Thập bát A la hán chùa Côn Sơn
- Chủ nhật - 01/05/2016 12:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Năm 2012, chùa Côn Sơn được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Côn Sơn là trung tâm Phật giáo Trúc Lâm thời Trần nơi ghi dấu của ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm và nhiều danh nhân, hiền sĩ của dân tộc... Đây còn nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của các triều đại, trong đó hệ thống tượng pháp chùa Côn Sơn chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn minh chứng cho sự hoàn chỉnh và quy mô kiến trúc chùa Côn Sơn..
Chùa có tên chữ là Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự (nghĩa là chùa được trời ban phúc), tục gọi là chùa Hun; thời Trần thuộc xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc; nay thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa được khởi dựng từ thế kỷ X. Thời Trần, Côn Sơn trở thành trung tâm Phật giáo Trúc Lâm. Theo thư tịch, văn bia cho biết ba vị Thánh tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đã về Côn Sơn xây dựng chùa, tu hành, thuyết pháp. Đặc biệt, Đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả về trực tiếp trụ trì Côn Sơn đã mở rộng quy mô chùa, phát triển đạo pháp, hoàn chỉnh hệ thống tượng thờ, trong đó có tượng 18 vị A La Hán. Như vậy, bên cạnh thờ các vị chư Phật bồ tát thì giống như một số ngôi chùa tiêu biểu ở nước ta như chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Bút Tháp... chùa Côn Sơn cũng thờ 18 pho tượng A La Hán ở hai dãy tả, hữu hành lang. Đầu thế kỷ XV, Nhà Minh xâm lược nước ta, có chỉ dụ: "Một khi binh lính vào nước Nam…thì hết thẩy mọi sách vở, văn tự, bia ký…mà nước ấy dựng lên… đều phải phá huỷ hết, chớ để sót lại". Trong hoàn cảnh như vậy, hệ thống các công trình kiến trúc, tượng pháp chùa Côn Sơn bị mất mát, không còn nguyên vẹn. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII, các triều đại đặc biệt quan tâm xây dựng chùa Côn Sơn; cử các vị Quốc sư về trụ trì. Trong đó thiền sư Mai Trí Bản, Đỗ Công Triều, Hải Ấn, Bùi Trù... đã có nhiều công lao trùng tu, xây dựng hoàn chỉnh các công trình kiến trúc, tượng pháp; theo văn bia giai đoạn này chùa Côn Sơn có 385 pho tượng. Bia Hoàng Định 15 (1614) ghi: "Việc hưng công sửa chữa chùa của nhà sư họ Mai được tổng kết gồm có toà Cửu phẩm liên hoa, nhà Thiêu hương, Tiền đường, hành lang trái phải đằng trước, hành lang trái phải đằng sau, tam quan, trùng tu thượng điện, cộng đến 83 gian, làm mới các chư phật trên Cửu phẩm tới 385 vị, tạc mới tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn, 2 tượng Hộ pháp, 1 tượng chúa núi, 3 tượng cô hồn, trùng tu tượng Phật trên thượng điện là 18 vị, sơn thếp lại 3 vị tam thế...". Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đất nước bị chiến tranh, chùa Côn Sơn bị đốt phá, hệ thống tượng và tượng Thập bát A La Hán bị phá hủy.
Năm 2014, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho phép, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức đúc 18 pho tượng A La Hán nhằm hoàn chỉnh hệ thống tượng pháp của chùa Côn Sơn trong lịch sử. Thập bát A La Hán chùa Côn Sơn là 18 vị tổ truyền đăng được đúc bằng đồng nguyên khối.
Năm 2014, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho phép, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức đúc 18 pho tượng A La Hán nhằm hoàn chỉnh hệ thống tượng pháp của chùa Côn Sơn trong lịch sử. Thập bát A La Hán chùa Côn Sơn là 18 vị tổ truyền đăng được đúc bằng đồng nguyên khối.
