Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú núi Ngũ Nhạc
- Thứ hai - 24/09/2018 10:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ở khu di tích Côn Sơn có một địa danh đầy sức hấp dẫn mà chưa nhiều người biết đến. Đó là núi Ngũ Nhạc.
Núi thiêng
Núi Ngũ Nhạc nằm ở phía đông bắc của khu di tích Côn Sơn, trải dài từ bắc xuống nam với chiều dài hơn 4 km, có 5 đỉnh, ngọn cao nhất 238 m. Trên các đỉnh núi này người xưa cho xây 5 miếu thờ thần ngũ phương nên gọi là Ngũ Nhạc linh từ.
Người xưa cho rằng núi Ngũ Nhạc có khí thiêng từ các phương hội tụ lại. Nếu như núi Côn Sơn gắn với chùa Côn Sơn và thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Đại Việt, thì núi Ngũ Nhạc là nơi thờ trời, đất, ngũ phương Ngũ Lão Quân theo tư tưởng Đạo giáo. Núi Ngũ Nhạc được linh khí tứ phương hội tụ nên đây được coi là nơi tối linh của vùng đất xứ Đông và đất nước.
Truyền thuyết kể rằng, 5 ngọn núi trên Ngũ Nhạc là những vùng đất phúc mà các thần tiên ngự trị, thưởng ngoạn phong cảnh kỳ tuyệt ở chốn trần gian. 5 ngọn núi thiêng này tượng trưng cho năm phương (tứ phương và trung phương), mỗi phương ứng với một hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Theo thuyết của Đạo giáo, Ngũ Nhạc cũng như Tứ Độc (bốn con sông dài nhất) là hai trong số các Địa kỳ của Thiên đình Đạo giáo. Vì thế, trên mỗi đỉnh của Ngũ Nhạc đều có một nơi thờ các thần tự nhiên là Ngũ Phương Ngũ Lão quân: Thanh Đế ở phương đông, Bạch Đế ở phương tây, Xích Đế ở phương nam, Hắc Đế ở phương bắc và Hoàng Đế ở trung ương (trung tâm). Đây là hiện tượng thần linh hóa ngũ hành thành ngũ phương ngũ thần của Đạo giáo.
Trải qua thời gian, những miếu thờ trên đỉnh Ngũ Nhạc chỉ còn là những ban thờ lộ thiên kiến trúc đơn sơ bằng đá trát vữa vôi có hình chữ nhật với chiều dài 3 m, rộng 2 m, cao 1 m. Nhận thấy giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc của di tích, năm 2004, trong lần về thăm di tích Côn Sơn, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã chỉ đạo tỉnh Hải Dương nghiên cứu, tôn tạo những miếu thờ trên núi Ngũ Nhạc nhằm phát huy ý nghĩa văn hóa sâu sắc của di tích, đồng thời giới thiệu với du khách thập phương về vốn văn hóa độc đáo của xứ Đông xưa và nay. Đầu năm 2006, lễ khánh thánh 5 miếu thờ trên núi Ngũ Nhạc cùng hệ thống đường bộ hành lên núi đã được tổ chức. Các ngôi miếu đều quay về hướng nam - nơi có hồ Côn Sơn quanh năm nước biếc. Đường bộ hành lên núi dài 1,8 km được lát hoàn toàn bằng đá xanh.
Theo lệ xưa, mỗi khi đất nước gặp hạn hán, mất mùa, chiến tranh giặc dã... thì các vương triều đều cử các quan đầu triều đến cầu đảo các vị tiên thánh cho đất nước được thái bình, mùa màng tươi tốt. Chủ lễ là đại diện cho triều đình, sau khi tế lễ thì phát lộc cho dân chúng. Trải qua thời gian, tục tế lễ cầu đảo trên núi Ngũ Nhạc không còn được tổ chức thường xuyên. Từ năm 2007, lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc đã được tỉnh ta phục dựng và trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong chương trình Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm.
Trong 5 miếu thờ trên núi Ngũ Nhạc, tế lễ ở Đông Nhạc miếu để cầu mong được giải hạn trừ tai, công danh tiến phát. Tế lễ ở Nam Nhạc miếu để cầu mong việc chống hỏa hoạn. Tế lễ ở Bắc Nhạc miếu cầu mong nguồn nước dồi dào. Tế lễ ở Tây Nhạc miếu để cầu mong các nghề buôn bán về luyện kim, khai khoáng cũng như sự an toàn khi đi lại. Trung Nhạc miếu là trung tâm Hoàng đế, thờ vị thần cai quản phân dã thế giới, côn trùng... Đây là vị thần tối linh của Đạo giáo. Tế lễ ở đây để cầu mong hạnh phúc trường tồn, viên mãn. Lễ tế trời đất do các pháp sư thực hiện theo nghi thức truyền thống. Buổi lễ diễn ra trong không khí linh thiêng, mọi người tham dự đều có cảm giác vui mừng, hân hoan lan tỏa như được tiếp thêm sức mạnh. Người ta tin rằng Phật, Thánh sẽ chứng cho lòng thành kính của họ mà độ cho sức khỏe, tài lộc và mọi điều an lành. Lễ tế kết thúc, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh sẽ ban lộc ngũ cốc cho đại diện các cơ quan, đơn vị, nhân dân, du khách để cầu may.
Nơi trải nghiệm thú vị
Núi Ngũ Nhạc bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều. Núi có kết cấu sỏi cát, độ ẩm cao nên thực vật ở đây phát triển mạnh, nhiều loài cây sinh sống như: thông, trúc, me rừng, chuối rừng, sim, mua và nhiều thứ cây dược liệu khác. Rừng cây rậm rạp xanh tốt quanh năm bao trùm lên toàn bộ các ngọn núi đã làm cho Ngũ Nhạc lúc nào cũng mang trong mình một sức sống, một màu xanh kỳ diệu. Đến đây, du khách như lạc vào cõi thiêng, được tận hưởng những hương vị, âm thanh đặc trưng của núi rừng Côn Sơn như: tiếng thông reo vi vu, tiếng lá cây xào xạc, tiếng róc rách của suối, tiếng chim hót líu lo trên cao... Tất cả như tạo nên bản giao hưởng của dàn nhạc núi rừng Côn Sơn.
Anh Phạm Xuân Lãnh (34 tuổi) ở Đông Triều (Quảng Ninh) cùng nhóm bạn từng theo đoàn rước bộ lên núi Ngũ Nhạc làm lễ tế trời đất. Anh Lãnh cho biết núi Ngũ Nhạc không quá cao nhưng phong cảnh rất đẹp. Từ trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa có thể thấy được sự kỳ vĩ của núi non trùng điệp. Anh và nhóm bạn của mình ngồi nghỉ dưới những tán thông, hít hà không khí trong lành của rừng núi, tâm như tĩnh lại, bao lo toan, mệt mỏi của cuộc sống gần như tan biến hết. "Dịp Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc này, chúng tôi đã lên kế hoạch về khu di tích tham quan, sau đó sẽ lên núi Ngũ Nhạc làm lễ. Tiếc là một số bạn không sắp xếp được công việc nên đã thống nhất để đến lễ hội mùa xuân năm tới sẽ thực hiện kế hoạch này", anh Lãnh chia sẻ.
Chị Nguyễn Phương Linh (24 tuổi) ở phường Sao Đỏ (Chí Linh) cho biết đã cùng một số anh chị em tổ chức dã ngoại trên núi Ngũ Nhạc. "Lên núi thiêng chúng tôi cảm giác như lạc vào cảnh giới của Phật. Tôi thích không khí trong lành, mát mẻ, sự yên tĩnh. Trưa hôm đó, anh chị em chúng tôi tổ chức trải bạt ăn trưa trên núi và nghỉ ngơi, tham quan đến tận chiều mới về", chị Linh nói.
Tới đây, ngoài việc dâng hương tại 5 đỉnh núi thiêng để cầu may mắn, hạnh phúc, an lành, du khách sẽ được hòa mình vào thế giới tự nhiên, phóng tầm mắt ngắm nhìn thế giới xung quanh, hít hà không khí trong lành...
