Đền thờ bà Nguyễn Thị Lộ ở đâu?
- Thứ năm - 17/03/2016 11:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nguyễn Thị Lộ là một nữ lưu tài sắc vẹn toàn, là nhà giáo trong cung đình đáng để đời sau noi gương trân trọng.
Nhưng ngôi đền được lập sớm nhất trong cả nước để tưởng nhớ bà hiện còn rất khiêm nhường.
Nhưng ngôi đền được lập sớm nhất trong cả nước để tưởng nhớ bà hiện còn rất khiêm nhường.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh (Hải Dương). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, được phong làm Lễ nghi học sĩ, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của ông. Ngày 4 tháng 8, vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Tại đây, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất.
Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 năm này. Nguyễn Trãi và hơn 400 thân quyến bị đưa ra xử tử, riêng bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm chết trong làn nước chảy xiết của sông Hồng. Hiện nay, người đời vẫn kể rằng, xác của bà đã trôi dạt theo sông Hồng và tấp vào làng Khuyến Lương (nay ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nơi trước đây bà cùng Nguyễn Trãi mở trường dạy học. Sau vụ án, những gì liên quan đến Nguyễn Trãi đều bị hủy diệt.
Mãi đến năm Giáp Thân, niên hiệu Quang Thuận 5 (1464) vua Lê Thánh Tông ban chế phong tặng tước Tế văn hầu cho Lê Trãi (ghi nhận công lao của Nguyễn Trãi), thì sau đó ở làng Khuyến Lương mới có đền thờ Nguyễn Trãi được dựng lên từ khu nhà dạy học, rồi sau này đền bà Nguyễn Thị Lộ cũng được dựng từ khu nhà tranh, sát chân đê. Đây là ngôi đền duy nhất, sớm nhất trên cả nước thờ nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Ngoài ngôi đền này, Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ còn được thờ cùng Nguyễn Trãi tại 2 điểm nữa, một ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà (Thái Bình), và Lệ Chi Viên (huyện Gia Bình, Bắc Ninh).
Nghe kể ban đầu khu vực đền thờ rộng 800 m2, ngôi đền có tường xây dày 50-60 cm bằng gạch Bát Tràng, có đủ tiền tế, hậu cung, bên ngoài có hai long mã. Đền được sửa chữa nhiều lần, đó là năm Thành Thái nguyên niên - 1.889, tới triều vua Khải Định (1916 -1925) lại sửa lần nữa.
Cụ Trần Văn Vượng 86 tuổi ở làng Khuyến Lương - người trông coi đền kể rằng: Ở làng Khuyến Lương có 2 địa điểm liên quan đến cuộc đời của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Đó là nơi ông ngồi dạy học và ngôi nhà ông bà thường nghỉ ngơi. Hai điểm này chỉ cách nhau chừng một cây số. Thời ấy sông Hồng còn lượn vào sát ngôi nhà tranh vách đất. Những đêm trăng thanh gió mát, ông bà ngâm thơ, đàm đạo thế thái nhân tình…
Theo lời cụ Vượng, thời kỳ chống Pháp 1946-1947, giặc về đây càn quét, mang xe ủi khu đền, chỉ để lại nội điện chơ vơ. Thời cải cách ruộng đất và một thời gian khá dài sau này, đền bị bỏ mặc. Bây giờ đền chỉ còn lại diện tích gần 200 m2, có một gian hậu cung hẹp, phía sau là một ngôi nhà cấp 4, phòng khi có khách vãng lai từ xa đến. Chật là vậy nhưng trong phòng ấy vẫn dựng một tấm bia ghi chữ nôm "Góc Thành nam lều một gian” như thể nhắc với khách về một thời quá vãng… Nội điện bài trí giản dị như cuộc đời người nữ học sĩ: Một bức tượng nhỏ và những bát hương.
Đến ngày giỗ đức bà (16-8 âm lịch hằng năm), chính quyền địa phương ở Khuyến Lương thường đến đây hành lễ. Còn tuần rằm, sóc vọng, dân chúng quanh đây đến thắp hương, nhưng rất ít khách, bởi rất ít người biết đến.
*
Chúng tôi đã đến thăm viếng đền Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ vào một ngày đông lạnh. Phải hỏi thăm nhiều lần, đi loanh quanh trong làng rồi ra tới sát chân đê sông Hồng, đến nơi rồi vẫn chưa nhận ra ngôi đền, lại phải hỏi người dân ở đây mới biết. Thật không thể ngờ! Quang cảnh hiện ra trước mắt khiến không một ai không khỏi bâng khuâng, chạnh lòng: Cánh cổng đền khóa chặt. Đứng ngoài nhìn vào trên tường thấy viết dòng chữ “người trông đền số máy điện thoại - 043643…”. Nhưng bấm máy thì chỉ có tiếng kêu "tút tút”. Phải nhờ người đi tìm chừng nửa giờ mới thấy cụ già trông đền đến mở cổng.
Trước mắt chúng tôi là những đôi câu đối chữ Hán trước cổng, dịch ra nghe xót xa:
Kim cổ không cùng sông mù mịt/Anh hùng nỗi hận lá phiêu diêu
Lại một đôi câu đối khác ghi trên cánh cổng có nghĩa là: Dân gian mãi chịu nỗi hàm oan/Nhà vua đã giải oan cho kẻ mang tội.
Bên trong là một tấm biển “Nữ học sĩ linh từ” (Đền thiêng thờ Nữ học sĩ).
Cụ Vượng cho biết: Cách đây 10 năm, ông Nguyễn Hữu Đường, giám đốc một công ty TNHH ở Hòa Bình đã cung tiến tiền tôn tạo đền. Ngày giỗ đức bà, ông Đường sắm sửa lễ vật, làm cỗ mang về hành lễ rất cung kính.
Trong khuôn viên đền có một tấm bia khắc bằng chữ Việt "Đức bà Nguyễn Thị Lộ, Lê triều Lễ nghi học sĩ - Nữ lưu đệ nhất công thần”. Đọc bia có thể biết rằng: Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới, thì sau đó nhà giáo Hoàng Đạo Chúc đã vận động Hội Những người kính yêu Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ tổ chức minh oan, chiêu tuyết cho đức bà, tổ chức hội thảo khoa học "Lễ nghi nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên”. Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc đã tổ chức đúc tượng đồng, tạc tượng đá và dựng bia thờ bà ở những nơi có liên quan. Rằng đây chính là nơi giặc Minh từng giam lỏng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ gần 10 năm, trước khi ông bà thoát vào Thanh Hóa tìm Lê Lợi bàn kế sách đánh giặc Minh. Văn bia, khi kể về bà có đoạn:
“Mày ngài mắt phượng, tuyệt thế giai nhân
Chí cả tài cao, phi phàm kỳ nữ
Công dung ngôn hạnh, bốn đức vẹn toàn
Thi họa cầm kỳ, trăm hoa đua nở…”
Điều đáng lưu tâm là phần lạc khoản ở cuối bia được ghi do Giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng Lao động soạn năm 2013.
*
Có sách chép: Khuyến Lương từng là thái ấp của danh tướng Trần Khát Chân đời Trần. Xưa gọi là Cổ Mai, hay Cổ Mai Đàm. Thời ấy vùng này trồng nhiều mai và có nhiều đầm nước. Cho đến bây giờ xung quanh vẫn còn các địa danh gợi nhớ như: Tương Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, Bạch Mai… Đây rất gần thành Đông Quan, mà có sách viết rằng cuối năm 1427 Lê Lợi và Nguyễn Trãi đóng bản doanh tại chùa Đông Phù Liệt, xã Đông Mỹ và làng Việt Yên, xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì) bàn kế sách.
Đức bà Nguyễn Thị Lộ, người làng Hải Triều, còn gọi là Hới Chiếu, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà (Thái Bình), nổi tiếng với nghề dệt chiếu đẹp. Bà là người thông tuệ, nếp nhà thi thư từng thuộc lối, lại xinh đẹp đoan trang, đúng như câu ngạn ngữ "Rượu Me, chè Thái, gái Hải Triều". Thuở nhỏ, Nguyễn Thị Lộ cùng chị em mang chiếu Hới lên kinh thành bán và tình cờ một lần gặp Nguyễn Trãi ở Vũ Lăng. Qua đàm đạo thơ văn, họ nhanh chóng trở thành tri âm, tri kỷ. Sống với Nguyễn Trãi nhưng Nguyễn Thị Lộ không có con. Những năm Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi chỉ huy đánh giặc Minh, bà ở bên giúp chồng thảo chép công văn. Đất nước thái bình, bà được vua Thái Tông gọi vào triều phong Lễ nghi học sĩ, dạy cung nữ, giảng sách cho vua…
Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 năm này. Nguyễn Trãi và hơn 400 thân quyến bị đưa ra xử tử, riêng bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm chết trong làn nước chảy xiết của sông Hồng. Hiện nay, người đời vẫn kể rằng, xác của bà đã trôi dạt theo sông Hồng và tấp vào làng Khuyến Lương (nay ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nơi trước đây bà cùng Nguyễn Trãi mở trường dạy học. Sau vụ án, những gì liên quan đến Nguyễn Trãi đều bị hủy diệt.
Mãi đến năm Giáp Thân, niên hiệu Quang Thuận 5 (1464) vua Lê Thánh Tông ban chế phong tặng tước Tế văn hầu cho Lê Trãi (ghi nhận công lao của Nguyễn Trãi), thì sau đó ở làng Khuyến Lương mới có đền thờ Nguyễn Trãi được dựng lên từ khu nhà dạy học, rồi sau này đền bà Nguyễn Thị Lộ cũng được dựng từ khu nhà tranh, sát chân đê. Đây là ngôi đền duy nhất, sớm nhất trên cả nước thờ nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Ngoài ngôi đền này, Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ còn được thờ cùng Nguyễn Trãi tại 2 điểm nữa, một ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà (Thái Bình), và Lệ Chi Viên (huyện Gia Bình, Bắc Ninh).
Nghe kể ban đầu khu vực đền thờ rộng 800 m2, ngôi đền có tường xây dày 50-60 cm bằng gạch Bát Tràng, có đủ tiền tế, hậu cung, bên ngoài có hai long mã. Đền được sửa chữa nhiều lần, đó là năm Thành Thái nguyên niên - 1.889, tới triều vua Khải Định (1916 -1925) lại sửa lần nữa.
Cụ Trần Văn Vượng 86 tuổi ở làng Khuyến Lương - người trông coi đền kể rằng: Ở làng Khuyến Lương có 2 địa điểm liên quan đến cuộc đời của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Đó là nơi ông ngồi dạy học và ngôi nhà ông bà thường nghỉ ngơi. Hai điểm này chỉ cách nhau chừng một cây số. Thời ấy sông Hồng còn lượn vào sát ngôi nhà tranh vách đất. Những đêm trăng thanh gió mát, ông bà ngâm thơ, đàm đạo thế thái nhân tình…
Theo lời cụ Vượng, thời kỳ chống Pháp 1946-1947, giặc về đây càn quét, mang xe ủi khu đền, chỉ để lại nội điện chơ vơ. Thời cải cách ruộng đất và một thời gian khá dài sau này, đền bị bỏ mặc. Bây giờ đền chỉ còn lại diện tích gần 200 m2, có một gian hậu cung hẹp, phía sau là một ngôi nhà cấp 4, phòng khi có khách vãng lai từ xa đến. Chật là vậy nhưng trong phòng ấy vẫn dựng một tấm bia ghi chữ nôm "Góc Thành nam lều một gian” như thể nhắc với khách về một thời quá vãng… Nội điện bài trí giản dị như cuộc đời người nữ học sĩ: Một bức tượng nhỏ và những bát hương.
Đến ngày giỗ đức bà (16-8 âm lịch hằng năm), chính quyền địa phương ở Khuyến Lương thường đến đây hành lễ. Còn tuần rằm, sóc vọng, dân chúng quanh đây đến thắp hương, nhưng rất ít khách, bởi rất ít người biết đến.
*
Chúng tôi đã đến thăm viếng đền Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ vào một ngày đông lạnh. Phải hỏi thăm nhiều lần, đi loanh quanh trong làng rồi ra tới sát chân đê sông Hồng, đến nơi rồi vẫn chưa nhận ra ngôi đền, lại phải hỏi người dân ở đây mới biết. Thật không thể ngờ! Quang cảnh hiện ra trước mắt khiến không một ai không khỏi bâng khuâng, chạnh lòng: Cánh cổng đền khóa chặt. Đứng ngoài nhìn vào trên tường thấy viết dòng chữ “người trông đền số máy điện thoại - 043643…”. Nhưng bấm máy thì chỉ có tiếng kêu "tút tút”. Phải nhờ người đi tìm chừng nửa giờ mới thấy cụ già trông đền đến mở cổng.
Trước mắt chúng tôi là những đôi câu đối chữ Hán trước cổng, dịch ra nghe xót xa:
Kim cổ không cùng sông mù mịt/Anh hùng nỗi hận lá phiêu diêu
Lại một đôi câu đối khác ghi trên cánh cổng có nghĩa là: Dân gian mãi chịu nỗi hàm oan/Nhà vua đã giải oan cho kẻ mang tội.
Bên trong là một tấm biển “Nữ học sĩ linh từ” (Đền thiêng thờ Nữ học sĩ).
Cụ Vượng cho biết: Cách đây 10 năm, ông Nguyễn Hữu Đường, giám đốc một công ty TNHH ở Hòa Bình đã cung tiến tiền tôn tạo đền. Ngày giỗ đức bà, ông Đường sắm sửa lễ vật, làm cỗ mang về hành lễ rất cung kính.
Cụ Trần Văn Vượng (người trông coi đền) giới thiệu tấm bia ghi công nữ học sĩ
Trong khuôn viên đền có một tấm bia khắc bằng chữ Việt "Đức bà Nguyễn Thị Lộ, Lê triều Lễ nghi học sĩ - Nữ lưu đệ nhất công thần”. Đọc bia có thể biết rằng: Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới, thì sau đó nhà giáo Hoàng Đạo Chúc đã vận động Hội Những người kính yêu Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ tổ chức minh oan, chiêu tuyết cho đức bà, tổ chức hội thảo khoa học "Lễ nghi nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên”. Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc đã tổ chức đúc tượng đồng, tạc tượng đá và dựng bia thờ bà ở những nơi có liên quan. Rằng đây chính là nơi giặc Minh từng giam lỏng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ gần 10 năm, trước khi ông bà thoát vào Thanh Hóa tìm Lê Lợi bàn kế sách đánh giặc Minh. Văn bia, khi kể về bà có đoạn:
“Mày ngài mắt phượng, tuyệt thế giai nhân
Chí cả tài cao, phi phàm kỳ nữ
Công dung ngôn hạnh, bốn đức vẹn toàn
Thi họa cầm kỳ, trăm hoa đua nở…”
Điều đáng lưu tâm là phần lạc khoản ở cuối bia được ghi do Giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng Lao động soạn năm 2013.
*
Có sách chép: Khuyến Lương từng là thái ấp của danh tướng Trần Khát Chân đời Trần. Xưa gọi là Cổ Mai, hay Cổ Mai Đàm. Thời ấy vùng này trồng nhiều mai và có nhiều đầm nước. Cho đến bây giờ xung quanh vẫn còn các địa danh gợi nhớ như: Tương Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, Bạch Mai… Đây rất gần thành Đông Quan, mà có sách viết rằng cuối năm 1427 Lê Lợi và Nguyễn Trãi đóng bản doanh tại chùa Đông Phù Liệt, xã Đông Mỹ và làng Việt Yên, xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì) bàn kế sách.
Đức bà Nguyễn Thị Lộ, người làng Hải Triều, còn gọi là Hới Chiếu, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà (Thái Bình), nổi tiếng với nghề dệt chiếu đẹp. Bà là người thông tuệ, nếp nhà thi thư từng thuộc lối, lại xinh đẹp đoan trang, đúng như câu ngạn ngữ "Rượu Me, chè Thái, gái Hải Triều". Thuở nhỏ, Nguyễn Thị Lộ cùng chị em mang chiếu Hới lên kinh thành bán và tình cờ một lần gặp Nguyễn Trãi ở Vũ Lăng. Qua đàm đạo thơ văn, họ nhanh chóng trở thành tri âm, tri kỷ. Sống với Nguyễn Trãi nhưng Nguyễn Thị Lộ không có con. Những năm Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi chỉ huy đánh giặc Minh, bà ở bên giúp chồng thảo chép công văn. Đất nước thái bình, bà được vua Thái Tông gọi vào triều phong Lễ nghi học sĩ, dạy cung nữ, giảng sách cho vua…