Thập bát A La Hán chùa Côn Sơn
Lược khảo tiểu sử, hành trạng thập bát A La Hán
Chúng ta đã biết, Đạo Phật ra đời vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, do thái tử Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa (Ấn Độ) sáng lập. Mục đích giáo lý Phật giáo là khai sáng trí tuệ, từ bi, hỷ, xả, cứu vớt chúng sinh... Đạo Phật nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo lớn của nhân loại. Quá trình phát triển của Phật giáo gắn liền với hành trạng, công đức của các vị A La Hán, trong đó nổi bật là 18 vị tổ A La Hán truyền đăng. A La Hán là phiên âm tiếng phạn (Arhat), tên gọi chung những nhà tu hành đã thoát luân hồi, đạt được chính quả, nhưng không nhập niết bàn mà ở lại trần gian truyền dạy Kinh Phật, cứu giúp chúng sinh. Đắc quả A La Hán phải dứt hết phiền não, hết mê dục, thân tâm thanh tịnh... và đạt được 4 tài cao siêu gồm: Hiểu mục đích, ý kiến và công việc có ăn nhập với mình không; Thông đạo pháp và bản tính vạn vật; Thấu lý văn chương (là nguồn gốc chữ nghĩa); Lanh trí trong khi nói và tranh luận; đạt được 6 phép thần thông: Thiên nhãn thông (thấy hết vạn vật qua vũ trụ); Thiên nhĩ thông (nghe được các tứ tiếng trong vũ trụ); Tha tâm thông (Biết được tâm lý của mọi người); Túc mạng thông (biết được căn mạng đời trước của mọi người); Thần túc thông (Có thuật biến vô hình); Lậu tận thông (có phép biến mình hoàn toàn trong sạch và độ được cho người khỏi nơi đọa lạc). Trong lịch sử Phật giáo A La Hán gồm 500 vị, nhưng các ngôi chùa của người Việt trong đó có chùa Côn Sơn tạc tượng thờ 18 vị đại diện cho tất cả các A La Hán. Theo GS Trần Lâm Biền thì 18 vị A La Hán có lẽ là 9 âm, 9 dương, 18 vị có nghĩa là tất cả. Chùa Côn Sơn thờ Thập bát A La Hán gồm: Ca Diếp, A Nan Đà, Thương Na Hòa Tu, Ưu Đa Cúc Đa, Đề Ca Đa, Di Giá Ca, Bà Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phục Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Ca Tỳ Ma Na, La Hầu La Đa, Long Thụ Tôn Giả, Tăng Gia Nan Đề, Già Đa Xá Đa, Cưu Ma La Đa, Xà Dạ Đa.
Tổ Ca Diếp:
Tổ Ma Ha Ca Diếp còn gọi là Đại Ca Diếp, sinh cùng thời với Đức Phật. Cha là Ẩm Trạch, mẹ là Hương Chí. Dung nghi ngài trang nhã, toàn thân màu vàng phát ra ánh sáng. Ngài xuất gia từ thủa thiếu thời, theo Đức Phật vào núi tu hạnh Đầu Đà. Ngài hiểu sâu giáo pháp, tinh tấn tu hành, chứng quả A La Hán. Trong 10 đại đồ đệ của Đức Phật thì Ma Ha Ca Diếp được tôn là Đầu Đà đệ nhất. “Đầu Đà” có nghĩa là loại bỏ những phiền não, ô uế nơi trần thế. Tích truyện kể rằng trong hội Kỳ Viên, trước các đồ đệ, Đức Phật Thích Ca không nói, mắt lim dim, tay từ từ giơ bông hoa sen lên, chỉ mình Ca Diếp mỉm cười, vì Ngài đã ngộ được cốt lõi của Đạo vậy; cho nên Đức Phật đã truyền tâm pháp, cho làm sơ tổ thiền tông. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, Ngài triệu tập 500 vị hòa thượng, kết tập các bài kinh giảng của Đức Phật thành 3 bộ kinh điển của Phật giáo là kinh, luật, luận. Cuối đời, Ngài giao chính pháp nhãn tạng cho tổ A Nan rồi vào núi Kê Túc an thiền nhập định.
Tổ A Nan Đà:
A Nan Đà có nghĩa là hoan hỷ, khánh hỷ. Ngài sinh sau Đức Phật 30 năm vào ngày Phật Thích Ca thành đạo. Ngài là con Hộc Phạn Vương, là em họ của Phật Thích Ca. Ngài thông minh tuyệt đỉnh. Năm 25 tuổi, Ngài xuất gia cùng tổ Ca Diếp theo hầu Đức Phật và trở thành 1 trong 10 đại đệ tử. Tổ A Nan Đà được tôn là bậc đa văn đệ nhất; Ngài có thể nhớ và đọc lại toàn bộ những lời huấn dạy của Đức Phật. Phật tổ khen rằng: "Vị Tỳ kheo hàng đầu trong hàng thanh văn của ta, biết thời thế, hiểu vạn vật, hiểu cặn kẽ không chút nghi ngờ, cái gì nhớ được thì không bao giờ quên, hiểu biết sâu rộng, chịu nhẫn nhục, biết kính trên đó chính là Tỳ kheo A Nan". Ngài là người chủ trì kết tập các bộ kinh điển của nhà Phật để lưu truyền cho hậu thế.
Tổ Thương Na Hòa Tu:
Ngài sinh sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Cha là Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da. Ngài ở trong thai mẹ 6 năm mới sinh. Ở Ấn Độ khi nào cỏ Thương Nặc Ca mọc là có một Thánh nhân ra đời. Khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ đặt tên Ngài là Thương Na Hòa Tu. Ngài xuất gia tu theo phép tiên, học được phép thần thông. Khi gặp tổ A Nan, được tổ truyền chính pháp đắc đạo chứng quả A La Hán và trở thành vị tổ thứ ba.
Tổ Ưu Ba Cúc Đa:
Ngài sinh sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Trước khi sinh Ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trong nhà. Ngài mặt mũi khôi ngô, tính tình thuần hậu, trí tuệ minh mẫn. Năm 12 tuổi, Ngài được tổ Thương Na Hòa Tu dạy về giáo lý của Đức Phật. Mỗi khi tâm khởi ác Ngài bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi tâm khởi thiện bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng xem lại việc tâm thiện, ác của mình để rèn luyện sửa đổi. Năm 17 tuổi, Ngài xuất gia được tổ Thương Na Hòa Tu truyền cho chính pháp, chứng quả A La Hán và trở thành vị tổ thứ 4. Suốt cuộc đời, tổ Ưu Ba Cúc Đa đã giáo hóa nhiều người, mỗi lần độ được một người tổ lại viết tên người đó vào thẻ tre cất vào nhà. Nhà tổ không thể đếm hết số thẻ tre. Vì vậy, tượng Ngài thường được tạc một tay cầm bút; tay cầm thẻ tre để giáo hóa chúng sinh. Tổ Ưu Ba Cúc Đa là bậc A La Hán rất đức độ, nhân hậu và độ lượng.
Tổ Đề Đa Ca:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 2 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài tên là Hương Chúng. Thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng trong nhà chiếu sáng khắp nơi, trước nhà hiện ra ngọn núi lớn, trên đỉnh có dòng suối, nước chảy tràn khắp 4 phía… sau đó Ngài được sinh ra. Ngài gặp tổ Ưu Đa Cúc Đa, bèn đem giấc mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải: "Núi báu là thân ta, suối nước tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi". Từ đó, Ngài xin theo tổ xuất gia, học đạo, được truyền chính pháp trở thành bậc A La Hán.
Tổ Di Giá Ca:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 3 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài xuất gia cùng với tổ Đề Đa Ca, tu hành chính quả và được tổ Đề Đa Ca truyền chính pháp. Ngài là 1 trong 18 vị tổ truyền đăng có công lao to lớn trong việc truyền thừa, phát triển đạo pháp, góp phần vào việc truyền bá Phật giáo trong lịch sử phát triển của Phật giáo nói chung.
Tổ Bà Tu Mật:
Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 3 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Khi còn tại gia, Ngài là người thanh lịch có thú tiêu dao bầu rượu túi thơ... Khi gặp tổ Di Dá Ca truyền dạy giáo lý của đạo Phật, giảng giải sự huyền bí trong kinh pháp của Phật tổ Như Lai, Ngài tỉnh ngộ tiền duyên phát nguyện xuất gia. Chí tâm tu hành, Ngài ngộ được tâm tông, trở thành vị tổ thứ 7. Tổ Đà Nan Đề: Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 4 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài họ Cù Đàm. Đầu Ngài có cục thịt nổi cao, thường phát ra hào quang ngũ sắc. Ngài thông minh tuyệt vời, chữ nghĩa xem qua một lần là ghi nhớ. Năm 14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia, chuyên dùng hạnh thanh tịnh để tự tu. Khi tổ Bà Tu Mật đến nước Ca Ma La, Ngài đến xin theo làm đệ tử, sau được truyền chính pháp trở thành bậc A La Hán.
Tổ Phục Đà Mật Đa:
Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 4 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Tương truyền từ khi lọt lòng mẹ đến 50 tuổi, Ngài chưa từng nói 1 lời, chưa từng đi 1 bước. Đến khi tổ Phật Đà Nan Đề đến thu nhận làm đệ tử và trao truyền pháp ấn Ngài mới đi được 7 bước. Khi xuất gia, Ngài thuyết pháp rất giỏi, có công lớn trong việc truyền giáo phát triển đạo Phật. Việc hoằng dương Phật Pháp của Ngài đều diễn tả bằng cử chỉ, hành động, nhất là khi cắt nghĩa những lời kinh, câu kệ… nhưng chúng sinh đều thông tỏ và theo học rất đông. Ngài chứng quả A La Hán và trở thành vị tổ thứ 9 của Phật giáo.
Tổ Hiếp Tôn Giả:
Ngài có tên là Nan Sanh, người vùng Trung Ấn, sinh vào đầu thế kỷ thứ 5 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sinh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sinh, thân phụ nằm mộng thấy con voi trắng, trên lưng chở một Bảo Tọa, trong có hạt minh châu từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà. Ông giật mình tỉnh giấc thì Ngài ra đời. Lớn lên Ngài gặp tổ Phục Đà Mật Đa độ cho xuất gia. Ngài cần mẫn tu học đến quên ăn, bỏ ngủ, suốt ngày đêm chưa từng đặt lưng xuống chiếu, như thế mãi cả đời. Vì thế Ngài có tên là Hiếp Tôn giả (Tôn giả không dính chiếu). Ngài đắc đạo, chứng quả A La Hán.
Tổ Mã Minh:
Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 5 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Tương truyền khi Ngài sinh ra các con ngựa đều hý lên, nên gọi là Mã Minh. Có thuyết kể rằng, mỗi khi Ngài thuyết pháp các con ngựa trong chuồng đều im lặng lắng nghe, thuyết pháp xong chúng lại hý vang, nên gọi Ngài là Mã Minh. Lúc chưa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng. Khi xuất gia, Ngài là một nhà thuyết pháp tài ba, bao nhiêu học thuyết ngoại đạo đều bị Ngài dẹp bỏ. Tổ Mã Minh có công phục hưng, thắp sáng ngọn đuốc Phật Giáo Đại Thừa ở thế kỷ thứ 6. Ngài được truyền tâm ấn và trở thành tổ thứ 12.
Tổ Ca Tỳ Ma Na:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 6 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Tổ Ca Tỳ Ma Na trước khi thụ giáo Phật pháp, Ngài là người ngoại đạo nhưng có tài, có sức khỏe. Sau khi so tài, đọ sức… bị tổ Mã Minh hàng phục, Ngài đã phát tâm xuất gia. Được tổ Mã Minh truyền tâm pháp, tổ Ca Tỳ Ma La đi giáo hóa khắp nơi. Đến vùng Tây Ấn, tổ cùng đồ đệ thiền định trong hang núi có nhiều rắn rết, thú dữ. Khi ngồi thiền định có con rắn lớn bò đến quấn quanh mình, nhưng tổ vẫn tọa thiền không hề hay biết, lúc sau con rắn bò đi. Tổ chứng quả A La Hán trở thành vị tổ thứ 13
Tổ La Hầu La Đa:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 7 sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cùng quê với Đức Phật. Ngài xuất thân từ một gia đình trưởng giả, có chí cầu xuất gia. Ngài có tài hùng biện, thông minh, có công chú giải, bổ sung hoàn chỉnh bộ kinh Trung Luận của tổ Long Thụ tôn giả. Sẵn lòng mộ đạo, Ngài được tổ Long Thụ truyền chính pháp và chứng quả A La Hán.
Tổ Long Thụ Tôn Giả:
Tổ Long Thụ sinh vào giữa thế kỷ thứ 6 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Long Thụ còn có tên là Long Thắng. Ngài rất thông minh, năm 20 tuổi đi vân du khắp nước học các môn thiên văn, địa lý, toán số, sấm ký và các học thuật của ngoại đạo. Môn nào Ngài cũng học xuất sắc hơn người. Sau thấy đời vô thường, Ngài bỏ vào núi tu. Ở đây, Ngài được tổ Ca Tỳ Ma La mà quy Phật. Ngài thông tuệ Phật Pháp, là người thắp sáng ngọn đuốc Đại Thừa, truyền bá đạo Phật khắp nơi. Tổ được người đời tôn làm Phật sống.
Tổ Tăng Già Nan Đề:
Ngài sinh vào giữa thế kỷ thứ 7 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài là con vua Bảo Trang Nghiêm, ở thành Thất La Phiệt. Ngài sinh chưa được bao lâu đã biết nói, mà thường nói về Phật pháp. Năm 7 tuổi, Ngài xuất gia. Cha mẹ cố khuyên giải, Ngài liền nhịn ăn. Không sao ngăn nổi ý chí của Ngài, cha mẹ cho xuất gia với điều kiện ở một ngôi nhà riêng trong hoàng cung. Vua thỉnh sa môn thiền Lợi Đa về dạy Phật pháp cho Ngài. Ngài chứng quả A La Hán đi hoằng dương Phật Pháp, truyền dạy giáo lý cho chúng sinh
Tổ Già Đa Xá Đa:
Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 7 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Cha hiệu Thiên Cái, mẹ là Phương Thánh, bà nằm mộng thấy có người cầm gương báu đến nói: "Tôi đến", bà tỉnh giấc thấy thân tâm thanh thản, khác thường; trong nhà có mùi hương lạ, hào quang xuất hiện. Bảy ngày sau, sinh ra Ngài, thân trong sáng như lưu ly. Ngài thích chỗ vắng vẻ, nói những lời siêu việt. Khi gặp tổ Tăng Già Nan Đề, Ngài xuất gia theo làm đệ tử, sau được truyền tâm ấn, đi vân du khắp nơi để giáo hóa chúng sinh, chứng quả A La Hán.
Tổ Cưu Ma La Đa:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 8 sau khi Đức Phật nhập niết bàn, xuất thân trong một gia đình giàu có. Nhân gặp tổ Già Đa Xá Đa giải nghĩa về việc con chó nằm ngoài rèm mà phát tâm theo đạo, Ngài đã ngộ đạo xuất gia thụ giới tỳ kheo. Ngài đi giáo hóa, hoằng dương Phật pháp ở khắp nơi. Ngài có tài thuyết pháp, được tổ Già Đa Xá Đa phó chúc và truyền tâm pháp chứng quả thành A La Hán.
Tổ Xà Dạ Đa:
Ngài sinh vào giữa thế kỷ thứ 8 sau khi Đức Phật nhập niết bàn, sẵn lòng mến mộ đạo pháp, thông hiểu đạo lý. Khi gặp tổ Cưu Ma La Đa, Ngài phát tâm xuất gia và sau được truyền tâm ấn. Ngài có công lớn trong việc truyền thừa, phát triển đạo pháp; chứng quả A La Hán trở thành vị tổ thứ 18.
Tượng A La Hán chùa Côn Sơn mang nhiều nét chân dung. Các vị A La Hán mỗi người có hoàn cảnh ra đời khác nhau, đời sống trần thế khác nhau, điều kiện xuất gia tu hành khác nhau... nhưng đều có đặc điểm chung, đó là trí tuệ siêu phàm, thông tuệ Phật pháp; thần thái dung mạo khác thường; có công lao to lớn trong sự nghiệp truyền thừa, hoàn chỉnh giáo lý Phật giáo, cứu độ chúng sinh, đấu tranh loại bỏ tà đạo, hoằng dương chính pháp trong đời sống tinh thần của nhân loại. Việc đầu tư đúc hoàn chỉnh hệ thống tượng A La Hán chùa Côn Sơn là việc làm kế tục sự nghiệp vinh quang của các Thánh tổ; đáp ứng nguyện vọng tâm linh của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban QLDT Côn Sơn Kiếp Bạc (2006), Di sản Hán Nôm Côn Sơn Kiếp Bạc Phượng Sơn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban QLDT Côn Sơn Kiếp Bạc (2011), Hồ sơ khoa học Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.
3. Nguyễn Thị Thùy Liên (2006), Chùa Côn Sơn, Di sản văn hóa, số 1.
4. Nguyễn Văn Nguyên (2000), Khảo sát văn bia chùa Côn Sơn, Luận văn tốt nghiệp Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
5. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb. Văn Học, Hà Nội
6. Nguyễn Thị Thùy Liên (2006), Chùa Côn Sơn, Di sản văn hóa, số 1(14), tr.62 65. Tác giả: Nguyễn Văn Cường Nguồn: Tạp chí Văn hóa Thể thao & Du lịch. Số 6 (111) tháng 11 2015.
Chúng ta đã biết, Đạo Phật ra đời vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, do thái tử Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa (Ấn Độ) sáng lập. Mục đích giáo lý Phật giáo là khai sáng trí tuệ, từ bi, hỷ, xả, cứu vớt chúng sinh... Đạo Phật nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo lớn của nhân loại. Quá trình phát triển của Phật giáo gắn liền với hành trạng, công đức của các vị A La Hán, trong đó nổi bật là 18 vị tổ A La Hán truyền đăng. A La Hán là phiên âm tiếng phạn (Arhat), tên gọi chung những nhà tu hành đã thoát luân hồi, đạt được chính quả, nhưng không nhập niết bàn mà ở lại trần gian truyền dạy Kinh Phật, cứu giúp chúng sinh. Đắc quả A La Hán phải dứt hết phiền não, hết mê dục, thân tâm thanh tịnh... và đạt được 4 tài cao siêu gồm: Hiểu mục đích, ý kiến và công việc có ăn nhập với mình không; Thông đạo pháp và bản tính vạn vật; Thấu lý văn chương (là nguồn gốc chữ nghĩa); Lanh trí trong khi nói và tranh luận; đạt được 6 phép thần thông: Thiên nhãn thông (thấy hết vạn vật qua vũ trụ); Thiên nhĩ thông (nghe được các tứ tiếng trong vũ trụ); Tha tâm thông (Biết được tâm lý của mọi người); Túc mạng thông (biết được căn mạng đời trước của mọi người); Thần túc thông (Có thuật biến vô hình); Lậu tận thông (có phép biến mình hoàn toàn trong sạch và độ được cho người khỏi nơi đọa lạc). Trong lịch sử Phật giáo A La Hán gồm 500 vị, nhưng các ngôi chùa của người Việt trong đó có chùa Côn Sơn tạc tượng thờ 18 vị đại diện cho tất cả các A La Hán. Theo GS Trần Lâm Biền thì 18 vị A La Hán có lẽ là 9 âm, 9 dương, 18 vị có nghĩa là tất cả. Chùa Côn Sơn thờ Thập bát A La Hán gồm: Ca Diếp, A Nan Đà, Thương Na Hòa Tu, Ưu Đa Cúc Đa, Đề Ca Đa, Di Giá Ca, Bà Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phục Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Ca Tỳ Ma Na, La Hầu La Đa, Long Thụ Tôn Giả, Tăng Gia Nan Đề, Già Đa Xá Đa, Cưu Ma La Đa, Xà Dạ Đa.
Tổ Ca Diếp:
Tổ Ma Ha Ca Diếp còn gọi là Đại Ca Diếp, sinh cùng thời với Đức Phật. Cha là Ẩm Trạch, mẹ là Hương Chí. Dung nghi ngài trang nhã, toàn thân màu vàng phát ra ánh sáng. Ngài xuất gia từ thủa thiếu thời, theo Đức Phật vào núi tu hạnh Đầu Đà. Ngài hiểu sâu giáo pháp, tinh tấn tu hành, chứng quả A La Hán. Trong 10 đại đồ đệ của Đức Phật thì Ma Ha Ca Diếp được tôn là Đầu Đà đệ nhất. “Đầu Đà” có nghĩa là loại bỏ những phiền não, ô uế nơi trần thế. Tích truyện kể rằng trong hội Kỳ Viên, trước các đồ đệ, Đức Phật Thích Ca không nói, mắt lim dim, tay từ từ giơ bông hoa sen lên, chỉ mình Ca Diếp mỉm cười, vì Ngài đã ngộ được cốt lõi của Đạo vậy; cho nên Đức Phật đã truyền tâm pháp, cho làm sơ tổ thiền tông. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, Ngài triệu tập 500 vị hòa thượng, kết tập các bài kinh giảng của Đức Phật thành 3 bộ kinh điển của Phật giáo là kinh, luật, luận. Cuối đời, Ngài giao chính pháp nhãn tạng cho tổ A Nan rồi vào núi Kê Túc an thiền nhập định.
Tổ A Nan Đà:
A Nan Đà có nghĩa là hoan hỷ, khánh hỷ. Ngài sinh sau Đức Phật 30 năm vào ngày Phật Thích Ca thành đạo. Ngài là con Hộc Phạn Vương, là em họ của Phật Thích Ca. Ngài thông minh tuyệt đỉnh. Năm 25 tuổi, Ngài xuất gia cùng tổ Ca Diếp theo hầu Đức Phật và trở thành 1 trong 10 đại đệ tử. Tổ A Nan Đà được tôn là bậc đa văn đệ nhất; Ngài có thể nhớ và đọc lại toàn bộ những lời huấn dạy của Đức Phật. Phật tổ khen rằng: "Vị Tỳ kheo hàng đầu trong hàng thanh văn của ta, biết thời thế, hiểu vạn vật, hiểu cặn kẽ không chút nghi ngờ, cái gì nhớ được thì không bao giờ quên, hiểu biết sâu rộng, chịu nhẫn nhục, biết kính trên đó chính là Tỳ kheo A Nan". Ngài là người chủ trì kết tập các bộ kinh điển của nhà Phật để lưu truyền cho hậu thế.
Tổ Thương Na Hòa Tu:
Ngài sinh sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Cha là Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da. Ngài ở trong thai mẹ 6 năm mới sinh. Ở Ấn Độ khi nào cỏ Thương Nặc Ca mọc là có một Thánh nhân ra đời. Khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ đặt tên Ngài là Thương Na Hòa Tu. Ngài xuất gia tu theo phép tiên, học được phép thần thông. Khi gặp tổ A Nan, được tổ truyền chính pháp đắc đạo chứng quả A La Hán và trở thành vị tổ thứ ba.
Tổ Ưu Ba Cúc Đa:
Ngài sinh sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Trước khi sinh Ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trong nhà. Ngài mặt mũi khôi ngô, tính tình thuần hậu, trí tuệ minh mẫn. Năm 12 tuổi, Ngài được tổ Thương Na Hòa Tu dạy về giáo lý của Đức Phật. Mỗi khi tâm khởi ác Ngài bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi tâm khởi thiện bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng xem lại việc tâm thiện, ác của mình để rèn luyện sửa đổi. Năm 17 tuổi, Ngài xuất gia được tổ Thương Na Hòa Tu truyền cho chính pháp, chứng quả A La Hán và trở thành vị tổ thứ 4. Suốt cuộc đời, tổ Ưu Ba Cúc Đa đã giáo hóa nhiều người, mỗi lần độ được một người tổ lại viết tên người đó vào thẻ tre cất vào nhà. Nhà tổ không thể đếm hết số thẻ tre. Vì vậy, tượng Ngài thường được tạc một tay cầm bút; tay cầm thẻ tre để giáo hóa chúng sinh. Tổ Ưu Ba Cúc Đa là bậc A La Hán rất đức độ, nhân hậu và độ lượng.
Tổ Đề Đa Ca:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 2 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài tên là Hương Chúng. Thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng trong nhà chiếu sáng khắp nơi, trước nhà hiện ra ngọn núi lớn, trên đỉnh có dòng suối, nước chảy tràn khắp 4 phía… sau đó Ngài được sinh ra. Ngài gặp tổ Ưu Đa Cúc Đa, bèn đem giấc mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải: "Núi báu là thân ta, suối nước tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi". Từ đó, Ngài xin theo tổ xuất gia, học đạo, được truyền chính pháp trở thành bậc A La Hán.
Tổ Di Giá Ca:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 3 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài xuất gia cùng với tổ Đề Đa Ca, tu hành chính quả và được tổ Đề Đa Ca truyền chính pháp. Ngài là 1 trong 18 vị tổ truyền đăng có công lao to lớn trong việc truyền thừa, phát triển đạo pháp, góp phần vào việc truyền bá Phật giáo trong lịch sử phát triển của Phật giáo nói chung.
Tổ Bà Tu Mật:
Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 3 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Khi còn tại gia, Ngài là người thanh lịch có thú tiêu dao bầu rượu túi thơ... Khi gặp tổ Di Dá Ca truyền dạy giáo lý của đạo Phật, giảng giải sự huyền bí trong kinh pháp của Phật tổ Như Lai, Ngài tỉnh ngộ tiền duyên phát nguyện xuất gia. Chí tâm tu hành, Ngài ngộ được tâm tông, trở thành vị tổ thứ 7. Tổ Đà Nan Đề: Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 4 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài họ Cù Đàm. Đầu Ngài có cục thịt nổi cao, thường phát ra hào quang ngũ sắc. Ngài thông minh tuyệt vời, chữ nghĩa xem qua một lần là ghi nhớ. Năm 14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia, chuyên dùng hạnh thanh tịnh để tự tu. Khi tổ Bà Tu Mật đến nước Ca Ma La, Ngài đến xin theo làm đệ tử, sau được truyền chính pháp trở thành bậc A La Hán.
Tổ Phục Đà Mật Đa:
Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 4 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Tương truyền từ khi lọt lòng mẹ đến 50 tuổi, Ngài chưa từng nói 1 lời, chưa từng đi 1 bước. Đến khi tổ Phật Đà Nan Đề đến thu nhận làm đệ tử và trao truyền pháp ấn Ngài mới đi được 7 bước. Khi xuất gia, Ngài thuyết pháp rất giỏi, có công lớn trong việc truyền giáo phát triển đạo Phật. Việc hoằng dương Phật Pháp của Ngài đều diễn tả bằng cử chỉ, hành động, nhất là khi cắt nghĩa những lời kinh, câu kệ… nhưng chúng sinh đều thông tỏ và theo học rất đông. Ngài chứng quả A La Hán và trở thành vị tổ thứ 9 của Phật giáo.
Tổ Hiếp Tôn Giả:
Ngài có tên là Nan Sanh, người vùng Trung Ấn, sinh vào đầu thế kỷ thứ 5 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sinh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sinh, thân phụ nằm mộng thấy con voi trắng, trên lưng chở một Bảo Tọa, trong có hạt minh châu từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà. Ông giật mình tỉnh giấc thì Ngài ra đời. Lớn lên Ngài gặp tổ Phục Đà Mật Đa độ cho xuất gia. Ngài cần mẫn tu học đến quên ăn, bỏ ngủ, suốt ngày đêm chưa từng đặt lưng xuống chiếu, như thế mãi cả đời. Vì thế Ngài có tên là Hiếp Tôn giả (Tôn giả không dính chiếu). Ngài đắc đạo, chứng quả A La Hán.
Tổ Mã Minh:
Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 5 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Tương truyền khi Ngài sinh ra các con ngựa đều hý lên, nên gọi là Mã Minh. Có thuyết kể rằng, mỗi khi Ngài thuyết pháp các con ngựa trong chuồng đều im lặng lắng nghe, thuyết pháp xong chúng lại hý vang, nên gọi Ngài là Mã Minh. Lúc chưa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng. Khi xuất gia, Ngài là một nhà thuyết pháp tài ba, bao nhiêu học thuyết ngoại đạo đều bị Ngài dẹp bỏ. Tổ Mã Minh có công phục hưng, thắp sáng ngọn đuốc Phật Giáo Đại Thừa ở thế kỷ thứ 6. Ngài được truyền tâm ấn và trở thành tổ thứ 12.
Tổ Ca Tỳ Ma Na:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 6 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Tổ Ca Tỳ Ma Na trước khi thụ giáo Phật pháp, Ngài là người ngoại đạo nhưng có tài, có sức khỏe. Sau khi so tài, đọ sức… bị tổ Mã Minh hàng phục, Ngài đã phát tâm xuất gia. Được tổ Mã Minh truyền tâm pháp, tổ Ca Tỳ Ma La đi giáo hóa khắp nơi. Đến vùng Tây Ấn, tổ cùng đồ đệ thiền định trong hang núi có nhiều rắn rết, thú dữ. Khi ngồi thiền định có con rắn lớn bò đến quấn quanh mình, nhưng tổ vẫn tọa thiền không hề hay biết, lúc sau con rắn bò đi. Tổ chứng quả A La Hán trở thành vị tổ thứ 13
Tổ La Hầu La Đa:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 7 sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cùng quê với Đức Phật. Ngài xuất thân từ một gia đình trưởng giả, có chí cầu xuất gia. Ngài có tài hùng biện, thông minh, có công chú giải, bổ sung hoàn chỉnh bộ kinh Trung Luận của tổ Long Thụ tôn giả. Sẵn lòng mộ đạo, Ngài được tổ Long Thụ truyền chính pháp và chứng quả A La Hán.
Tổ Long Thụ Tôn Giả:
Tổ Long Thụ sinh vào giữa thế kỷ thứ 6 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Long Thụ còn có tên là Long Thắng. Ngài rất thông minh, năm 20 tuổi đi vân du khắp nước học các môn thiên văn, địa lý, toán số, sấm ký và các học thuật của ngoại đạo. Môn nào Ngài cũng học xuất sắc hơn người. Sau thấy đời vô thường, Ngài bỏ vào núi tu. Ở đây, Ngài được tổ Ca Tỳ Ma La mà quy Phật. Ngài thông tuệ Phật Pháp, là người thắp sáng ngọn đuốc Đại Thừa, truyền bá đạo Phật khắp nơi. Tổ được người đời tôn làm Phật sống.
Tổ Tăng Già Nan Đề:
Ngài sinh vào giữa thế kỷ thứ 7 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài là con vua Bảo Trang Nghiêm, ở thành Thất La Phiệt. Ngài sinh chưa được bao lâu đã biết nói, mà thường nói về Phật pháp. Năm 7 tuổi, Ngài xuất gia. Cha mẹ cố khuyên giải, Ngài liền nhịn ăn. Không sao ngăn nổi ý chí của Ngài, cha mẹ cho xuất gia với điều kiện ở một ngôi nhà riêng trong hoàng cung. Vua thỉnh sa môn thiền Lợi Đa về dạy Phật pháp cho Ngài. Ngài chứng quả A La Hán đi hoằng dương Phật Pháp, truyền dạy giáo lý cho chúng sinh
Tổ Già Đa Xá Đa:
Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 7 sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Cha hiệu Thiên Cái, mẹ là Phương Thánh, bà nằm mộng thấy có người cầm gương báu đến nói: "Tôi đến", bà tỉnh giấc thấy thân tâm thanh thản, khác thường; trong nhà có mùi hương lạ, hào quang xuất hiện. Bảy ngày sau, sinh ra Ngài, thân trong sáng như lưu ly. Ngài thích chỗ vắng vẻ, nói những lời siêu việt. Khi gặp tổ Tăng Già Nan Đề, Ngài xuất gia theo làm đệ tử, sau được truyền tâm ấn, đi vân du khắp nơi để giáo hóa chúng sinh, chứng quả A La Hán.
Tổ Cưu Ma La Đa:
Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ 8 sau khi Đức Phật nhập niết bàn, xuất thân trong một gia đình giàu có. Nhân gặp tổ Già Đa Xá Đa giải nghĩa về việc con chó nằm ngoài rèm mà phát tâm theo đạo, Ngài đã ngộ đạo xuất gia thụ giới tỳ kheo. Ngài đi giáo hóa, hoằng dương Phật pháp ở khắp nơi. Ngài có tài thuyết pháp, được tổ Già Đa Xá Đa phó chúc và truyền tâm pháp chứng quả thành A La Hán.
Tổ Xà Dạ Đa:
Ngài sinh vào giữa thế kỷ thứ 8 sau khi Đức Phật nhập niết bàn, sẵn lòng mến mộ đạo pháp, thông hiểu đạo lý. Khi gặp tổ Cưu Ma La Đa, Ngài phát tâm xuất gia và sau được truyền tâm ấn. Ngài có công lớn trong việc truyền thừa, phát triển đạo pháp; chứng quả A La Hán trở thành vị tổ thứ 18.
Tượng A La Hán chùa Côn Sơn mang nhiều nét chân dung. Các vị A La Hán mỗi người có hoàn cảnh ra đời khác nhau, đời sống trần thế khác nhau, điều kiện xuất gia tu hành khác nhau... nhưng đều có đặc điểm chung, đó là trí tuệ siêu phàm, thông tuệ Phật pháp; thần thái dung mạo khác thường; có công lao to lớn trong sự nghiệp truyền thừa, hoàn chỉnh giáo lý Phật giáo, cứu độ chúng sinh, đấu tranh loại bỏ tà đạo, hoằng dương chính pháp trong đời sống tinh thần của nhân loại. Việc đầu tư đúc hoàn chỉnh hệ thống tượng A La Hán chùa Côn Sơn là việc làm kế tục sự nghiệp vinh quang của các Thánh tổ; đáp ứng nguyện vọng tâm linh của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban QLDT Côn Sơn Kiếp Bạc (2006), Di sản Hán Nôm Côn Sơn Kiếp Bạc Phượng Sơn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban QLDT Côn Sơn Kiếp Bạc (2011), Hồ sơ khoa học Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.
3. Nguyễn Thị Thùy Liên (2006), Chùa Côn Sơn, Di sản văn hóa, số 1.
4. Nguyễn Văn Nguyên (2000), Khảo sát văn bia chùa Côn Sơn, Luận văn tốt nghiệp Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
5. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb. Văn Học, Hà Nội
6. Nguyễn Thị Thùy Liên (2006), Chùa Côn Sơn, Di sản văn hóa, số 1(14), tr.62 65. Tác giả: Nguyễn Văn Cường Nguồn: Tạp chí Văn hóa Thể thao & Du lịch. Số 6 (111) tháng 11 2015.