TIẾN MẠNH (Báo Hải Dương điện tử)
Núi Ngũ Nhạc nằm ở phía đông bắc của khu di tích Côn Sơn, trải dài từ bắc xuống nam với chiều dài hơn 4 km, có 5 đỉnh, ngọn cao nhất 238 m. Trên các đỉnh núi này người xưa cho xây 5 miếu thờ thần ngũ phương nên gọi là Ngũ Nhạc linh từ.
Người xưa cho rằng núi Ngũ Nhạc có khí thiêng từ các phương hội tụ lại. Nếu như núi Côn Sơn gắn với chùa Côn Sơn và thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Đại Việt, thì núi Ngũ Nhạc là nơi thờ trời, đất, ngũ phương Ngũ Lão Quân theo tư tưởng Đạo giáo. Núi Ngũ Nhạc được linh khí tứ phương hội tụ nên đây được coi là nơi tối linh của vùng đất xứ Đông và đất nước.
Truyền thuyết kể rằng, 5 ngọn núi trên Ngũ Nhạc là những vùng đất phúc mà các thần tiên ngự trị, thưởng ngoạn phong cảnh kỳ tuyệt ở chốn trần gian. 5 ngọn núi thiêng này tượng trưng cho năm phương (tứ phương và trung phương), mỗi phương ứng với một hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Theo thuyết của Đạo giáo, Ngũ Nhạc cũng như Tứ Độc (bốn con sông dài nhất) là hai trong số các Địa kỳ của Thiên đình Đạo giáo. Vì thế, trên mỗi đỉnh của Ngũ Nhạc đều có một nơi thờ các thần tự nhiên là Ngũ Phương Ngũ Lão quân: Thanh Đế ở phương đông, Bạch Đế ở phương tây, Xích Đế ở phương nam, Hắc Đế ở phương bắc và Hoàng Đế ở trung ương (trung tâm). Đây là hiện tượng thần linh hóa ngũ hành thành ngũ phương ngũ thần của Đạo giáo.
Trải qua thời gian, những miếu thờ trên đỉnh Ngũ Nhạc chỉ còn là những ban thờ lộ thiên kiến trúc đơn sơ bằng đá trát vữa vôi có hình chữ nhật với chiều dài 3 m, rộng 2 m, cao 1 m. Nhận thấy giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc của di tích, năm 2004, trong lần về thăm di tích Côn Sơn, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã chỉ đạo tỉnh Hải Dương nghiên cứu, tôn tạo những miếu thờ trên núi Ngũ Nhạc nhằm phát huy ý nghĩa văn hóa sâu sắc của di tích, đồng thời giới thiệu với du khách thập phương về vốn văn hóa độc đáo của xứ Đông xưa và nay. Đầu năm 2006, lễ khánh thánh 5 miếu thờ trên núi Ngũ Nhạc cùng hệ thống đường bộ hành lên núi đã được tổ chức. Các ngôi miếu đều quay về hướng nam - nơi có hồ Côn Sơn quanh năm nước biếc. Đường bộ hành lên núi dài 1,8 km được lát hoàn toàn bằng đá xanh.
Theo lệ xưa, mỗi khi đất nước gặp hạn hán, mất mùa, chiến tranh giặc dã... thì các vương triều đều cử các quan đầu triều đến cầu đảo các vị tiên thánh cho đất nước được thái bình, mùa màng tươi tốt. Chủ lễ là đại diện cho triều đình, sau khi tế lễ thì phát lộc cho dân chúng. Trải qua thời gian, tục tế lễ cầu đảo trên núi Ngũ Nhạc không còn được tổ chức thường xuyên. Từ năm 2007, lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc đã được tỉnh ta phục dựng và trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong chương trình Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm.
Trong 5 miếu thờ trên núi Ngũ Nhạc, tế lễ ở Đông Nhạc miếu để cầu mong được giải hạn trừ tai, công danh tiến phát. Tế lễ ở Nam Nhạc miếu để cầu mong việc chống hỏa hoạn. Tế lễ ở Bắc Nhạc miếu cầu mong nguồn nước dồi dào. Tế lễ ở Tây Nhạc miếu để cầu mong các nghề buôn bán về luyện kim, khai khoáng cũng như sự an toàn khi đi lại. Trung Nhạc miếu là trung tâm Hoàng đế, thờ vị thần cai quản phân dã thế giới, côn trùng... Đây là vị thần tối linh của Đạo giáo. Tế lễ ở đây để cầu mong hạnh phúc trường tồn, viên mãn. Lễ tế trời đất do các pháp sư thực hiện theo nghi thức truyền thống. Buổi lễ diễn ra trong không khí linh thiêng, mọi người tham dự đều có cảm giác vui mừng, hân hoan lan tỏa như được tiếp thêm sức mạnh. Người ta tin rằng Phật, Thánh sẽ chứng cho lòng thành kính của họ mà độ cho sức khỏe, tài lộc và mọi điều an lành. Lễ tế kết thúc, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh sẽ ban lộc ngũ cốc cho đại diện các cơ quan, đơn vị, nhân dân, du khách để cầu may.
Nơi trải nghiệm thú vị
Núi Ngũ Nhạc bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều. Núi có kết cấu sỏi cát, độ ẩm cao nên thực vật ở đây phát triển mạnh, nhiều loài cây sinh sống như: thông, trúc, me rừng, chuối rừng, sim, mua và nhiều thứ cây dược liệu khác. Rừng cây rậm rạp xanh tốt quanh năm bao trùm lên toàn bộ các ngọn núi đã làm cho Ngũ Nhạc lúc nào cũng mang trong mình một sức sống, một màu xanh kỳ diệu. Đến đây, du khách như lạc vào cõi thiêng, được tận hưởng những hương vị, âm thanh đặc trưng của núi rừng Côn Sơn như: tiếng thông reo vi vu, tiếng lá cây xào xạc, tiếng róc rách của suối, tiếng chim hót líu lo trên cao... Tất cả như tạo nên bản giao hưởng của dàn nhạc núi rừng Côn Sơn.
Anh Phạm Xuân Lãnh (34 tuổi) ở Đông Triều (Quảng Ninh) cùng nhóm bạn từng theo đoàn rước bộ lên núi Ngũ Nhạc làm lễ tế trời đất. Anh Lãnh cho biết núi Ngũ Nhạc không quá cao nhưng phong cảnh rất đẹp. Từ trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa có thể thấy được sự kỳ vĩ của núi non trùng điệp. Anh và nhóm bạn của mình ngồi nghỉ dưới những tán thông, hít hà không khí trong lành của rừng núi, tâm như tĩnh lại, bao lo toan, mệt mỏi của cuộc sống gần như tan biến hết. "Dịp Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc này, chúng tôi đã lên kế hoạch về khu di tích tham quan, sau đó sẽ lên núi Ngũ Nhạc làm lễ. Tiếc là một số bạn không sắp xếp được công việc nên đã thống nhất để đến lễ hội mùa xuân năm tới sẽ thực hiện kế hoạch này", anh Lãnh chia sẻ.
Chị Nguyễn Phương Linh (24 tuổi) ở phường Sao Đỏ (Chí Linh) cho biết đã cùng một số anh chị em tổ chức dã ngoại trên núi Ngũ Nhạc. "Lên núi thiêng chúng tôi cảm giác như lạc vào cảnh giới của Phật. Tôi thích không khí trong lành, mát mẻ, sự yên tĩnh. Trưa hôm đó, anh chị em chúng tôi tổ chức trải bạt ăn trưa trên núi và nghỉ ngơi, tham quan đến tận chiều mới về", chị Linh nói.
Tới đây, ngoài việc dâng hương tại 5 đỉnh núi thiêng để cầu may mắn, hạnh phúc, an lành, du khách sẽ được hòa mình vào thế giới tự nhiên, phóng tầm mắt ngắm nhìn thế giới xung quanh, hít hà không khí trong lành...
TIẾN MẠNH (Báo Hải Dương điện tử)