gian hai dĩ và một gian Hậu cung. Phía sau Hậu cung là Tinh Phi cổ tháp.
8. Đền Quốc Phụ
Đền Quốc Phụ là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Nay di tích thuộc thôn Nẻo, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là đền thờ Nhập nội Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn – một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đền Quốc Phụ: Ghi nhận công lao của Trần Quốc Chẩn, triều đình đã giao cho bản xã sửa lại ngôi nhà cũ ở quê ông tại Kiệt Đặc, Chí Linh làm đền thờ. Trải qua các triều đại, nhà nước phong kiến đều sắc phong cho Trần Quốc Chẩn và cho phép địa phương theo trước phụng thờ, tôn vinh người có công với đất nước. Căn cứ vào nội dung giá trị lịch sử của di tích và danh nhân, đền Quốc Phụ đã đợc Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định số 15/2003/QĐ - BVHTT ngày 14/4/2003 xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hoá. Đây là di tích thứ 127 của tỉnh Hải Dương được xếp hạng bảo vệ.
9. Đình Chí Linh:
Nằm ở thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh. Căn cứ vào tấm bia “ Thần tích bi ký” khắc dựng năm Tự Đức 20 (1867) hiện còn lưu giữ tại đây, thì Đình Chí Linh là nơi thờ Tam vị đại vương có tên hiệu là: Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả), Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai), Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)
Trải qua nhiều biến động lịch sử, đình Chí Linh đến nay còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như bộ tượng “Tam vị thành hoàng” từ thời Nguyễn, 9 đạo sắc phong từ thời vua Thành Thái đến vua Khải Định, 16 tấm bia công đức từ thế kỷ 18, 19… Đình tọa lạc trên một gò đất cao rộng, phía trước dòng sông Thái Bình cuộn chảy về xuôi, phía sau liên tiếp ao hồ chạy dài, nguyên là một nhánh sông cổ sau nhiều lần đắp đê còn lại bao bọc xung quanh di tích tạo thành một hàng rào tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên hài hòa, ngoạn mục. Đình Chí Linh là nơi thờ những anh hùng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của nhân dân xã Nhân Huệ, hun đúc truyền thống yêu nước của dân tộc.
CÁC LỄ HỘI CHÍNH Ở CHÍ LINH
Hội đền Gốm
Thời gian: 13 - 21/8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cổ Thành, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Tướng Trần Khánh Dư, người có công lớn đánh chìm toàn bộ đoàn thuyền lương của quân Nguyên ở cửa biển Quảng Ninh 1288.
Đặc điểm: Rước thần ra đình, tế lễ, đua thuyền.
Hội đền Sinh, đền Hóa
Thời gian: 06-08/4 âm lịch.
Địa điểm: Làng An Mô, xã Lê Lợi, Chí Lịnh, Hải Dương
Đối tượng suy tôn: Là quần thể di tích thờ Thánh Phi Bồng, hay đức Thánh An Mô.
Đặc điểm: Dâng hương cúng giỗ suốt ngày, cúng tế ở đền, chơi cờ tướng, chọi gà, hầu bóng.
Hội chùa Côn Sơn
Thời gian: Hội xuân: 18 - 22/1 âm lịch. Hội thu: 16 - 20/8 âm lịch;
Địa điểm: Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Trãi - nhà quân sự, chính trị thiên tài và là nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ 15, sư Huyền Quang, (một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm).
Đặc điểm: Dâng hương, tưởng niệm, bàn cờ tiên, đấu vật, chơi cờ.
Lễ hội đền Kiếp Bạc
Thời gian: 15-20/8 âm lịch.
Địa điểm: Hưng Ðạo, Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Đối tượng suy tôn:Trần Quốc Tuấn
Đặc điểm: Lễ tế, rước kiệu Thánh, lễ ban ấn và khai ấn, hội hoa đăng, lễ hội quân, múa rối nước, bơi thuyền chải,...
Hội chùa Thanh Mai
Thời gian: 1 - 3/3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Hoàng Hoa Thám, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật, Trúc Lâm đệ nhị Tổ Pháp Loa.
Đặc điểm: Tưởng niệm ngày mất của Trúc Lâm đệ nhị Tổ Pháp Loa.
