Kỉ niệm 726 năm ngày sinh của Vạn thế sư biểu Chu Văn An (15/8/1292-15/8/2018).

Kỉ niệm 726 năm ngày sinh của Vạn thế sư biểu Chu Văn An (15/8/1292-15/8/2018).

 22:09 25/09/2018

Sáng ngày 24/9/2018 (tức ngày 15 tháng Tám) Ban quản lí di tích thị xã Chí Linh tổ chức lễ kỉ niệm 726 năm ngày sinh của Vạn thế sư biểu Chu Văn An (15/8/1292-15/8/2018). Buổi lễ với sự tham gia của toàn bộ cán bộ nhân viên ban quản lí di tích và đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự.

Giếng Ngọc

Giếng Ngọc trên đỉnh thiêng Phượng Hoàng

 20:45 18/09/2018

Trên đỉnh núi Phượng Hoàng nằm trong quần thể di tích đền thờ Thầy giáo Chu Văn An, khu di tích Phượng Hoàng (phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) có khu lăng mộ Thầy giáo Chu Văn An và giếng Ngọc. Điều đặc biệt ở chỗ nước giếng Ngọc luôn đầy ắp, trong mát quanh năm. Kỳ lạ ở chỗ giếng nằm trên đỉnh núi và trong điều kiện thời tiết nhiều ngày không có mưa nhưng giếng không cạn nước.

Quang cảnh hội nghị

Lãnh đạo thị xã nghe báo cáo các đề án về phát triển du lịch tâm linh tại các di tích trên địa bàn Chí Linh

 21:52 22/03/2018

Chiều 19/3, lãnh đạo UBND thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương) nghe Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian ứng báo cáo đề cương các đề án: “Phát triển di tích đền thờ Chu Văn An và đền thờ Bà Chúa Sao Sa ở phường Văn An, thị xã Chí Linh trở thành điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn”, đề án “Xây dựng và phát triển du lịch tại di tích đền Sinh - đền Hóa” và đề án “Xây dựng các di tích lịch sử văn hóa thị xã Chí Linh trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn”.

Đọc văn tế ca ngợi công lao, phẩm chất, khí tiết của Nhà giáo Chu Văn An

Tưng bừng khai bút đầu xuân tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An

 21:38 23/02/2018

Sáng 23.2, tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An, UBND thị xã Chí Linh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ khai bút và khai mạc hội sách Xuân Mậu Tuất 2018.

Lễ dâng hương tưởng niệm 647 năm (1370 – 2017) ngày mất của Vạn thế sư biểu Chu Văn An.

Lễ tưởng niệm 647 năm ngày mất của Vạn thế sư biểu Chu Văn An

 21:30 12/01/2018

Sáng 12/1 (tức 26/11 âm lịch), tại đền thờ Chu Văn Văn, Ban tổ chức lễ hội về nguồn tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 647 năm (1370 – 2017) ngày mất của Vạn thế sư biểu Chu Văn An. Dự lễ dâng hương có các đồng chí Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư thị ủy Chí Linh; Nguyễn Văn Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã; Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh; Nguyễn Minh Thắng, Thị ủy viên, Trưởng Ban Quản lý Di tích Chí Linh; lãnh đạo các phòng, ban, ngành của thị xã; lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn thị xã. Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc có bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Phó Trưởng Ban, Đại biểu HĐND tỉnh; ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng Ban cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Tin vắn Chí Linh 13/1/2018

Tin vắn Chí Linh 13/1/2018

 21:12 12/01/2018

Đền thờ nhà giáo Chu Văn An

Ban Quản lý Di tích Chí Linh nỗ lực phát huy giá trị di sản quê hương

 21:19 24/11/2017

Hiện nay, Ban Quản lý Di tích Chí Linh đang phụ trách quản lý các di tích: Đền thờ nhà giáo Chu Văn An, đền Sinh – đền Hóa, đền Cao, đền Gốm, chùa Thanh Mai, đền Quốc Phụ, đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Đây đều là những danh lam thắng cảnh và những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử nước ta như thầy giáo Chu Văn An, nữ tiến sĩ khoa bảng đầu tiên Nguyễn Thị Duệ, Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa, danh tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và các di tích gắn với truyền thuyết về các đức thánh như Thánh Mẫu Thạch Bàn, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên, 5 anh em Đức Thánh họ Vương có công lao hộ quốc, an dân. Các danh nhân, đức thánh được thờ trong các di tích này được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước kính trọng, tôn thờ. Tuy nhiên, để các di tích này được bảo vệ và phát huy được giá trị di sản là điều khiến Ban Quản lý Di tích Chí Linh luôn trăn trở.

Hồ Bán Nguyệt trước cổng Tam quan chùa Côn Sơn.

Những điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở Chí Linh, Hải Dương

 21:33 18/11/2017

Từ lâu, Chí Linh, Hải Dương được coi là vùng đất tâm linh nổi tiếng với nhiều ngôi chùa, đền hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan như: khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Cao An Lạc, đền thờ thầy giáo Chu Văn An…
Dưới đây là một số điểm đến tâm linh mà du khách không nên bỏ qua khi đến thăm nơi đây.

Tản mạn vài nét về logo, slogan Người Chí Linh

Tản mạn vài nét về logo, slogan Người Chí Linh

 11:22 14/10/2017

Tên gọi Chí Linh có nghĩa là cực kỳ linh thiêng. Đất Chí Linh núi sông kỳ hình, kỳ dạng, mạch có long bàn, hổ cứ; khí có âm dương. Tả có núi cao, hữu có sông rộng. Dòng chảy chia 9 khúc; Thiên binh ngàn tướng bày trận; vạn thần đều chầu bái, bách quan hướng tiền nghinh. Nếu chăm đất này tốt, quốc gia hưng thịnh mãi trường tồn.

Chí Linh có Côn Sơn - Kiếp Bạc, 2 di tích cực kỳ quan trọng của đất nước. Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu; chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Kỳ Lân, cạnh núi Ngũ Nhạc (5 ngọn núi thiêng của trời đất); xa xa là núi núi Phượng Hoàng nơi thầy giáo Chu Văn An về ẩn cư dạy học; cùng với núi Rùa (phía tây bắc chùa Côn Sơn), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với sông núi Chí Linh.

Từ xa nhà hàng Hoàn Hảo trông như một hệ thống khách sạn.

Nhà hàng Hoàn Hảo: Điểm đến độc đáo

 08:38 14/10/2017

Xuôi theo quốc lộ 18, con đường du lịch từ Hà Nội về Quảng Ninh, Chí Linh có một điểm dừng chân lý thú, được xưng danh là “Chí Linh bát cổ”. Tọa lạc trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa với Chùa Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc, Đền thờ Chu Văn An,… cùng với đó là những đồi thông trùng điệp. Sẽ bỏ lỡ cơ hội nếu bạn không ghé qua, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và thưởng thức những món ngon tại nhà hàng Hoàn Hảo. Một nhà hàng đã và đang được đánh giá là sang trọng và thân thiện, nằm ngay trong trung tâm Thị xã Chí Linh (Hải Dương).

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây