Đình Chí Linh

Đình Chí Linh

 03:59 29/10/2015

Nằm ở thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh. Căn cứ vào tấm bia “ Thần tích bi ký” khắc dựng  năm Tự Đức 20 (1867) hiện còn lưu giữ tại đây,  thì Đình Chí Linh là nơi thờ Tam vị đại vương có tên hiệu là:
- Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả)
- Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai)
- Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)

Tinh Phi cổ tháp

Vài nét về Tinh Phi cổ tháp

 02:44 29/10/2015

 Chí Linh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử - văn hoá, liên quan tới danh nhân ở các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng...Vào cuối thế kỷ XVIII, Chí Linh có 8 di tích cổ nổi tiếng, đại diện cho 8 loại hình kiến trúc tiêu biểu, gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương và đất nước. Đó là: Trạng nguyên cổ đường: gắn liền với việc dậy học của lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Tiều ẩn cổ bích: là bức tường cổ quây quanh nhà của Tiều ẩn - ngôi nhà ẩn dật của thầy giáo Chu Văn An; Dược lĩnh cổ viên: gắn liền với việc Phạm Ngũ Lão cho trồng cây thuốc để chữa bệnh và vết thương cho quân sĩ nhà Trần; Nhạn Loan cổ độ: là bến đò cổ, gắn liền với tích Thục An Dương Vương bị quân Triệu Đà truy đuổi, ông đã chạy qua  đây; Thượng Tể cổ trạch: là nhà cũ của quan Thượng Tể Trần Quốc Chẩn; Chí Linh cổ thành:gắn liền với việc xây thành của nhà Trần và được củng cố vào thời Mạc; Vân Tiên cổ động: tức động cổ Vân Tiên nằm trong khuôn viên chùa Huyền Thiên có từ thời Lý. Đặc biệt là Tinh Phi cổ tháp: Đây là ngôi tháp cổ của Tinh Phi - bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, một người phụ nữ tài đức vẹn toàn, nữ tiến sĩ đầu tiên của nước ta, một ngôi sao sáng trên bầu trời giáo dục nước nhà, tiên phong trào phong trào giải phóng phụ nữ, một nhân vật nổi tiếng vào thế kỷ XVII.

Lưỡng Quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Lưỡng Quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

 01:32 29/10/2015

Với tài năng thiên bẩm và quá trình học tập cần mẫn ông đã trở thành một nhân tài trác việt của đất nước. Không chỉ nổi tiếng trong nước, khi đi sứ Tàu ông đã không để quốc thể bị hạ nhục và mặc dù vô cùng căm tức nhưng vua Nguyên vẫn phải công nhận ông là Lưỡng quốc trạng nguyên...

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây