Tưởng niệm ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
- Thứ sáu - 06/10/2017 15:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã lựa chọn Vạn Kiếp làm nơi đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Tên tuổi của ông đã gắn liền với nhiều chiến công hiển hách.
Sáng 6.10 (tức ngày 17.8 âm lịch), từng đoàn người kéo dài nô nức đổ về đền Kiếp Bạc từ các ngả để dự Lễ tưởng niệm 717 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2017) và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017.
Từ 6 giờ sáng, sau khi hoàn thành các nghi lễ, hai đoàn rước bộ với các đại biểu và du khách thập phương từ đền Nam Tào, Bắc Đẩu về đền Kiếp Bạc. Đúng 7 giờ 30, Lễ tưởng niệm 717 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương và Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 chính thức được khai mạc.
Các đồng chí: Hoàng Thị Hoa, Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Thượng tọa Thích Thanh Vân, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh cùng đông đảo tăng ni, Phật tử, du khách thập phương tham gia.
Buổi lễ diễn ra tưng bừng với màn biểu diễn múa rồng, chương trình nghệ thuật đặc sắc do Nhà hát Chèo tỉnh thực hiện.
Đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đọc diễn văn tưởng niệm Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và khai mạc lễ hội. Diễn văn khẳng định công lao to lớn của Trần Quốc Tuấn - người chỉ huy tài tình của quân dân Đại Việt trong 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược ở thế kỷ 13 và vai trò của khu di tích đặc biệt quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã lựa chọn Vạn Kiếp làm nơi đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Tên tuổi của ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách như: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, sông Bạch Đằng… Đó mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Chiến thắng của Hưng Đạo Đại vương và quân dân Đại Việt đã góp phần đánh dấu chấm hết thời kỳ đỉnh cao của đế quốc Nguyên Mông trong lịch sử.
Từ sau cuộc đại thắng giặc Nguyên lần thứ 3, ông đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho đến cuối đời. Với công lao to lớn, ông đã được các vua Trần phong làm Đại vương và lập đền thờ khi còn sống tại Vạn Kiếp gọi là Sinh từ. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đích thân soạn văn bia ca ngợi công đức của Hưng Đạo Đại vương, gọi là Sinh bi.
Cũng chính tại Vạn Kiếp, ông đã soạn 2 bộ sách để dạy các tướng lĩnh đương thời cầm quân đánh giặc là “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư" và bài “Hịch tướng sỹ” nổi tiếng.
Ngày 5.9.1300 (tức ngày 20.8 năm Canh Tý), Trần Quốc Tuấn mất tại phủ đệ Vạn Kiếp, triều đình tiến phong Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương. Nhân dân Đại Việt suy tôn ông là Đức Thánh Trần cửu thiên Vũ Đế và lập đền thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của ông với non sông, đất nước ngay trên nền vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc.
Từ năm 2006 đến nay, tỉnh ta đã thực hiện thành công đề án nâng cấp Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Nhiều nghi lễ đã được phục dựng như: lễ rước, lễ tế, lễ ban ấn, hội quân trên sông Lục Đầu…
Kết thúc lễ khai mạc, các vị đại biểu cùng du khách thập phương làm lễ dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Cùng ngày, Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: hội quân trên sông Lục Đầu, diễn xướng hầu Thánh, múa rối nước...
Báo Hải Dương điện tử
Từ 6 giờ sáng, sau khi hoàn thành các nghi lễ, hai đoàn rước bộ với các đại biểu và du khách thập phương từ đền Nam Tào, Bắc Đẩu về đền Kiếp Bạc. Đúng 7 giờ 30, Lễ tưởng niệm 717 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương và Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 chính thức được khai mạc.
Đọc văn tế tưởng niệm Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Thành Chung
Các đồng chí: Hoàng Thị Hoa, Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Thượng tọa Thích Thanh Vân, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh cùng đông đảo tăng ni, Phật tử, du khách thập phương tham gia.
Buổi lễ diễn ra tưng bừng với màn biểu diễn múa rồng, chương trình nghệ thuật đặc sắc do Nhà hát Chèo tỉnh thực hiện.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Văn Cầu đọc diễn văn tưởng niệm Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và khai mạc lễ hội. Ảnh: Thành Chung
Đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đọc diễn văn tưởng niệm Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và khai mạc lễ hội. Diễn văn khẳng định công lao to lớn của Trần Quốc Tuấn - người chỉ huy tài tình của quân dân Đại Việt trong 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược ở thế kỷ 13 và vai trò của khu di tích đặc biệt quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã lựa chọn Vạn Kiếp làm nơi đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Tên tuổi của ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách như: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, sông Bạch Đằng… Đó mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Chiến thắng của Hưng Đạo Đại vương và quân dân Đại Việt đã góp phần đánh dấu chấm hết thời kỳ đỉnh cao của đế quốc Nguyên Mông trong lịch sử.
Múa rồng tại lễ tưởng niệm. Ảnh: Thành Chung
Từ sau cuộc đại thắng giặc Nguyên lần thứ 3, ông đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho đến cuối đời. Với công lao to lớn, ông đã được các vua Trần phong làm Đại vương và lập đền thờ khi còn sống tại Vạn Kiếp gọi là Sinh từ. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đích thân soạn văn bia ca ngợi công đức của Hưng Đạo Đại vương, gọi là Sinh bi.
Cũng chính tại Vạn Kiếp, ông đã soạn 2 bộ sách để dạy các tướng lĩnh đương thời cầm quân đánh giặc là “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư" và bài “Hịch tướng sỹ” nổi tiếng.
Ngày 5.9.1300 (tức ngày 20.8 năm Canh Tý), Trần Quốc Tuấn mất tại phủ đệ Vạn Kiếp, triều đình tiến phong Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương. Nhân dân Đại Việt suy tôn ông là Đức Thánh Trần cửu thiên Vũ Đế và lập đền thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của ông với non sông, đất nước ngay trên nền vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc.
Đông đảo nhân dân và du khách thập phương dự lễ hội. Ảnh: Thành Chung
Từ năm 2006 đến nay, tỉnh ta đã thực hiện thành công đề án nâng cấp Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Nhiều nghi lễ đã được phục dựng như: lễ rước, lễ tế, lễ ban ấn, hội quân trên sông Lục Đầu…
Kết thúc lễ khai mạc, các vị đại biểu cùng du khách thập phương làm lễ dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Cùng ngày, Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: hội quân trên sông Lục Đầu, diễn xướng hầu Thánh, múa rối nước...
Báo Hải Dương điện tử