Hội làng Khê Khẩu
Thời gian: Hội xuân 30/1-2/2 âm lịch. Hội thu: 16 - 18/10 âm lịch.
Địa điểm: Làng Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Trần Hiển Đức - Phó Nguyên soái (thời nhà Trần), có công lớn chống Nguyên Mông và hai bà phu nhân của ông.
Đặc điểm: Dâng hương hoa, cúng tế tại đình, lăng, nghè và miếu.
Lễ hội đền Cao
Thời gian: 22 - 24/1 âm lịch.
Địa điểm: An Lạc, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng và 5 anh em họ Vương giúp Lê Đại Hành phá giặc Tống: Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu.
Đặc điểm: Rước 6 kiệu với đội múa rồng và múa lân đi đầu.
Lễ hội đền Chu Văn An
Thời gian:
- Lễ hội mùa xuân: diễn ra vào tháng Giêng
- Lễ hội mùa thu: diễn ra vào tháng 8 – mùa khai giảng. (lễ chính ngày 25 tháng 8 – Sinh nhật Thầy)
- Lễ hội Về Nguồn: diễn ra vào 26 tháng 11 – tưởng niệm ngày mất của Thầy.
- Trước khi vào mùa thi khách đến lễ Thầy xin lộc thi cử rất đông
- Những năm gần đây, Ngày 20 – 11, rất nhiều du khách đến dâng hương Thầy.
Địa điểm: phường Văn An, Chí Linh, Hải Dương
Đối tượng suy tôn: Thầy giáo của muôn đời Chu Văn An
Đặc điểm: Tế lễ, xin chữ, ...
Hội đền Quốc Phụ
Thời gian:
- Lễ Đại Kỳ Phước từ ngày 5 đến 8 tháng 3
- Ngày giỗ Quốc Chẩn 12 tháng 6 âm lịch
- Lễ hội chính vào mùa xuân. Trong những ngày này nhân dân địa phương tổ chức rước kiệu từ các làng về đền Quốc Phụ tế lễ Quốc Chẩn hết sức trọng thể, thu hút hàng nghìn người tham gia tạo nên không khí lễ hội tưng bừng khắp một vùng rộng lớn.
Địa điểm: phường Chí Minh, Chí Linh, Hải Dương.
Hội đình Chí Linh
Thời gian:
- Lễ hội mùa xuân từ ngày 10 tháng 2 (âm lịch) tưởng niệm ngày mất của Tam vị thành hoàng.
- Phần lễ trang trọng với lễ dâng hương, văn tế…
- Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian như: chọi gà, bơi chải, vật võ dân tộc… Đặc biệt là vật võ – môn thể thao truyền thống của địa phương, nhiều năm qua đã đóng góp cho phong trào thể thao của tỉnh Hải Dương nhiều đô vật xuất sắc xứng đáng với tinh thần thượng võ của dân tộc.
Địa điểm: xã Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương
Đối tượng tôn thờ: ·
- Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả)
- Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai)
- Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)
1. Khu di tích Kiếp Bạc
Thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, cách Côn Sơn 7 km, là nơi có Đền thờ Trần Hưng Đạo được xây dựng tại nơi trước đây là đại bản doanh của Tướng quân trần Hưng Đạo, từ nơi đây 3 lần xuất quân và đại thắng quân Nguyên Mông. Khu di tích Kiếp Bạc là một quần thể gồm nhiều di tích như: Đền thờ Trần Hưng Đạo, Dược Sơn, dòng sông lục đầu, Bến Bình Than, Cồn Kiếm.
Kiếp Bạc là một vùng bán sơn địa, giữ vị trí quân sự tầm chiến lược, ở tả ngạn sông Thương, một nhánh của sông Lục Đầu, thuộc đất hai làng Vạn Yên (Kiếp),Dược Sơn (Bạc) xã Hưng Đạo. Trần Hưng đạo từng tập kết đại quân ở đây. Quân Nguyên trong cuộc xâm lược lần thứ hai và thứ ba chiếm vị trí này làm bàn đạp tấn công Thăng Long. Tháng 6 năm 1285, diễn ra trận Vạn Kiếp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai. Đại vương Trần Hưng Đạo, lập vương phủ và quân doanh ở Kiếp Bạc từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất và sống ở đây cho đến khi qua đời (1300).
Kiếp Bạc còn nhiều di tích quan hệ đến Trần Hưng Đạo như phủ đệ, đền thờ, lò gốm, Dược sơn và nhiều cổ vật khác. Trong đền có 5 pho tượng đồng :Trần Hưng Đạo và phu nhân, Phạm Ngũ Lão và hai con gái.
Khu di tích là một trung tâm tín ngưỡng và du lịch lớn của đất nước .Hàng năm có một mùa lễ hội vào trung tuần tháng Tám âm lịch, thu hút hàng chục vạn người, trọng hội vào ngày 18.
Di tích được xếp hạng đợt một (1962) và được xếp hạng đặc biệt quan trọng năm 1994.
2. Khu di tích Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun) là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh. Chùa này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng quốc gia đợt I năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.
Năm Hưng Long thứ 12(1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì.
Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang - vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn.
Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như : tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.
3. Đền Cao
Đền Cao thuộc xã An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981.
Ngôi đền là điểm văn hóa, di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng của nước ta. Đền Cao thờ 5 anh em họ Vương có tên là: Vương Minh, Vương Hồng, Vương Xuân,Vương Thị Đào, Vương thị Liễu có công chống giặc Tống xâm lược ở TK X.
Đền xây dựng theo kiến trúc chữ “đinh” nằm trên ngọn núi Thiên Bồng. Chung quanh đền là rừng lim già. Gần di tích có một rừng tre, cò vạc về trú ngụ khá đông, tạo nên một cảnh quan sinh động. Đây từng là căn cứ quân sự của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống, năm 981. .
Đền khởi dựng từ thời tiền Lê, di tích hiện còn trùng tu vào thời Nguyễn, kiểu chữ tam, quy mô nhỏ. Kiến trúc và đồ tế tự còn khá đồng bộ, tiêu biểu là hệ thống câu đối, đại tự. Đây là một trung tâm tín ngưỡng sùng kính lâu đời của nhân dân địa phương. Hằng năm có một mùa hội từ 22-25 tháng giêng. Di tích có các công trình: tiền tế, trung tử và hậu cung; có nhiều cổ vật có giá trị như bia ký, long đao, bát bửu, ngai ỷ, …
Đặc biệt là hệ thống đại tự, câu đối ca ngợi công đức của 5 anh em họ Vương và cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi của dân tộc Khi leo hết hơn 100 bậc gạch rêu phong, du khách sẽ được thấy 99 con voi bằng đá.
Theo truyền thuyết, đây chính là những con voi vừa thắng trận trở về, chúng tung vòi gầm vang chen nhau xuống dòng Nguyệt Giang mềm mại để uống nước. Ở gian chính điện có bức đại tự viết theo lối đá có thảo 4 chữ lớn “Thanh Thọ Vô Cương”, phía bên tả “Cao Sơn Ngưỡng Tử” và bên hữu “Cao Cao Tại Thượng”. Trước cửa đền, dưới tán lim cổ thụ là hai hàng voi đá, ngựa đá. Ngoài ra đền Cao còn là ngôi đền với kiểu kiến trúc khá độc đáo. Đền Cao là điểm hẹn của những người biết tôn trọng lịch sử văn hóa dân tộc.
4. Chùa Thanh Mai
Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám. Chùa Thanh Mai là ngôi chùa rất cổ, được xây dựng năm 1329 do Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử sáng lập. Chùa được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992.
Thiền sư Pháp Loa - tục danh Đồng Kiên Cương , là người thuộc hương Cửu La, Nam Sách. Năm 1304 ông xuất gia theo Điều Ngự Trần Nhân Tông tu hành tại Yên Tử và trở thành người kế thừa của Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1329, ông xây dựng hai ngôi Đại gia lam là Thanh Mai và Côn Sơn. Ngày 03 - 3 - 1330, ông viên tịch tại chùa Quỳnh Lâm, sau theo di chúc của ông, các phật tử đã đưa pháp thể của ông về nhập tháp tại chùa Thanh Mai. Cảm mến công dức của ông, vua Anh Tông sắc phong danh hiệu Đại Tuệ Tịnh Tri Đức thiền sư, tên tháp là Viên Thông bảo tháp ...
5. Đền Sinh - Đền hóa
Di tích Đền Sinh – đền Hóa tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc thôn An Mô xã Lê Lợi huyện Chí Linh. Đền là một công trình kiến trúc cổ, tựa lưng vào núi Ngũ Nhạc nhìn ra hướng Đông Bắc giữa bạt ngàn cây rừng xen lẫn những đồi vải thiều xum xuê. Đền Sinh thờ nơi sinh, đền Hóa thờ nơi hóa của tướng quân Chu Phúc Uy – thiên thần thời tiền Lý ( 544)
Đền Sinh - đền Hóa (đền Mẫu Sinh – Thánh Hóa) ngày nay còn có tên là đền Thánh Phi Bồng, đền Thánh An Mô nay thuộc xã Lê Lợi – huyện Chí Linh. Đền ở trên sườn núi Ngũ Nhạc, giữa rừng cây bát ngát. Đó đây có những khối đá kỳ dị bên suối nước ngầm chảy rì rầm trong lòng đất hòa cùng tiếng thông reo vi vu. Trên mặt suối những viên cuội lớn được thời gian và nước suối mài nhẵn chồng xếp lên nhau. Xa xa trên đỉnh núi, thấp thoáng vài miếu cổ trong làn mây trắng nhẹ bay. Cảnh tượng này khiến người ta nghĩ đến những sự tích thần bí. Căn cứ lịch sử và thần tích thì đền Sinh – đền Hóa ra đời từ thế kỷ 11. Nhưng di tích hiện còn được tái tạo vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đền Sinh xây dựng theo hình chữ Tam gồm 3 tòa liền nhau, phần hậu cung xây trùm lên khối đá kỳ dị được mô tả trong huyền thoại. Ở đây có tượng Mẫu – tượng bà Hoàng Thị Ba. Tại đền còn nhiều cổ vật và hai tấm bia nói về thần tích và quá trình trùng tu đền. Đền Hóa có hình thức và kiến trúc tương tự đền Sinh nhưng quy mô lớn hơn trên một khu đất tương đối bằng phẳng. Trung từ tái tạo năm Tự Đức Kỷ Mão (1879). Hậu cung có tượng tướng quân Chu Phúc Uy và nhiều đồ tế tự có giá trị.
6. Đền Chu Văn An
Đền Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng mà quý khách có thể đến thăm, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.
Khu lăng mộ nằm ẩn sâu trong khe núi Phượng Hoàng, cách đền thờ chừng 600m. Khu lăng mộ thầy Chu Văn An được tu bổ từ nguồn kinh phí của các thầy trò trong ngành giáo dục tỉnh Hải Dương. Lối mòn nhỏ với những lớp đá sỏi chênh vênh được che mát bởi tán thông rừng sẽ đưa du khách đến viếng mộ thầy. Tương truyền, khi thầy Chu Văn An mất (1370) các học trò đã mang thầy lên táng tại đỉnh núi Phượng Hoàng và dựng nhà bên mộ tế lễ cả năm để tỏ lòng thương tiếc. Chính điện của đền nằm trên một vị trí cao, thoáng đãng, với lối kiến trúc chữ đinh (J), chồng diên 8 mái, những đầu đai cong vút tạo vẻ thanh thoát, linh thiêng, bờ nóc đắp nổi ‘‘lưỡng long chầu nhật”, phía trước là một đôi rồng đá lớn cùng bậc thềm đá cao. Điều đặc biệt ở đây là du khách khi vào viếng đền thầy ngoài dâng lễ chay, lễ mặn thường dâng cả bút, sách vở để cầu công danh, khoa cử, học hành.
7. Đền bà Chúa Sao sa
Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Du, hiệu là Diệu Huyền, tên vua ban là Tinh Phi tức Sao Sa, bà sinh ra tại xã Kiệt Đặc (nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) Ngọc Toàn là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh trác việt và đức độ hơn người. Bà sinh vào cuối thế kỷ 16 trong một gia đình hiếu học. Ngay từ thuở thiếu niên bà đã tỏ ra có bản lĩnh và quyết đoán, được gia đình mời thầy họ Cao về dạy học.
Ngọc Toàn càng lớn lên nhan sắc càng tuyệt thế, thông minh hơn người, có chí khí.
Năm Quang Hưng 15 (Mạc Bảo Định nguyên niên) quân của triều đình Lê Trịnh chiếm được Thăng Long, quân Mạc rút về phía Đông thuộc trấn Hải Dương. Đầu Năm Quang Hưng 16 (1593) quân Lê Trịnh tấn công vùng Nam Sách, nhà Mạc thất thủ phải rút khỏi Hải Dương, chạy lên Cao Bằng lập căn cứ...Năm đó, Nguyễn Thị Duệ 20 tuổi cùng cha chạy theo nhà Mạc lên Cao Bằng. Tuy phải chạy loạn, bà vẫn chăm chỉ học hành thể hiện một người có chí lớn.
Sau khi xây thành, đắp lũy ổn định vị thế ở Cao Bằng, nhà Mạc mở khoa thi hội kén chọn nhân tài, sỹ tử ứng thi khá đông. Khoa thi Bính Thìn Năm 1616, Nguyễn Thị Duệ đã đóng giả trai đi thi cùng với thầy giáo của mình. Sau khi chấm bài khớp phách bà được điểm cao đỗ đầu, thầy giáo của bà đỗ thứ hai. Cảm kích trước tài năng của người học trò ưu tú của mình, ông nói: “ Mầu xanh từ màu lam mà ra nhưng đẹp hơn màu lam”. Khi vào dự yến vua Mạc thấy diện mạo giống nữ, xét hỏi biết được sự thật đã không xử tội mà còn khuyến khích và lấy làm vợ phong làm Tinh Phi đặt tên là Sao Sa. Sắc đẹp của Nguyễn Thị Duệ thiên hạ thật khó ai bì, dưới con mắt của Chúa Mạc nàng Duệ là “ngôi Sao Băng trên trời sa xuống”.
Khi quân Lê Trịnh tiến đánh Cao bằng, quân Mạc đại bại, bà ẩn vào trong hang núi, bị quân Trịnh bắt được đưa vào tiến Chúa, bà liền được quý mến và trọng dụng.
Nhân dân xã bà từ trên chí dưới, đã được cảm tình của bà, lại chịu ơn ban ngoại lệ, nên đều một lòng kính trọng tôn làm hậu thần. Bà rộng xem kinh thánh, thông suốt Phật giáo, hưởng bổng lộc nhiều nhưng sống rất thanh đạm, Bà lập ra quy ước, định rằng những ngày giỗ tổ nội ngoại và ngày sinh (14 tháng 3), ngày hoá của bà khi bà trăm tuổi, đều dùng cỗ chay, oản quả cúng lễ, và lệ đó sẽ truyền mãi về sau. Khi tuổi đã cao bà về trụ trì chùa Vụ Nông, huyện Gia lâm.
Khi Trịnh Tạc (hoàng tổ Dương Vương) lên ngôi, cho tìm nữ học sĩ dạy cung nhân, các quan đều đề cử bà. Dương Vương cho vời bà vào cung , dạy cung nhân gọi bà là Đức Lão lễ Sư.
Gần 80 tuổi, bà dựng một am nhỏ trước mộ tổ, trên một đỉnh đồi thấp ở chân núi Phượng Hoàng, cách chùa Huyền Thiên 200m về phía nam. Bà qua đời ngày 8 tháng 11, khi bà đã ngoài 80 tuổi, từng trải ba đời vua: Lê Thần Tông (1619 – 1643), Lê Chân Tông (1643 – 1649), Lê Thần Tông (làm vua lần thứ hai, 1649 – 1662).
Sau khi bà qua đời, di hài của bà được mai táng bên cạnh mộ tổ, trên xây một ngôi tháp hồng bằng gạch, từ xa đã nhìn rõ. Đến cuối triều Hậu Lê (thế kỷ XVIII) lăng mộ của bà được các sử gia đương thời xếp vào hàng “Chí Linh bát cổ” nghĩa là một trong tám di tích cổ của huyện Chí Linh, có tên là Tinh Phi cổ tháp.
