Tranh vẽ Chu Văn An. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chu Văn An - người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam

 10:30 19/04/2019

Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An "tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc". Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, "học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa".

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam viết Chu Văn An là thầy giỏi nhưng nghiêm khắc, trọng tài năng của học trò và ghét những người cậy giàu ham chơi. Học trò của ông có nhiều người giỏi, có công giúp nước như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, hai quan lớn của triều Trần. Sinh thời, ông được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.

Hơn 100.000 lượt du khách đến tham quan, chiêm bái các di tích tại Chí Linh đầu xuân

Hơn 100.000 lượt du khách đến tham quan, chiêm bái các di tích tại Chí Linh đầu xuân

 07:57 08/02/2019

Trong các ngày từ 5-7.2 (1-3 Tết), các di tích trên địa bàn thị xã Chí Linh đã đón trên 100.000 du khách đến tham quan chiêm bái đầu xuân. Các di tích thu hút đông du khách như di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ nhà giáo Chu Văn An (phường Văn An) và đền Cao (xã An Lạc)

"Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An

"Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An

 21:15 20/11/2018

Trong suốt cuộc đời dạy học, thầy giáo Chu Văn An đã đào tạo được nhiều học trò, trong đó có không ít học trò đỗ đạt làm quan và có nhiều cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, thầy Chu còn có một người học trò rất đặc biệt là thủy thần vì kính trọng danh tiếng, nhân cách, đức độ của thầy đã hóa thành người lên hạ giới để xin theo học. Người “học trò thủy thần” cảm thương nỗi khổ của muôn dân, vạn vật chúng sinh vì nạn hạn hạn nên đã dám chống lệnh Thiên đình để làm mưa cứu hạn. Câu chuyện về người “học trò thủy thần” tuy chỉ mang tính truyền thuyết nhưng cũng đủ nói lên đức độ của thầy giáo Chu Văn An lớn đến mức còn cảm hóa được cả thủy thần. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trang Dulichchilinh.com có bài viết ““Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An” như một nén tâm hương kính dâng lên người thầy của muôn đời Chu Văn An.

Chuyện về nữ tiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam

Chuyện về nữ tiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam

 20:37 18/09/2018

Bà Nguyễn Thị Duệ là nữ Tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nền giáo dục khoa bảng Việt Nam thời phong kiến. Cuộc đời bà có nhiều biến động, sóng gió nhưng bằng lòng nhiệt huyết bà vẫn vượt qua những khó khăn để có những đóng góp vào nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục khoa bảng thời phong kiến nói riêng. Nhân năm học mới 2018 – 2019 chuẩn bị bắt đầu, trang Web site Dulichchilinh.com có bài viết về Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, dưới góc độ của một nhà giáo dục tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đồng thời để cổ vũ, khích lệ và mong muốn nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước.

Đọc văn tế ca ngợi công lao, phẩm chất, khí tiết của Nhà giáo Chu Văn An

Tưng bừng khai bút đầu xuân tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An

 21:38 23/02/2018

Sáng 23.2, tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An, UBND thị xã Chí Linh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ khai bút và khai mạc hội sách Xuân Mậu Tuất 2018.

Tin vắn Chí Linh 13/1/2018

Tin vắn Chí Linh 13/1/2018

 21:12 12/01/2018

Đền thờ nhà giáo Chu Văn An

Ban Quản lý Di tích Chí Linh nỗ lực phát huy giá trị di sản quê hương

 21:19 24/11/2017

Hiện nay, Ban Quản lý Di tích Chí Linh đang phụ trách quản lý các di tích: Đền thờ nhà giáo Chu Văn An, đền Sinh – đền Hóa, đền Cao, đền Gốm, chùa Thanh Mai, đền Quốc Phụ, đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Đây đều là những danh lam thắng cảnh và những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử nước ta như thầy giáo Chu Văn An, nữ tiến sĩ khoa bảng đầu tiên Nguyễn Thị Duệ, Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa, danh tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và các di tích gắn với truyền thuyết về các đức thánh như Thánh Mẫu Thạch Bàn, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên, 5 anh em Đức Thánh họ Vương có công lao hộ quốc, an dân. Các danh nhân, đức thánh được thờ trong các di tích này được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước kính trọng, tôn thờ. Tuy nhiên, để các di tích này được bảo vệ và phát huy được giá trị di sản là điều khiến Ban Quản lý Di tích Chí Linh luôn trăn trở.

Một mục văn nghệ tại lễ kỷ niệm

Trường Đại học Sao Đỏ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, chúc mừng Nhà giáo nhân dân và vinh danh tân Tiến sĩ năm 2017

 21:33 20/11/2017

Hoà chung niềm vui của các thế hệ thầy và trò trong cả nước, sáng ngày 20/11/2017, Trường Đại học Sao Đỏ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017) chúc mừng Nhà giáo nhân dân và vinh danh tân Tiến sĩ năm 2017.

Trường THPT Chí Linh

Thị xã Chí Linh: Gặp mặt kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

 21:43 18/11/2017

Thị xã Chí Linh vừa tổ chức gặp mặt cán bộ quản lý, giáo viên nhân kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt nam 20/11

Tượng bà Học sĩ Nguyễn Thị Lộ trong nội điện

Đền thờ bà Nguyễn Thị Lộ ở đâu?

 22:09 17/03/2016

Nguyễn Thị Lộ là một nữ lưu tài sắc vẹn toàn, là nhà giáo trong cung đình đáng để đời sau noi gương trân trọng.

Nhưng ngôi đền được lập sớm nhất trong cả nước để tưởng nhớ bà hiện còn rất khiêm nhường.

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây