Du khách nói gì về Lễ hội xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc?
- Chủ nhật - 03/03/2019 21:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019 đã diễn ra thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách thập phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm...
Thành công
Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc Nguyễn Thị Thùy Liên đánh giá tổng thể về Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay bằng 2 từ "thành công". Lễ hội diễn ra từ ngày 14-27.2 (10-23 tháng giêng), thu hút hơn 8 vạn lượt du khách về trẩy hội. Năm nay, các nghi lễ, hoạt động văn hóa dân gian trong lễ hội nhiều hơn năm trước do tổ chức thêm Lễ đúc chuông chùa Côn Sơn và Lễ Liên Hoa Hội Thượng. Một số nghi lễ được nâng tầm, tổ chức quy mô, bài bản hơn như Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, Lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả. Các nghi lễ, nội dung gối nhau diễn ra liên tục và đều được tổ chức trọng thể, trang nghiêm, sôi động, đạt được mục đích đề ra và thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Lễ hội có được thành công là do tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp nhịp nhàng, trách nhiệm, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. "Các nhà sư cùng với cán bộ, nhân viên ban quản lý di tích thức đêm leo núi Ngũ Nhạc làm lễ. Các phường, xã liên quan hợp tác rất tốt trong triển khai nhiệm vụ", bà Liên nói.
Chưa năm nào công tác tuyên truyền về Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc lại được thực hiện sâu rộng đến thế. Từ trước khi lễ hội diễn ra một thời gian dài, Ban Quản lý di tích chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền về lễ hội, về di tích theo chuyên đề, phối hợp với hàng chục cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương xây dựng nội dung tuyên truyền dưới nhiều hình thức. Đơn vị còn cho đăng tải trên các trang mạng xã hội để quảng bá. Công tác tuyên truyền được thực hiện hiệu quả đã tiếp tục làm cho giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc được lan tỏa.
Năm nay, cảnh sắc Côn Sơn - Kiếp Bạc thay đổi nhiều do được đầu tư, cải tạo. Những vườn hoa rộng hàng chục nghìn m2 ở 2 khu di tích bung sắc thắm vào đúng dịp lễ hội đã thực sự tạo ấn tượng đối với du khách. Trong những ngày diễn ra lễ hội, ở cả 2 khu di tích không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, an ninh trật tự được bảo đảm, không xảy ra vụ mất cắp hay sự cố nào. Công tác vệ sinh môi trường được bảo đảm. "Các hướng dẫn viên ở Côn Sơn - Kiếp Bạc rất ân cần, chu đáo, vui vẻ. Nhờ có họ mà tôi và các thành viên trong đoàn đã được tìm hiểu cặn kẽ về di tích và các nội dung có trong lễ hội", chị Phạm Hồng Lam ở Uông Bí (Quảng Ninh) nói.
Nhiều người dân và du khách cho rằng các hoạt động văn hóa dân gian tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc rất giàu bản sắc, sôi động, cuốn hút. "Tôi đã đi nhiều lễ hội mùa xuân ở các tỉnh phía Bắc nhưng không đâu nhiều nội dung sôi nổi như ở đây. Tôi rất thích trò chơi pháo đất, hội thi bánh chưng, bánh dày. Ở Hải Dương có các phường rối nước, các câu lạc bộ hát chèo. Tôi nghĩ lễ hội tới nên đưa 2 hoạt động này vào cho phong phú", anh Mai Văn Tấn ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) nói.
Nhưng chưa bứt phá
Bên cạnh những thành công, có ý kiến cho rằng việc tổ chức lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019 vào buổi tối ở khu di tích Côn Sơn chưa thực sự phù hợp, ít người tham dự. Tổ chức lễ khai hội vào buổi sáng như trước sẽ phù hợp, thu hút được đông nhân dân và du khách tham dự hơn. Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc năm nay được tổ chức trang nghiêm, nhưng phần phát ngũ cốc cho người dân lại lộn xộn. Ban tổ chức cần xây dựng phương án phát ngũ cốc cho người dân theo thứ tự giống lễ ban ấn ở đền Kiếp Bạc.