Từ năm 2004 trở lại đây nhận thấy tầm quan trọng của di tích, đặc biệt là về giá trị lịch sử của danh nhân. Ngày 28 tháng 6 năm 2006 UBND tỉnh đã ký quyết định số 2283/ QĐ-UBND phê duyệt dự án xây dựng đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Dự án gồm các hạng mục: Đền chính, Tả hữu vu, Tam quan, 2 am hoá vàng và cải tạo nâng cấp Lăng mộ. Sau một thời gian ngắn thi công đến nay đã hoàn thành ba hạng mục: Đền chính, hai am hoá vàng và sân trước.
Đền thờ Nguyễn Thị Duệ được xây dựng trên cơ sở của ngôi đền cũ trên đỉnh đồi Mâm Xôi. mặt hướng theo phía tây nam. Theo thuyết phong thuỷ thế đất của đền như viên ngọc được bao bọc bởi dãy núi Phượng Hoàng. Phía trước là một đập nước rộng mênh mang chấp chới những cánh cò, cánh vạc vào những buổi hoàng hôn đã khẳng định nơi đây quả thật đất lành.
Đền thờ bà chúa Sao Sa kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền tế ba gian hai dĩ và một gian Hậu cung. Phía sau Hậu cung là Tinh Phi cổ tháp.
8. Đền Quốc Phụ
Đền Quốc Phụ là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Nay di tích thuộc thôn Nẻo, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là đền thờ Nhập nội Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn – một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đền Quốc Phụ: Ghi nhận công lao của Trần Quốc Chẩn, triều đình đã giao cho bản xã sửa lại ngôi nhà cũ ở quê ông tại Kiệt Đặc, Chí Linh làm đền thờ. Trải qua các triều đại, nhà nước phong kiến đều sắc phong cho Trần Quốc Chẩn và cho phép địa phương theo trước phụng thờ, tôn vinh người có công với đất nước. Căn cứ vào nội dung giá trị lịch sử của di tích và danh nhân, đền Quốc Phụ đã đợc Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định số 15/2003/QĐ - BVHTT ngày 14/4/2003 xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hoá. Đây là di tích thứ 127 của tỉnh Hải Dương được xếp hạng bảo vệ.
9. Đình Chí Linh:
Nằm ở thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh. Căn cứ vào tấm bia “ Thần tích bi ký” khắc dựng năm Tự Đức 20 (1867) hiện còn lưu giữ tại đây, thì Đình Chí Linh là nơi thờ Tam vị đại vương có tên hiệu là: Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả), Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai), Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)
Trải qua nhiều biến động lịch sử, đình Chí Linh đến nay còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như bộ tượng “Tam vị thành hoàng” từ thời Nguyễn, 9 đạo sắc phong từ thời vua Thành Thái đến vua Khải Định, 16 tấm bia công đức từ thế kỷ 18, 19… Đình tọa lạc trên một gò đất cao rộng, phía trước dòng sông Thái Bình cuộn chảy về xuôi, phía sau liên tiếp ao hồ chạy dài, nguyên là một nhánh sông cổ sau nhiều lần đắp đê còn lại bao bọc xung quanh di tích tạo thành một hàng rào tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên hài hòa, ngoạn mục. Đình Chí Linh là nơi thờ những anh hùng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của nhân dân xã Nhân Huệ, hun đúc truyền thống yêu nước của dân tộc.
CÁC LỄ HỘI CHÍNH Ở CHÍ LINH
Hội đền Gốm
Thời gian: 13 - 21/8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cổ Thành, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Tướng Trần Khánh Dư, người có công lớn đánh chìm toàn bộ đoàn thuyền lương của quân Nguyên ở cửa biển Quảng Ninh 1288.
Đặc điểm: Rước thần ra đình, tế lễ, đua thuyền.
Hội đền Sinh, đền Hóa
Thời gian: 06-08/4 âm lịch.
Địa điểm: Làng An Mô, xã Lê Lợi, Chí Lịnh, Hải Dương
Đối tượng suy tôn: Là quần thể di tích thờ Thánh Phi Bồng, hay đức Thánh An Mô.
Đặc điểm: Dâng hương cúng giỗ suốt ngày, cúng tế ở đền, chơi cờ tướng, chọi gà, hầu bóng.
Hội chùa Côn Sơn
Thời gian: Hội xuân: 18 - 22/1 âm lịch. Hội thu: 16 - 20/8 âm lịch;
Địa điểm: Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Trãi - nhà quân sự, chính trị thiên tài và là nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ 15, sư Huyền Quang, (một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm).
Đặc điểm: Dâng hương, tưởng niệm, bàn cờ tiên, đấu vật, chơi cờ.
Lễ hội đền Kiếp Bạc
Thời gian: 15-20/8 âm lịch.
Địa điểm: Hưng Ðạo, Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Đối tượng suy tôn:Trần Quốc Tuấn
Đặc điểm: Lễ tế, rước kiệu Thánh, lễ ban ấn và khai ấn, hội hoa đăng, lễ hội quân, múa rối nước, bơi thuyền chải,...
Hội chùa Thanh Mai
Thời gian: 1 - 3/3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Hoàng Hoa Thám, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật, Trúc Lâm đệ nhị Tổ Pháp Loa.
Đặc điểm: Tưởng niệm ngày mất của Trúc Lâm đệ nhị Tổ Pháp Loa.
Hội làng Khê Khẩu
Thời gian: Hội xuân 30/1-2/2 âm lịch. Hội thu: 16 - 18/10 âm lịch.
Địa điểm: Làng Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Trần Hiển Đức - Phó Nguyên soái (thời nhà Trần), có công lớn chống Nguyên Mông và hai bà phu nhân của ông.
Đặc điểm: Dâng hương hoa, cúng tế tại đình, lăng, nghè và miếu.
Lễ hội đền Cao
Thời gian: 22 - 24/1 âm lịch.
Địa điểm: An Lạc, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng và 5 anh em họ Vương giúp Lê Đại Hành phá giặc Tống: Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu.
Đặc điểm: Rước 6 kiệu với đội múa rồng và múa lân đi đầu.
Lễ hội đền Chu Văn An
Thời gian:
- Lễ hội mùa xuân: diễn ra vào tháng Giêng
- Lễ hội mùa thu: diễn ra vào tháng 8 – mùa khai giảng. (lễ chính ngày 25 tháng 8 – Sinh nhật Thầy)
- Lễ hội Về Nguồn: diễn ra vào 26 tháng 11 – tưởng niệm ngày mất của Thầy.
- Trước khi vào mùa thi khách đến lễ Thầy xin lộc thi cử rất đông
- Những năm gần đây, Ngày 20 – 11, rất nhiều du khách đến dâng hương Thầy.
Địa điểm: phường Văn An, Chí Linh, Hải Dương
Đối tượng suy tôn: Thầy giáo của muôn đời Chu Văn An
Đặc điểm: Tế lễ, xin chữ, ...
Hội đền Quốc Phụ
Thời gian:
- Lễ Đại Kỳ Phước từ ngày 5 đến 8 tháng 3
- Ngày giỗ Quốc Chẩn 12 tháng 6 âm lịch
- Lễ hội chính vào mùa xuân. Trong những ngày này nhân dân địa phương tổ chức rước kiệu từ các làng về đền Quốc Phụ tế lễ Quốc Chẩn hết sức trọng thể, thu hút hàng nghìn người tham gia tạo nên không khí lễ hội tưng bừng khắp một vùng rộng lớn.
Địa điểm: phường Chí Minh, Chí Linh, Hải Dương.
Hội đình Chí Linh
Thời gian:
- Lễ hội mùa xuân từ ngày 10 tháng 2 (âm lịch) tưởng niệm ngày mất của Tam vị thành hoàng.
- Phần lễ trang trọng với lễ dâng hương, văn tế…
- Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian như: chọi gà, bơi chải, vật võ dân tộc… Đặc biệt là vật võ – môn thể thao truyền thống của địa phương, nhiều năm qua đã đóng góp cho phong trào thể thao của tỉnh Hải Dương nhiều đô vật xuất sắc xứng đáng với tinh thần thượng võ của dân tộc.
Địa điểm: xã Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương
Đối tượng tôn thờ: ·
- Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả)
- Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai)
- Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)