Làm mới cảnh quan trước đền Kiếp Bạc
- Thứ hai - 29/04/2019 16:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc là việc làm cần thiết nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt này.
Sẽ di dời hàng quán
Tại phiên họp thường kỳ tháng 4 mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xem xét nhiều nội dung, trong đó có việc quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý việc quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc phải tuân thủ quy hoạch khu di tích mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Quy hoạch cần ưu tiên giữ nguyên diện tích các hồ nước, xây dựng hệ thống kè các hồ phù hợp và tổ chức giao thông đi từ phía trước đền vào. Có phương án xây dựng khu nhà sắp lễ, nhà khách, nhà làm việc phù hợp với cảnh quan khu di tích, sử dụng hiệu quả công năng các công trình.
Theo bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc là rất cần thiết. Việc này liên quan đến nhiều nội dung như: di dời hệ thống hàng quán dọc hai bên đường thần đạo ra vị trí khác, cải tạo các hồ, cảnh quan xung quanh đền, làm đường giao thông... "Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể. Trước hết phải quy hoạch vị trí phù hợp để đưa các ki ốt hàng quán hiện nay ra vị trí khác", bà Liên nói.
Trước cửa đền Kiếp Bạc hiện có khoảng 60 ki ốt kinh doanh của người dân xã Hưng Đạo (TP Chí Linh). Bà Liên cho biết các cơ quan liên quan và đơn vị tư vấn đã nghiên cứu đề xuất phương án mở tuyến đường từ bãi xe số 1 đền Kiếp Bạc chạy sang băng két đê phía nam với chiều dài 450 m, rộng 18-22 m. Trong đó, lòng đường rộng 7,5 m, còn lại là hai bên hành lang. Hành lang giáp nhà dân sẽ bố trí 80 ki ốt. Các hộ đang kinh doanh ở dọc hai bên đường thần đạo trước cửa đền Kiếp Bạc sẽ di chuyển ra vị trí này. Tất nhiên, một số chủ ki ốt ở đây sẽ băn khoăn.
Được biết dự kiến vị trí ki ốt bán hàng mới cho các hộ dân sẽ được quy hoạch nằm bên đường giao thông rộng rãi, sạch đẹp. Đây cũng là nơi du khách sẽ đi qua trước khi qua đường thần đạo để vào đền. Do đó hoạt động kinh doanh của các hộ dân sẽ không bị ảnh hưởng. Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo Phạm Hữu Hồng cho biết bà con được thuê ki ốt trước cửa đền Kiếp Bạc đã cam kết khi nào tỉnh có chủ trương di dời thì phải chấp hành. "Chúng tôi sẽ tuyên truyền để bà con hiểu và cùng với các cơ quan liên quan có trách nhiệm lo cho các hộ ra vị trí kinh doanh mới được ổn định", ông Hồng nói.
Trồng hàng cây hoa gạo đỏ bên đường thần đạo
Bà Liên thông tin thêm sau khi di chuyển các ki ốt ra vị trí mới, dọc hai bên đường thần đạo đền Kiếp Bạc sẽ được quy hoạch lại và dự kiến trồng hàng cây hoa gạo đỏ. Sở dĩ chọn loại cây này vì nó phù hợp với thời tiết, khí hậu, hơn nữa lại có thế hùng vĩ, màu hoa đẹp, nổi bật, phù hợp với không gian di tích. Đối với 3 hồ xung quanh đền, phương án trước mắt sẽ ưu tiên kè hồ phía nam. Sau khi cải tạo, xung quanh hồ sẽ có đường dạo, cây xanh, hoa để tạo cảnh sắc. Lòng hồ được nạo vét, xung quanh trang trí đèn hắt, đèn màu nhằm tạo điểm nhấn.
Hiện nay, tại khu di tích Kiếp Bạc mới có 1 bãi đỗ xe. Vào mùa lễ hội, Ban tổ chức thường phải trưng dụng diện tích đất trống sau đền và 2 băng két đê phía nam, bắc (trước cổng đền) để làm chỗ đỗ xe tạm. Điều này chưa phù hợp với quy hoạch. Vì vậy, phương án dự kiến là sẽ tham mưu nâng cấp toàn bộ cơ đê bên ngoài (từ cổng đền nhìn thẳng ra) bằng biện pháp phun cát lên cao 2 m, đổ lớp bê tông dày 15-20 cm, diện tích khoảng 3 ha. Khu vực này kết hợp với đường thần đạo phía trước cổng đền sẽ làm sân tổ chức các nghi lễ trong mùa lễ hội như: lễ cầu an, lễ hội quân trên sông Lục Đầu... Trong 3 ha ngoài đê, một phần sẽ được sử dụng để chuyển bãi xe số 1 ra và kết hợp với khu dịch vụ hàng quán. Diện tích bãi xe số 1 hiện tại sẽ đặt nhà làm việc của Ban Quản lý hoặc trong trường hợp chưa di chuyển được sẽ sử dụng làm bãi đỗ xe của Ban tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, việc nâng cấp cơ đê liên quan đến dòng chảy nên vấn đề này sẽ phải xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Dự kiến sau này, nhân dân và du khách khi về dâng hương, chiêm bái tại đền Kiếp Bạc sẽ đi theo lộ trình từ ngã ba Đầu Rồng ra băng két đê phía nam. Tại đây, các phương tiện đỗ tại bãi xe ngoài đê, nhân dân và du khách đi bộ theo đường thần đạo vào đền. Các phương tiện chở khách khi ra có 2 hướng: từ bến xe lên phà Đồng Việt, ra quốc lộ 37 hoặc từ bãi xe đi vòng ra sau đền, ra ngã ba Đầu Rồng...
Bà Liên cho biết trên đây mới chỉ là những phương án dự kiến do các cơ quan liên quan và đơn vị tư vấn lập, báo cáo tỉnh. Các bước tiến hành quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc sẽ phải được làm chặt chẽ, khoa học theo chỉ đạo của cấp trên và bảo đảm quy hoạch tổng thể. "Khối lượng công việc rất nhiều và không thể làm xong được trong một thời gian ngắn. Nhưng chúng tôi hy vọng một số phần việc sẽ được cấp trên phê duyệt để thực hiện trước Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay để tạo điểm nhấn", bà Liên nói.
BÌNH MINH (Báo Hải Dương điện tử)
Tại phiên họp thường kỳ tháng 4 mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xem xét nhiều nội dung, trong đó có việc quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý việc quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc phải tuân thủ quy hoạch khu di tích mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Quy hoạch cần ưu tiên giữ nguyên diện tích các hồ nước, xây dựng hệ thống kè các hồ phù hợp và tổ chức giao thông đi từ phía trước đền vào. Có phương án xây dựng khu nhà sắp lễ, nhà khách, nhà làm việc phù hợp với cảnh quan khu di tích, sử dụng hiệu quả công năng các công trình.
Theo bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc là rất cần thiết. Việc này liên quan đến nhiều nội dung như: di dời hệ thống hàng quán dọc hai bên đường thần đạo ra vị trí khác, cải tạo các hồ, cảnh quan xung quanh đền, làm đường giao thông... "Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể. Trước hết phải quy hoạch vị trí phù hợp để đưa các ki ốt hàng quán hiện nay ra vị trí khác", bà Liên nói.
Trước cửa đền Kiếp Bạc hiện có khoảng 60 ki ốt kinh doanh của người dân xã Hưng Đạo (TP Chí Linh). Bà Liên cho biết các cơ quan liên quan và đơn vị tư vấn đã nghiên cứu đề xuất phương án mở tuyến đường từ bãi xe số 1 đền Kiếp Bạc chạy sang băng két đê phía nam với chiều dài 450 m, rộng 18-22 m. Trong đó, lòng đường rộng 7,5 m, còn lại là hai bên hành lang. Hành lang giáp nhà dân sẽ bố trí 80 ki ốt. Các hộ đang kinh doanh ở dọc hai bên đường thần đạo trước cửa đền Kiếp Bạc sẽ di chuyển ra vị trí này. Tất nhiên, một số chủ ki ốt ở đây sẽ băn khoăn.
Được biết dự kiến vị trí ki ốt bán hàng mới cho các hộ dân sẽ được quy hoạch nằm bên đường giao thông rộng rãi, sạch đẹp. Đây cũng là nơi du khách sẽ đi qua trước khi qua đường thần đạo để vào đền. Do đó hoạt động kinh doanh của các hộ dân sẽ không bị ảnh hưởng. Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo Phạm Hữu Hồng cho biết bà con được thuê ki ốt trước cửa đền Kiếp Bạc đã cam kết khi nào tỉnh có chủ trương di dời thì phải chấp hành. "Chúng tôi sẽ tuyên truyền để bà con hiểu và cùng với các cơ quan liên quan có trách nhiệm lo cho các hộ ra vị trí kinh doanh mới được ổn định", ông Hồng nói.
Trồng hàng cây hoa gạo đỏ bên đường thần đạo
Bà Liên thông tin thêm sau khi di chuyển các ki ốt ra vị trí mới, dọc hai bên đường thần đạo đền Kiếp Bạc sẽ được quy hoạch lại và dự kiến trồng hàng cây hoa gạo đỏ. Sở dĩ chọn loại cây này vì nó phù hợp với thời tiết, khí hậu, hơn nữa lại có thế hùng vĩ, màu hoa đẹp, nổi bật, phù hợp với không gian di tích. Đối với 3 hồ xung quanh đền, phương án trước mắt sẽ ưu tiên kè hồ phía nam. Sau khi cải tạo, xung quanh hồ sẽ có đường dạo, cây xanh, hoa để tạo cảnh sắc. Lòng hồ được nạo vét, xung quanh trang trí đèn hắt, đèn màu nhằm tạo điểm nhấn.
Hiện nay, tại khu di tích Kiếp Bạc mới có 1 bãi đỗ xe. Vào mùa lễ hội, Ban tổ chức thường phải trưng dụng diện tích đất trống sau đền và 2 băng két đê phía nam, bắc (trước cổng đền) để làm chỗ đỗ xe tạm. Điều này chưa phù hợp với quy hoạch. Vì vậy, phương án dự kiến là sẽ tham mưu nâng cấp toàn bộ cơ đê bên ngoài (từ cổng đền nhìn thẳng ra) bằng biện pháp phun cát lên cao 2 m, đổ lớp bê tông dày 15-20 cm, diện tích khoảng 3 ha. Khu vực này kết hợp với đường thần đạo phía trước cổng đền sẽ làm sân tổ chức các nghi lễ trong mùa lễ hội như: lễ cầu an, lễ hội quân trên sông Lục Đầu... Trong 3 ha ngoài đê, một phần sẽ được sử dụng để chuyển bãi xe số 1 ra và kết hợp với khu dịch vụ hàng quán. Diện tích bãi xe số 1 hiện tại sẽ đặt nhà làm việc của Ban Quản lý hoặc trong trường hợp chưa di chuyển được sẽ sử dụng làm bãi đỗ xe của Ban tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, việc nâng cấp cơ đê liên quan đến dòng chảy nên vấn đề này sẽ phải xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Dự kiến sau này, nhân dân và du khách khi về dâng hương, chiêm bái tại đền Kiếp Bạc sẽ đi theo lộ trình từ ngã ba Đầu Rồng ra băng két đê phía nam. Tại đây, các phương tiện đỗ tại bãi xe ngoài đê, nhân dân và du khách đi bộ theo đường thần đạo vào đền. Các phương tiện chở khách khi ra có 2 hướng: từ bến xe lên phà Đồng Việt, ra quốc lộ 37 hoặc từ bãi xe đi vòng ra sau đền, ra ngã ba Đầu Rồng...
Bà Liên cho biết trên đây mới chỉ là những phương án dự kiến do các cơ quan liên quan và đơn vị tư vấn lập, báo cáo tỉnh. Các bước tiến hành quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan trước đền Kiếp Bạc sẽ phải được làm chặt chẽ, khoa học theo chỉ đạo của cấp trên và bảo đảm quy hoạch tổng thể. "Khối lượng công việc rất nhiều và không thể làm xong được trong một thời gian ngắn. Nhưng chúng tôi hy vọng một số phần việc sẽ được cấp trên phê duyệt để thực hiện trước Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay để tạo điểm nhấn", bà Liên nói.
BÌNH MINH (Báo Hải Dương điện tử)