Anh Cường, nhân viên dẫn đoàn thuộc Công ty CP Du lịch quốc tế ALO TOUR (Hải Phòng) cho rằng việc tuyên truyền trực quan về khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc vẫn chưa thực sự nổi bật. Các biển, bảng tuyên truyền về di tích tại các trục đường lớn, cửa ngõ của tỉnh còn ít và chưa bằng những tỉnh khác trong khu vực. Nên đầu tư những biển quảng cáo thật lớn ở các cửa ngõ của tỉnh, trên đường vào di tích vừa để chỉ dẫn, vừa quảng bá sẽ rất hiệu quả. "Ban tổ chức nên mời một số doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng của tỉnh như gốm Chu Đậu, bánh đậu xanh, bánh gai... mở các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại lễ hội sẽ hấp dẫn du khách hơn", anh Cường nêu ý kiến.
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng lượng du khách về tham dự lễ hội chưa có sự bứt phá, chỉ tương đương so với cùng kỳ năm ngoái. Theo bà Liên, thời gian qua, các tỉnh đầu tư rất lớn cho du lịch. Nhiều khu, điểm du lịch như Tam Chúc (Hà Nam), Tây Yên Tử (Bắc Giang) đầu tư rất hoành tráng và liên tục được quảng bá trên báo, đài Trung ương nên thu hút rất đông du khách. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng đã được cải tạo nhưng chưa xứng với quy mô, giá trị, chưa tạo được sự đột biến để hút du khách. Do đó, cần tiếp tục có sự đầu tư bài bản mới mong thu hút du khách về nhiều hơn.
Tại khu di tích Kiếp Bạc, kế hoạch của Ban Quản lý di tích là sẽ xin ý kiến của tỉnh để kè hồ phía nam đền Kiếp Bạc. Mở tuyến đường dài 450 m, rộng 20 m từ bãi xe số 1 ra đến đê. Làm đường dạo rộng 3-4 m, trồng cây xanh. Di chuyển toàn bộ ki ốt hàng quán ở hai bên đường thần đạo ra ngoài tuyến đường mới mở. Bên khu di tích Côn Sơn, tập trung cải tạo khu vực Bàn Cờ Tiên, làm cửa vòm, xung quanh trồng hoa để tạo thành một điểm check in cho du khách. Tiếp tục phát quang cây, cỏ dại, cải tạo và trồng thêm hoa ở khu vực hồ bán nguyệt, đường từ bãi xe ở chân núi Ngũ Nhạc vào khu di tích...
BÌNH MINH (Báo Hải Dương điện tử)
Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc Nguyễn Thị Thùy Liên đánh giá tổng thể về Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay bằng 2 từ "thành công". Lễ hội diễn ra từ ngày 14-27.2 (10-23 tháng giêng), thu hút hơn 8 vạn lượt du khách về trẩy hội. Năm nay, các nghi lễ, hoạt động văn hóa dân gian trong lễ hội nhiều hơn năm trước do tổ chức thêm Lễ đúc chuông chùa Côn Sơn và Lễ Liên Hoa Hội Thượng. Một số nghi lễ được nâng tầm, tổ chức quy mô, bài bản hơn như Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, Lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả. Các nghi lễ, nội dung gối nhau diễn ra liên tục và đều được tổ chức trọng thể, trang nghiêm, sôi động, đạt được mục đích đề ra và thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Lễ hội có được thành công là do tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp nhịp nhàng, trách nhiệm, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. "Các nhà sư cùng với cán bộ, nhân viên ban quản lý di tích thức đêm leo núi Ngũ Nhạc làm lễ. Các phường, xã liên quan hợp tác rất tốt trong triển khai nhiệm vụ", bà Liên nói.
Chưa năm nào công tác tuyên truyền về Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc lại được thực hiện sâu rộng đến thế. Từ trước khi lễ hội diễn ra một thời gian dài, Ban Quản lý di tích chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền về lễ hội, về di tích theo chuyên đề, phối hợp với hàng chục cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương xây dựng nội dung tuyên truyền dưới nhiều hình thức. Đơn vị còn cho đăng tải trên các trang mạng xã hội để quảng bá. Công tác tuyên truyền được thực hiện hiệu quả đã tiếp tục làm cho giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc được lan tỏa.
Năm nay, cảnh sắc Côn Sơn - Kiếp Bạc thay đổi nhiều do được đầu tư, cải tạo. Những vườn hoa rộng hàng chục nghìn m2 ở 2 khu di tích bung sắc thắm vào đúng dịp lễ hội đã thực sự tạo ấn tượng đối với du khách. Trong những ngày diễn ra lễ hội, ở cả 2 khu di tích không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, an ninh trật tự được bảo đảm, không xảy ra vụ mất cắp hay sự cố nào. Công tác vệ sinh môi trường được bảo đảm. "Các hướng dẫn viên ở Côn Sơn - Kiếp Bạc rất ân cần, chu đáo, vui vẻ. Nhờ có họ mà tôi và các thành viên trong đoàn đã được tìm hiểu cặn kẽ về di tích và các nội dung có trong lễ hội", chị Phạm Hồng Lam ở Uông Bí (Quảng Ninh) nói.
Nhiều người dân và du khách cho rằng các hoạt động văn hóa dân gian tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc rất giàu bản sắc, sôi động, cuốn hút. "Tôi đã đi nhiều lễ hội mùa xuân ở các tỉnh phía Bắc nhưng không đâu nhiều nội dung sôi nổi như ở đây. Tôi rất thích trò chơi pháo đất, hội thi bánh chưng, bánh dày. Ở Hải Dương có các phường rối nước, các câu lạc bộ hát chèo. Tôi nghĩ lễ hội tới nên đưa 2 hoạt động này vào cho phong phú", anh Mai Văn Tấn ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) nói.
Nhưng chưa bứt phá
Bên cạnh những thành công, có ý kiến cho rằng việc tổ chức lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019 vào buổi tối ở khu di tích Côn Sơn chưa thực sự phù hợp, ít người tham dự. Tổ chức lễ khai hội vào buổi sáng như trước sẽ phù hợp, thu hút được đông nhân dân và du khách tham dự hơn. Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc năm nay được tổ chức trang nghiêm, nhưng phần phát ngũ cốc cho người dân lại lộn xộn. Ban tổ chức cần xây dựng phương án phát ngũ cốc cho người dân theo thứ tự giống lễ ban ấn ở đền Kiếp Bạc.
Anh Cường, nhân viên dẫn đoàn thuộc Công ty CP Du lịch quốc tế ALO TOUR (Hải Phòng) cho rằng việc tuyên truyền trực quan về khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc vẫn chưa thực sự nổi bật. Các biển, bảng tuyên truyền về di tích tại các trục đường lớn, cửa ngõ của tỉnh còn ít và chưa bằng những tỉnh khác trong khu vực. Nên đầu tư những biển quảng cáo thật lớn ở các cửa ngõ của tỉnh, trên đường vào di tích vừa để chỉ dẫn, vừa quảng bá sẽ rất hiệu quả. "Ban tổ chức nên mời một số doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng của tỉnh như gốm Chu Đậu, bánh đậu xanh, bánh gai... mở các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại lễ hội sẽ hấp dẫn du khách hơn", anh Cường nêu ý kiến.
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng lượng du khách về tham dự lễ hội chưa có sự bứt phá, chỉ tương đương so với cùng kỳ năm ngoái. Theo bà Liên, thời gian qua, các tỉnh đầu tư rất lớn cho du lịch. Nhiều khu, điểm du lịch như Tam Chúc (Hà Nam), Tây Yên Tử (Bắc Giang) đầu tư rất hoành tráng và liên tục được quảng bá trên báo, đài Trung ương nên thu hút rất đông du khách. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng đã được cải tạo nhưng chưa xứng với quy mô, giá trị, chưa tạo được sự đột biến để hút du khách. Do đó, cần tiếp tục có sự đầu tư bài bản mới mong thu hút du khách về nhiều hơn.
Tại khu di tích Kiếp Bạc, kế hoạch của Ban Quản lý di tích là sẽ xin ý kiến của tỉnh để kè hồ phía nam đền Kiếp Bạc. Mở tuyến đường dài 450 m, rộng 20 m từ bãi xe số 1 ra đến đê. Làm đường dạo rộng 3-4 m, trồng cây xanh. Di chuyển toàn bộ ki ốt hàng quán ở hai bên đường thần đạo ra ngoài tuyến đường mới mở. Bên khu di tích Côn Sơn, tập trung cải tạo khu vực Bàn Cờ Tiên, làm cửa vòm, xung quanh trồng hoa để tạo thành một điểm check in cho du khách. Tiếp tục phát quang cây, cỏ dại, cải tạo và trồng thêm hoa ở khu vực hồ bán nguyệt, đường từ bãi xe ở chân núi Ngũ Nhạc vào khu di tích...
BÌNH MINH (Báo Hải Dương điện tử)