Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 97/BVHTTDL-DSVH gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích đền Gốm, xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh.
Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất là “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ”, được tạo dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 45 (1784), cách chúng ta 226 năm. Hai tấm sau đều được dựng vào năm Tự Đức thứ 10 (1857) cách chúng ta 153 năm. Nhưng lần tìm theo những thư tịch cổ thì thấy vùng núi Kiệt Sơn – Phượng Hoàng này đã được ghi chép vào sử sách từ khá sớm.
Sau 10 tháng xây dựng, đến nay, công trình tôn tạo, phục dựng Tinh phi cổ tháp thuộc di tích đền thờ Nguyễn Thị Duệ (phường Văn An, Chí Linh) đã hoàn thành.
Đến Chí Linh, ta như được lạc vào các cung đường dẫn lối tìm về cội nguồn của dân tộc và còn được khám phá những địa danh nổi tiếng nơi xứ “địa linh” này.
Chí Linh – vùng đất gắn liền với những đấng anh hùng hào kiệt, cùng các địa danh đưa người ta ngược dòng tìm về cội nguồn của dân tộc. Nhưng đâu chỉ có thế, ẩn mình nơi vùng đất Chí Linh – Hải Dương ấy còn nhiều điểm đến hấp dẫn và ấn tượng hơn bạn nghĩ nhé. Còn giờ thì mời bạn khám phá ngay nào.
Rừng phong đổ lá đỏ tại chùa Thanh Mai, Chí Linh, Hải Dương là điểm đến thú vị cho một chuyến picnic với bạn bè và người thân vào dịp cuối tuần.
UBND tỉnh vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hạ tầng du lịch chùa Huyền Thiên (phường Văn An, Chí Linh).
Sân Gôn Chí Linh nằm tại Phường Sao Đỏ, Thị Xã Chí Linh,Tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội 80km, trên đường tới vịnh Hạ Long.
Sân Gôn Chí Linh được mệnh danh là “sân Gôn thách thức nhất Việt Nam” và các tay golfer chuyên nghiệp khó thể bỏ qua địa điểm thi đấu thú vị này.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có từ lâu đời, trong đó Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đền Sinh - đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một trong những trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở miền Bắc được nhiều người biết đến. Để nhân dân và du khách thập phương hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và ở đền Sinh - đền Hóa nói riêng trang http://chilinhquetoi.com đăng tải bài viết này nhằm giúp quý vị có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tín ngưỡng độc đáo này.
Trên đỉnh núi Phượng Hoàng nằm trong quần thể di tích đền thờ Thầy giáo Chu Văn An, khu di tích Phượng Hoàng (phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) có khu lăng mộ Thầy giáo Chu Văn An và giếng Ngọc. Điều đặc biệt ở chỗ nước giếng Ngọc luôn đầy ắp, trong mát quanh năm. Kỳ lạ ở chỗ giếng nằm trên đỉnh núi và trong điều kiện thời tiết nhiều ngày không có mưa nhưng giếng không cạn nước.
Kỳ cuối: Tới hang Pheo, khe Ổ Lợn... (*)
“... Ngàn đời nay, người dân Hoàng Tiến giữ rừng để hưởng hoa lợi từ rừng và cũng chính họ cũng là những người đã cố công gìn giữ cái tài sản vô giá mà thiên nhiên và lịch sử đã ban tặng…” Chúng tôi chọn ngày Chủ nhật để tiếp tục hành trình khám phá Ngũ Đài Sơn. Chuyến đi này, chúng tôi có mời cụ Nguyễn Văn Ngoạn, ông Ngô Quang Vinh, một số cán bộ địa phương và các em sinh viên, các cháu học sinh trong thôn, trong xã cùng cả mấy cô giáo trẻ trường làng. Theo cụ Ngoạn, nếu muốn khám phá kỹ Ngũ Đài Sơn thì cần phải có nhiều ngày. Tuy nhiên, vẫn phải leo lên núi Đống Thóc, qua Cổng Trời, từ đó tới hang Pheo, công viên đá Khe Ổ Lợn và thác Bò Đái. Những người chưa leo núi nghe vậy thì hào hứng lắm.